II- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI XÍ NGHIỆP GỖ HÀ NỘ
b) Hạch toán chi phí Nhân công trực tiếp và các khoản trích theo lương:
lương:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay. Xí nghiệp Gỗ Hà nội luôn quan tâm đến chất lượng sản phẩm và khối lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân.
Tiền lương là biểu hiện về mặt giá trị của chi phí về lao động sống, nó là yếu tố cơ bản cấu thành nên giá trị sản phẩm. Vì thế Xí nghiệp rất chú trọng đến công tác trả lương cho cán bộ công nhân viên, coi đó là đòn bẩy tích cực nhằm nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm, tăng tích luỹ và cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. Thu nhập của cán bộ công nhân viên chủ yếu là tiền lương chính, ngoài ra còn có các khoản phụ cấp và các khoản khác thì không đáng kể (như tiền ăn trưa, tiền nghỉ ốm đau, tiền tăng năng suất lao
động. Theo chế độ tài chính hiện hành, Xí nghiệp còn tính vào chi phí sản xuất kinh doanh một bộ phận chi phí gồm các khoản BHXH và KPCĐ <không có phần BHYT>).
Quỹ BHXH được trích lập để tài trợ cho những trường hợp công nhân viên tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao động như : ốm đau, tai nạn lao động, thai sản, mất sức, nghỉ hưu ...<theo quy định của nhà nước>. KPCĐ chủ yếu là dành cho các hoạt động của tổ chức lao động, chăm lo, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, kế toán của Xí nghiệp sử dụng các tài khoản sau:
- TK334 “Phải trả cho CNV” - TK338 “Phải trả, phải nộp khác” TK3382 “Kinh phí công đoàn”
TK3383 “Bảo hiểm xã hội”
Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất ở Xí nghiệp trả 100% lương sản phẩm tính theo đơn giá. Đơn giá tiền lương định mức do bộ phận kế hoạch (cụ thể là Phòng Kế hoạch – kỹ thuật – Vật tư) xây dựng căn cứ vào thời gian lao động tiêu hao (tính theo giờ) đối với từng loại sản phẩm. Tiền lương, BHXH và KPCĐ do kế toán tiền lương tính toán và phân bổ căn cứ vào các Bảng chấm công, Bảng thanh toán các hợp đồng sản xuất kinh doanh, khối lượng sản phẩm dịch vụ hoàn thành ... của từng bộ phận, từng phân xưởng đã được xác nhận để lập bảng phân bổ số 1 “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” cho từng phân xưởng và bộ phận sản xuất kinh doanh. Cuối quý chuyển toàn bộ Bảng phân bổ đó cho kế toán tổng hợp để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Tiền lương sản phẩm tính theo công thức :
Sản phẩm = (tính theo giờ cho từng x thành sản phẩm (tính cho loại sản phẩm) từng loại sản phẩm)
Các khoản tiền lương, BHXH, và KPCĐ được hạch toán chi tiết trực tiếp vào bên nợ TK622 (Đối với các chi phí Nhân công trực tiếp sản xuất) và bên Nợ TK627 (Đối với các chi phí cho công nhân phục vụ phân xưởng) và bên Nợ TK631 (Đối với các chi phí phát sinh ở phân xưởng Cơ điện và bộ phận kinh doanh dịch vụ của Xí nghiệp).
ở Xí nghiệp Gỗ Hà nội, BHXH và KPCĐ được thích theo một tỷ lệ phần trăm nhất định trên tiền lương cơ bản của cán bộ công nhân viên Xí nghiệp.
Ví Dụ : Tính lương sản phẩm của Anh Nguyễn Toàn Thắng tháng 3 năm 2000.
Các tài liệu kế toán cho thấy :
- Số giờ tham gia sản xuất : 200 giờ
- Mức độ hoàn thàn định mức sản xuất : 100%
- Đơn giá sản xuất hoàn thành sản phẩm A (ghế đẩu) là:2.300đ/giờ
- Lương cơ bản là : 180.000đ/tháng
Tiền lương sản phẩm phải trả cho Anh Thắng là : 2.300đ/giờ x 200giờ = 460.000đ
Định kỳ, căn cứ các chứng từ tính lương và BHXH, kế toán tiền lương lập Bảng tổng hợp thanh toán lương theo sản phẩm và Bảng phân bổ tiền lương và BHXH.
Chi phí Nhân công trực tiếp được tập hợp ở từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất kinh doanh (chính và phụ) sau đó được tập hợp chung cho toàn Xí nghiệp (Cho tất cả các loại sản phẩm được sản xuất ra và hình
thành tại Xí nghiệp). Dựa vào số liệu của Bảng phân bổ tiền lương và BHXH. Kế toán tiền lương tính ra lương phải trả và các khoản phải trả phải nộp khác:
+ Tính ra lương phải trả cho cán bộ công nhân viên ở từng phân xưởng và từng bộ phận sản xuất kinh doanh :
Nợ TK622 : 41.261.000 Nợ TK627.2 : 1.340.000 Nợ TK631.1 : 9.491.000 Nợ TK631.2 : 5.669.000 Nợ TK631.4 : 65.462.000 Nợ TK631.5 : 613.000 Có TK334 : 123.836.000
+ Tiến hành trích KPCĐ và BHXH theo tiền lương phải trả tại các phân xưởng hoặc bộ phận:
Nợ TK627.2 :159.365 Nợ TK622 : 4.986.576 Nợ TK631.1 : 1.023.754 Nợ TK631.2 : 674.179 Nợ TK631.4 : 4.716.448 Có TK338 : 11.560.322
c) Hạch toán chi phí sản xuất chung :
Để cho quá trình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp được tiến hành liên tục, Xí nghiệp đã tổ chức ra bộ phận phục vụ, quản lý sản xuất tại các phân xưởng và bộ phận sản xuất. Muốn duy trì hoạt động của chúng thì phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định như : Chi phí nhân viên, chi phí
vật liệu, công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác... Để đảm bảo có nguồn bù đắp các khoản chi phí này (theo quy định của Nhà nước) thì kế toán phải hạch toán vào giá thành sản phẩm.
Chi phí sản xuất chung của Xí nghiệp được hạch toán theo từnh yếu tố chi phí rồi sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng tập hợp chi phí liên quan. Việc phân bổ được tiến hành dựa trên tiêu thức phân bổ là giờ công sản xuất
Khoản mục chi phí sản xuất chung được theo dõi trên TK627 “Chi phí sản xuất chung” và được chi tiết thành 3 tiểu khoản sau :
- TK627.1 : Chi phí sản xuất chung Phân xưởng Xẻ - TK627.2 : Chi phí sản xuất chung phân xưởng Mộc - TK627.3 : Chi phí sản xuất chung phân xưởng Cơ điện
• Chi phí tiền lương của nhân viên phân xưởng, bộ phận:
Chi phí tiền lương của nhân viên phân xưởng, bộ phận bao gồm chi phí tiền lương chính, các khoản khác như (ăn trưa, nghỉ ốm, tiền trách nhiệm...) khoản trích BHXH và KPCĐ của nhân viên phân xưởng sản xuất như : Quản đốc, phó quản đốc, thủ kho của các phân xưởng.
Việc trả lương cho các nhân viên quản lý tại các phân xưởng của Xí nghiệp được trả theo lương của bộ phận gián tiếp của Xí nghiệp (lương bộ phận văn phòng Xí nghiệp) và trả theo hệ số lương cấp bậc.
Lương nhân viên
quản lý = 180.000đ x hệ số lương + Phụ cấp khác
Ngoài ra, nhân viên quản lý phân xưởng (quản đốc phân xưởng) còn được hưởng các khoản phụ cấp khác như : Phụ cấp trách nhiệm, trợ cấp BHXH, phụ cấp do tăng năng suất lao động.
nhân viên quản lý phân xưởng.
Kế toán tiền lương hạch toán chi phí nhân viên phân xưởng trong quý 1 năm 2000 như sau:
Nợ TK 627.2 : 1.340.000 Có TK 334 : 1.340.000
• Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ :
Chi phí về vật liệu bao gồm những chi phí về vật liệu phụ xuất dùng để sửa chữa TSCĐ của phân xưởng, để phục vụ công tác sản xuất tại phân xưởng (như găng tay, áo bảo hộ lao động, đồ nhựa ...). Tất cả vật liệu xuất dùng cho phân xưởng để phục vụ sản xuất, Xí nghiệp đều coi là xuất vật liệu phụ.
Công cụ dụng cụ sản xuất xuất dùng chủ yếu và thường xuyên xảy ra ở 2 phân xưởng sản xuất chính là 2 phân xưởng Mộc và phân xưởng Xẻ, chúng chủ yếu phục vụ cho gia công hoàn thiện sản phẩm như : lưỡi cưa, mũi khoan, giấy ráp, đá cắt, đá mài...
Nguyên tắc xuất dùng : Phần lớn công cụ dụng cụ ở 2 phân xưởng sản xuất chính là những mặt hàng có bán rộng rãi trên thị trường nên dễ mua. Do đó, khi nhận được phiếu yêu cầu xuất kho công cụ dụng cụ, cán bộ vật tư đi mua giao cho phân xưởng theo phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được viết 2 liên, một liên giao cho phân xưởng, một liên lưu tại phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Vật tư. Cuối tháng, phân xưởng chuyển cho bộ phận kế toán vật tư để kế toán xác định giá trị công cụ xuất kho (tính đơn giá xuất theo phương pháp giá bình quân gia quyền ).
Căn cứ vào phiếu xuất vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ sản xuất chung, kế toán ghi vào sổ chi tiết NVL,CCDC. Cuối quý, căn cứ vào sổ chi tiết NVL, CCDC kế toán lập bảng phân bổ NVL, CCDC.
xưởng sản xuất trong quý 1 năm 2000 như sau : Nợ TK 627.1 : 887.000 Có TK 152P : 517.000 Có TK 153 : 370.000 Nợ TK 627.3 : 19.000 Có TK152P : 19.000
• Chi phí khấu hao TSCĐ :
Máy móc thiết bị và nhà xưởng chuyên dùng cho sản xuất sản phẩm tại Xí nghiệp là những tư liệu lao động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài (gọi là TSCĐ). Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ TSCĐ này là vô cùng cần thiết và phải được coi trọng.
Trong quá trình sản xuất và sử dụng TSCĐ bị hao mòn dần. Để hình thành nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu tái sản xuất, đổi mới và mở rộng TSCĐ, Xí nghiệp phải trích khấu hao cơ bản. Khoản chi phí khấu hao mà Xí nghiệp sẽ trích hàng quý sẽ tính vàp chi phí sản xuất và vào giá thành sản phẩm. Trước đây, chi phí này là một trong những khoản mục cơ bản liên quan trực tiếp đến quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm (l;à một khoản mục độc lập) nhưng hiện nay theo hệ thống kế toán mới ban hành thì khảon chi phí này được tập hợp vào khoản mục chi phí sản xuất chung và được theo dõi trên TK627. Việc tính toán khấu hao máy móc thiết bị và nhà xưởng được thực hiện theo Quyết định số 1062 của Bộ tài chính.
Theo đó, công tác tính khấu hao máy móc thiết bị sản xuất và tài sản khác ở Xí nghiệp Gỗ Hà nội được thực hiện theo Quy định 507/BTC. Theo quy định này tỷ lệ khấu hao TSCĐ được xác định cho từng tài sản riêng. Song, để đơn giản cho việc tính khấu hao, Xí nghiệp chọn tỷ lệ khấu hao bình quân cho từng loại TSCĐ, cụ thể:
- Máy móc thiết bị công tác : 6%/quý
Xí nghiệp tính chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp bình quân (phương pháp đường thẳng) cho từng loại TSCĐ và tính phân bổ khấu hao theo quý.
Hằng quý, mức khấu hao cơ bản được tính theo công thức :
Mức khấu hao Nguyên giá TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao TSCĐ = --- ( quý ) 4
Hằng quý căn cứ vào số khấu hao đã trích kỳ trước và tình hình tăng giảm TSCĐ trong quý, kế toán xác định số khấu hao phải trích trong quý theo công thức :
Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao Số khấu hao phải trích = đã trích + tăng trong - giảm trong quý này quý trước quý này quý này
Chi phí khấu hao cơ bản TSCĐ thuộc các bộ phận, phân xưởng sản xuất được tập hợp theo toàn Xí nghiệp.
Để theo dõi tình hình hiện có và biến động khấu hao TSCĐ, Xí nghiệp sử dụng TK214 “Hao mòn TSCĐ”
Các chi phí khấu hao TSCĐ được hạch toán trực tiếp vào bên Nợ TK627 “Chi phí sản xuất chung” (đối với các phân xưởng sản xuất chính). Ngoài những khoản khấu hao TSCĐ ở các phân xưởng sản xuất chính, còn có khấu hao TSCĐ ở các bộ phận sản xuất kinh doanh dịch vụ và nó được phản ánh trực tiếp vào TK631.
TK627.1 : Chi phí khấu hao tại phân xưởng Xẻ
TK627.2 : Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng Mộc TK627.3 : Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng Cơ điện
TK631.1 : Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng Cơ điện TK631.2 : Chi phí khấu hao TSCĐ tại bộ phận đời sống TK631.4 : Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận XDCB
TK631.5 : Chi phí khấu hao TSCĐ cho bộ phận kinh doanh dịch vụ. Công việc này do kế toán TSCĐ thực hiện và số liệu được phản ánh trên bảng phân bổ số 3 “Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ”. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ là cơ sở để vào Bảng kê số 4 và Nhật ký chứng từ số 7.
Sở công nghiệp Hà nội Xí nghiệp Gỗ Hà nội
Bảng phân bổ khấu hao cơ bản quý 1/2000
đvt : Đồng (VND)
STT TT
Đối tượng sử dụng TK đối
ứng
Khấu hao cơ bản
1 Máy móc thiết bị phân xưởng Xẻ 627.1 175.000
2 Nhà xưởng phân xưởng Xẻ 627.1 154.000