Thực trạng hoạt động phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại doanh nghiệp hiện nay

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư – Trường hợp Công ty Hàng Hải Đông Đo (Trang 28 - 30)

TY HÀNG HẢI ĐƠNG ĐƠ

2.1.Thực trạng hoạt động phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại doanh nghiệp hiện nay

doanh nghiệp hiện nay

Để tìm hiểu thực trạng hoạt động phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại doanh nghiệp, tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát tại 10 doanh nghiệp cĩ quy mơ vừa và lớn (Phụ lục 1). Vì mục tiêu của việc tìm hiểu thực trạng là để hướng tới những giải pháp gĩp phần nâng cao chất lượng hoạt động phân tích hiệu quả tài chính dự án tại doanh nghiệp, nên tác giả khơng trình bày những ưu điểm mà chỉ đề cập tới những mặt cịn tồn tại. Cĩ thể phác thảo sơ qua thực trạng cơng tác này tại các doanh nghiệp như sau:

2.1.1. Về nhân sự cho hoạt động phân tích hiệu quả tài chính dự án và phương pháp thu thập, xử lý thơng tin.

Giám đốc doanh nghiệp đã cĩ ý thức tiến bộ hơn về cơng tác phân tích hiệu quả tài chính dự án. Trước đây trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hĩa tập trung, phần lớn các dự án được thực hiện theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước để đáp ứng các mục tiêu về chính trị xã hội nên việc xem xét hiệu quả tài chính thực sự của dự án bị coi nhẹ hoặc chỉ làm cho cĩ thủ tục. Hiện nay, giám đốc doanh nghiệp cĩ kiến thức nhất định về quản trị kinh doanh. Họ hiểu rằng phân tích tài chính dự án là quan trọng nên thường tạo điều kiện cho nhân viên phối hợp làm việc hoặc tham gia các khĩa đào tạo để nâng cao trình độ về thẩm định dự án.

Về trình độ của các chuyên viên phân tích dự án nĩi chung thực sự đáp ứng được yêu cầu của cơng tác phân tích hiệu quả tài chính dự án. Tình trạng trên là do một số nguyên nhân chính như sau:

+ Chuyên viên phân tích tài chính dự án là người học ngành kỹ thuật nên kiến thức về kinh tế tài chính cịn hạn chế. Hoặc ngược lại, các chuyên viên phân tích tài chính dự án cĩ kiến thức về kỹ thuật chuyên ngành khơng tốt nên cũng dễ mắc sai lầm trong khâu phân tích, thẩm định hiệu quả tài chính dự án. Phân tích hiệu quả tài chính dự án là khâu tổng hợp các phân tích trước đĩ như phân tích thị trường, phân tích kỹ thuật, phân tích nhân lực v.v..Do vậy nĩ địi

hỏi chuyên viên phân tích phải cĩ kiến thức sâu rộng cả về tài chính và đặc điểm kinh tế-kỹ thuật của ngành. Thường chỉ cĩ những người cĩ nhiều kinh nghiệm mới đáp ứng được yêu cầu này.

+ Trình độ về tin học của các chuyên viên cịn hạn chế. Do vậy, doanh nghiệp chưa tận dụng được ưu thế về việc ứng dụng các tiện ích của cơng nghệ thơng tin trong hoạt động phân tích hiệu quả tài chính dự án mặc dù doanh nghiệp trang bị khá đầy đủ máy vi tính cĩ kết nối Internet. Đặc biệt ở các doanh nghiệp nhà nước cĩ đội ngũ chuyên viên đã lớn tuổi nên cĩ tư tưởng “ngại” sử dụng máy vi tính. Điều này hạn chế khả năng thu thập, xử lý thơng tin và sử dụng các phần mềm chuyên dụng để phân tích tài chính dự án.

Về phương pháp thu thập thơng tin, các chuyên viên lập dự án chủ yếu dựa vào nguồn thơng tin sơ cấp, tức là từ các nguồn báo, tạp chí chuyên ngành, Internet (khơng phổ biến). Rất ít doanh nghiệp thuê các cơng ty chuyên nghiên cứu thị trường hoặc tiến hành tự điều tra khảo sát thị trường. Do vậy, độ tin cậy của thơng tin, nhất là thơng tin về thị trường tiêu thụ cịn hạn chế.

2.1.2. Kỹ thuật phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư tại doanh nghiệp

Nhìn chung, doanh nghiệp đã tuân thủ các bước cơ bản về phân tích hiệu quả tài chính dự án: Ước lượng dịng tiền và suất chiết khấu, tính tốn các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án: NPV, IRR, PP v.v.. Từ đĩ kết luận về tính khả thi về tài chính của dự án.

Kỹ thuật phân tích hiệu quả tài chính dự án là một quá trình phức tạp. Nĩ địi hỏi tính khoa học, nghệ thuật và phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của từng ngành nghề kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp thiết lập cho mình một quy trình chi tiết về kỹ thuật phân tích hiệu quả tài chính dự án. Doanh nghiệp thường mắc phải một số sai lầm về kỹ thuật phân tích hiệu quả tài chính dự án như sau:

- Ước lượng dịng tiền của dự án chưa chính xác. Doanh nghiệp thường đưa ra các thơng số ước lượng khi tính tốn dịn tiền theo hướng “lạc quan”. Ví dụ: Dự báo doanh thu cao mà khơng cĩ nguồn thơng tin khảo sát thực tế, hoặc tính tốn thiếu khoản mục chi phí v.v.. Kết quả thẩm định hiệu quả tài chính cĩ thể bị sai lệch do thơng tin đầu vào thiếu chính xác, dễ dẫn đến quyết định sai lầm của chủ đầu tư.

- Dự báo suất chiết khấu của dự án chưa hợp. Phần lớn các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, coi suất chiết khấu bằng lãi suất vay

ngân hàng. Họ “lý luận” rằng nếu tiền khơng đầu tư vào dự án thì cĩ thể gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất ngân hàng. Sai lầm ở chỗ doanh nghiệp đã coi rủi ro khi gửi tiền vào ngân hàng bằng với rủi ro khi đầu tư vào dự án.

Ngồi ra, các doanh nghiệp hầu như bỏ qua khâu phân tích rủi ro của dự án đầu tư. Một vài doanh nghiệp cĩ phân tích tình huống đối với những dự án lớn. Song phân tích tình huống chỉ là kỹ thuật phân tích tất định, chưa áp dụng kỹ thuật phân tích mơ phỏng hoặc phân tích dự báo xu hướng. Do vậy, Lãnh đạo doanh nghiệp chưa cĩ cái nhìn đầy đủ hơn về rủi ro của dự án trước khi ra quyết định cĩ nên đầu tư vào dự án hay khơng?

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hoạt động phân tích hiệu quả tài chính dự án đầu tư – Trường hợp Công ty Hàng Hải Đông Đo (Trang 28 - 30)