Khái niệm về vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau (Trang 26 - 28)

Vốn là yếu tố cần thiết cho mọi quá trình sản xuất kinh doanh dịch vụ của tất cả các ngành kinh tế. Tuy nhiên, khái niệm về vốn cĩ sự khác nhau tùy theo gốc độ tiếp cận.

- Theo hình thái biểu hiện: vốn được chia thành 2 loại:

y Vốn hữu hình: bao gồm tiền, các giấy tờ cĩ giá trị và những tài sản biểu hiện bằng hiện vật khác như: đất đai, nhà máy, đường sá, ...

y Vốn vơ hình: gồm giá trị những tài sản vơ hình như: vị trí đất cửa hàng, uy tín kinh doanh, nhãn hiệu, bản quyền, sáng chế phát minh, ...

Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ về những hình thức tồn tại của vốn, sẽ cĩ biện pháp quản lý và khai thác triệt để vốn, cũng như giúp cho việc phát triển những tiềm năng về vốn, đặc biệt là phát triển vốn vơ hình, vì đây là lợi thế riêng cĩ. Vốn vơ hình được sử dụng tốt sẽ là lợi thế cạnh tranh trong hoạt động kinh tế, đồng thời giúp cho việc đánh giá chính xác giá trị vốn, làm cơ sở cho họat động gĩp vốn kinh doanh, kêu gọi hợp tác đầu tư.

- Theo phưong thức luân chuyển giá trị: vốn được chia thành 2 loại:

y Vốn cố định: là giá trị của tài sản cố định dùng vào mục đích kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế.

y Vốn lưu động: là giá trị của tài sản lưu động dùng vào mục đích kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế.

- Theo thời hạn luân chuyển: vốn được chia thành 3 loại

y Vốn ngắn hạn: là loại vốn cĩ thời hạn luân chuyển dưới một năm.

y Vốn trung hạn: là loại vốn cĩ thời hạn luân chuyển từ một năm đến năm năm.

y Vốn dài hạn: là loại vốn cĩ thời hạn luân chuyển trên năm năm.

- Theo nguồn gốc hình thành: vốn được chia làm 2 loại: vốn chủ sở hữu và vốn vay.

y Vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn do chủ doanh nghiệp, cơng ty cổ phần, hộ gia đình sở hữu. Vốn chủ sở hữu được tạo nên từ số tiền đĩng gĩp của các nhà đầu tư - Người chủ sở hữu doanh nghiệp như: vốn Ngân sách Nhà nước, vốn tự cĩ, vốn do chủ đầu tư đĩng gĩp, ... ; từ số tiền được tạo ra từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (lãi kinh doanh); từ chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá, ...

y Vốn vay: là nguồn vốn huy động từ bên ngồi dưới mọi hình thức và mức độ để phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ gia đình, như: vay Ngân hàng thương mại, vay các tổ chức tín dụng khác, thấu chi, chiết khấu thương phiếu, ...

Theo cuốn tự điển kinh tế học hiện đại của David W.Pearce (1999), vốn là yếu tố của sản xuất do quá trình sản xuất tạo ra, trong khi đĩ, đất đai và lao động là những thứ khơng phải do sản xuất tạo ra. Đối với một quốc gia, thường cĩ nhiều kênh chuyển tải vốn khác nhau phục vụ phát triển kinh tế. Người ta thường phân loại các kênh như sau:

- Nguồn vốn tự huy động của dân cư vào phát triển sản xuất kinh doanh. Đặc điểm quan trọng của nguồn vốn ở nơng thơn khác với ở đơ thị, đĩ là tính nhỏ lẻ, tỷ lệ huy động thấp. Vốn của các hộ thuần nơng hoặc NTTS ven biển, ven sơng, trong ao hồ phân tán làm kinh tế phụ cũng trong trường hợp đĩ.

- Nguồn vốn huy động từ Chính phủ thường được coi là nguồn đầu tư trực tiếp từ ngân sách. Đây là nguồn vốn rất quan trọng, mang tính định hướng, quy mơ lớn, tập trung và cĩ ý nghĩa quyết định.

- Nguồn vốn tín dụng cĩ nguồn gốc hình thành từ Ngân sách Nhà nước (các tổ chức tín dụng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại quốc doanh) và nguồn huy động trong dân cư đơ thị hoặc nơng thơn. Vốn tín dụng thường được phân thành 2 loại: chính thức và phi chính thức. Trong nền kinh tế thị trường thì nguồn vốn tín dụng đang trở thành nguồn vốn chủ lực cho phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ gia đình NTTS.

- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là nguồn vốn viện trợ khơng hồn lại hoặc cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi của một quốc gia hay một tổ chức kinh tế quốc tế cho một quốc gia khác vì mục tiêu hỗ trợ cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội hoặc mơi trường. Nguồn vốn này thường đầu tư cho xây dựng các kết cấu hạ tầng như: giao thơng, thủy lợi, trường học, bệnh viện hoặc mua sắm các trang thiết bị trong các lĩnh vực lợi ích cơng cộng, trong đĩ cĩ nhiều cơ sở phục vụ NTTS.

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) là nguồn vốn của các doanh nghiệp nước ngồi đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của nước khác.

- Nguồn kiều hối là nguồn vốn từ những người đang làm ăn, sinh sống ở nước ngồi gửi về để đầu tư cho sản xuất kinh doanh theo kênh gia đình hoặc cộng đồng của người gửi tiền.

Trong lĩnh vực NTTS ở Việt Nam những năm qua, các loại vốn trên đây đều được khai thác và sử dụng theo các nội dung và hình thức khác nhau, trong đĩ chiếm tỷ trọng lớn nhất là vốn tín dụng cĩ nguồn gốc Ngân sách Nhà nước (Ngân hàng Chính sách, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn, các NH thương mại quốc doanh khác, quỹ tín dụng).

Một phần của tài liệu Giải pháp về vốn đầu tư cho phát triển nuôi trồng thủy sản ở tỉnh Cà Mau (Trang 26 - 28)