Thương mại dịch vụ

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh An Giang (Trang 33 - 35)

Khu vực thương mại - dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế tỉnh và cĩ sự tăng trưởng qua các năm. Cùng với sự tăng của thu nhập bình quân đầu người đã thúc đẩy nhu cầu chi tiêu tăng cao tạo điều kiện cho thương mại phát triển, số lượng thương nhân ngày càng đơng và ngày càng năng động đã phát huy tốt việc phân phối và lưu thơng hàng hố, các loại hình siêu thị, cửa hàng bách hố, đại lý các cơng ty phát triển mạng trong khu vực thành phố Long Xuyến và thị xã Châu Đốc; mạng lưới chợ trên địa bàn phát triển kịp thời phục vụ cho nhu cầu mua bán trao đổi và lưu thơng hàng hố trong nhân dân.

Lĩnh vực xuất khẩu phát triển tương đối ổn định, trong đĩ kim ngạch xuất khẩu tăng cao, tuy nhiên trong năm 2005 An Giang phải đối đầu với các vụ kiện cá tra cá basa và chính sách dự trữ luá gạo để đảm bảo an ninh lương thực đã gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của mặt hàng chế biến thuỷ sản, và luá gạo, nên tốc độ tăng trưởng chung của khu vực thương mại - dịch vụ năm 2005 giảm (13,2% của 2004 với 13,61% năm)

Mặc dù mức tăng trưởng trong khu vực 3 (khu vực thương mại - dịch vụ cĩ tăng ) nhưng tốc độ tăng chậm và khơng ổn định nên khơng cĩ sự chuyển dịch rõ rệt trong cơ cấu kinh tế, năm sau khơng thay đổi nhiều so với năm trước (năm 2003 khu vực 3 chiếm 49,62%, 2004 chiếm 50,1%, năm 2005 chiếm 50,2%). Do đĩ để tạo sự tăng trưởng mạnh ổn định ở khu vực 3, trong kỳ họp lần thứ 5 của HĐND tỉnh khố VII, Đảng bộ tỉnh An Giang đã cĩ kế hoạch phát triển đa dạnh ngành nghề bằng cách đẩy mạnh cơng tác xúc tiến thương mại đầu tư, khơng tập trung cao vào một số ngành nghề truyền thống nhằm giử thế chủ động khi cĩ sự bất ổn của thị trường

2.2Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2006.

Tỉnh phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, tạo chuyển biến mạnh về chất lượng, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng : “ Dịch vụ - Thương mại, Cơng nghiệp – Xây dựng, Nơng nghiệp”, tuy nhiên trong thời gian tới An Giang vẫn là tỉnh nơng nghiệp và sản xuất nơng nghiệp cần phát triển theo chiều sâu và theo

hướng cơng nhiệp hố - hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn. Giữa 3 lĩnh vực trên cĩ mối liên hệ chặt chẻ khơng được xem nhẹ lĩnh vực nào. cụ thể như sau:

-Tốc độ tăng trưởng GDP là 11,7% trong đĩ:

+ Dịch vụ, thương mại: tăng 15,7% chiếm 52,46% trong cơ cấu kinh tế + Cơng nghiệp : tăng 17% chiếm12,72% trong cơ cấu kinh tế + Nơng nghiệp : tăng 3,76% chiếm 34,82% trong cơ cấu kinh tế

-GDP bình quân đầu người đạt :9,8 triệu đồng

-Tổng mức đầu tư trong tồn xã hội đạt 66.160 tỷ bằng 43,5% GDP -Thu ngân sách nhà nước đạt trên trên 13.325 tỷ đồng

Biểu đồ 2: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh theo khu vực kinh tế Năm 2006

34.82%

12.72% 52.46%

Nông nghiệp thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ và Thương Mại

Biện pháp thực hiện theo Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khố VII là:

-Tập trung phát triển dịch vụ thương mại xem đây là mũi nhọn cĩ ý nghĩa quyết định đến tốc độ phát triển. Trong đĩ tập trung phát triển du lịch, kinh tế biên giới, các ngành dịch vụ cĩ giá trị cao: y tế, tài chính, ngân hàng, vận tải…

-Đầu tư tập trung cho phát triển cơng nghiệp, trước mắt là hồn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu cơng nghiệp để thu hút vốn đầu tư. Tiếp tục đẩy mạnh và phát huy hiệu quả chương trình khuyến cơng

-Phát triển nơng nghiệp theo hướng tập trung khai thác các thế mạnh đi sâu vào chiều sâu chất lượng để nâng cao năng lực hiệu quả và sức cạnh tranh các sản phẩm chủ lực. Tăng nhanh hoạt động dịch vụ trong nơng nghiệp. Xây dựng nơng thơn hiện đại hố, làm nền tảng cho sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội

-Đầu tư mạnh cho kết cấu hạ tầng kỷ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nhanh đơ thị. Tạo mọi điều kiện để nâng cao khả năng thu hút đầu tư, huy động tối đa nguồn vốn trong và ngồi nước.

2.3Tình hình hoạt động của hệ thống tín dụng trên địa bàn Tỉnh.

Hoạt động của hệ thống ngân hàng trong các năm qua phải đối phĩ với nhiều khĩ khăn thách thức, chỉ số giá tiêu dùng tăng cao 9,5% (năm 2004) ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân. Sự gia tăng giá tiêu dùng và giá vàng là yếu tố tác động mạnh đến tâm lý người gửi tiền, tạo sức ép đến lãi suất huy động và cho vay ở các ngân hàng. Trong điều kiện thị trường tài chính ở nước ta

chưa phát triển mạnh, ngân hàng vẫn là kênh đáp ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế, và đứng trước mâu thuẩn giữa yêu cầu mở rộng cho vay với năng lực tài chính cịn hạn chế, thiên tai dịch bệnh gây khơng ít khĩ khăn cho nền kinh tế và ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Mặc dù cĩ những khĩ khăn và thử thách nĩi trên, nhưng trên cơ sở định hướng hoạt động của ngân hàng, nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh. NHNN VN chi nhánh An Giang đã tập trung chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) đẩy mạnh cơng tác huy động vốn tại chổ, thực hiện tốt kế hoạch đầu tư vốn tín dụng phát triển kinh tế xã hội điạ phương, chương trình mục tiêu trọng điểm của tỉnh. Kịp thời đề xuất kiến nghị cấp cĩ thẩm quyền tháo gỡ những khĩ khăn vướng mắc trong hoạt động của TCTD, tạo điều kiện hỗ trợ cho các TCTD thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh An Giang (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)