Đẩy mạnh hiệu quả hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh An Giang (Trang 84 - 85)

-Nhằm tạo sự cân bằng và phát triển bền vững trong hoạt động cấp tín dụng, Chi nhánh khơng nên chỉ tập trung vào thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, theo em trong giai đoạn mới thành lập này Chi nhánh cần quan tâm và đẩy mạnh cho vay cá thể hộ gia đình, đây là những khách hàng dể tính, thực sự cĩ nhu cầu vay và mong muốn được vay, nhu cầu vốn nhỏ mà giá trị tài sản thế chấp cao (cao hơn nhiều so với mĩn tiền vay) nên rủi ro thấp, tạo an tồn cho hoạt động tín dụng đang tăng trưởng nĩng tại Chi nhánh hiện nay. Để thu hút lượng khách hàng này Chi nhánh nên triển khai chủ trương cho vay “ nhanh - gọn - cao”: nhanh về thời gian giải quyết hồ sơ - gọn về thủ tục pháp lý – cao về lãi suất cho vay, với chủ trương này vừa đảm bảo an tồn cho hoạt động tín dụng, vừa đạt lợi nhuận cao cĩ thể bù đắp cải thiện lãi huy động tăng cao. Nhưng để đáp ứng mục tiêu “nhanh - nhỏ- cao”, Chi nhánh cần cĩ biểu mẫu hồ sơ riêng cho những mĩn vay nhỏ, giúp đơn giản gọn nhẹ rút ngắn thời gian hơn, thì khách hàng mới chấp nhận vay với lãi suất cao được.

-Bên cạnh việc duy trì cho vay hai loại hình mục tiêu của hệ thống Sacombank là bổ sung vốn lưu động và dự án đầu tư, Chi nhánh An Giang cần đẩy mạnh cho vay vào các ngành thế mạnh của tỉnh là nơng nghiệp và thuỷ sản. Với biện pháp này vừa phát triển tín dụng theo mục tiêu chung, vừa gĩp phần cung ứng vốn thúc đẩy sự phát triển nền nơng nghiệp tỉnh nhà. Tuy nhiên nếu tăng cho vay vào nơng nghiệp thì rủi ro tín dụng sẽ tăng do đặc điểm của ngành nghề là mang nhiều rủi ro do đĩ CBTD sẽ làm việc tích cực hơn để phân tích, đánh giá khách hàng nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất.

-Cần cĩ kế hoạch cho vay chi tiết trên từng địa bàn, từng loại hình cho vay để giúp cân bằng, tạo hiệu quả chung cho tất cả loại hình, hạn chế việc tập trung tín dụng quá cao vào một điạ bàn hay quá cao vào một vài loại hình mục tiêu (như trong giai đoạn hiện nay). Thực hiện được kế hoạch này Chi nhánh sẽ dễ dàng quản lý, kiểm sốt tốc độ tăng của hoạt động tín dụng, sẽ kiềm hãm hạn chế cho vay đối với điạ bàn nào,

đối tượng nào đã cấp phát tín dụng quá kế hoạch và tăng tốc cho vay đối với điạ bàn nào, đối tượng nào chưa sử dụng hết tiềm năng.

- CBTD nên quản lý hồ sơ vay theo loại hình cho vay (hiện tại thì CBTD quản lý theo điạ bàn), mỗi cán bộ được phân cơng tập trung theo dõi cho vay một hoặc hai loại hình, với cách quản lý này sẽ tạo thuận lợi cho mỗi CBTD chuyên sâu hơn trong nghiệp vụ, nâng cao kỷ năng phân tích đánh giá khách hàng thể hiện tính chuyên nghiệp trong cơng tác tín dụng tại Ngân hàng. Tuy nhiên nếu thực hiện cách quản lý theo từng loại hình thì số lượng cán bộ tín dụng hiện tại sẽ khơng đủ đáp ứng, phải tuyển dụng thêm nhân sự làm phát sinh thêm chi phí do chi trả tiền lương. (đã đề cập sự khơng chuyên mơn của CBTD ở phần 3.9.2 Khĩ khăn của Chi nhánh).

-Thực hiện kế hoạch giảm lãi suất cho vay nhằm tăng cường tính cạnh tranh cho Chi nhánh tạo sự phát triển bền vững cho hoạt động cho vay.

-Chú trọng phát huy dịch vụ thơng qua cấp phát tín dụng như: khi cho vay cần khuyến khích khách hàng mở tài khoản thực hiện việc chuyển tiền đến nhà cung cấp. Do phương hướng kinh doanh của Chi nhánh năm 2006 là sẽ mở rộng mãng thanh tốn quốc tế, nên theo em cần tăng cường hoạt động cấp hạn mức tín dụng để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh thư tín dụng (L/C), vừa tăng cao dư nợ vừa tăng thu nhập cho mãng thanh tốn quốc tế, giúp nâng cao mức thu cho các sản phẩm dịch vụ khác khơng lệ thuộc nhiều vào hoạt động cho vay.

-Xây dựng hệ khách hàng bền vững với chính sách tín dụng và các chế độ đãi ngộ, chăm sĩc hợp lý: hoạch định ngay từ đầu năm về tỷ trọng dư nợ, cơ cấu hợp lý cho khách hàng truyền thống để tạo điều kiện chăm sĩc và áp dụng chính sách đãi ngộ tốt hơn. Với chính ưu đãi này Chi nhánh sẽ dễ dàng thu hút khách hàng cũ đến xin vay lại, giúp duy trì một lượng khách hàng ổn định và bền vững nhằm đối phĩ với tình trạng cạnh tranh lơi kéo khách hàng đang diễn ra mạnh mẻ trên điạ bàn.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả tín dụng tại ngân hàng sài gòn thương tín chi nhánh An Giang (Trang 84 - 85)