Một số vướng mắc qua giải quyết các vụ tranh chấp hụi,họ, biêu, phường

Một phần của tài liệu Hụi, họ, biêu, phường theo Pháp luật Dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn áp dụng (Trang 47 - 56)

phường

2.2.1 Vấn đề thời hiệu trong hụi, họ, biêu, phường

Vấn đề thời hiệu theo quy định tại Công văn số 04 có một số vướng mắc như chúng tôi đã nêu tại Chương 1 của Luận văn. Chính vì quy định không rõ ràng nên thực tế các Toà có sự áp dụng pháp luật không thống nhất.

Chẳng hạn như vụ việc chủ hụi Nguyễn Thanh Hà ở huyện Tân Phước tỉnh Tiền Giang lập dây hụi vào năm 2004, đến tháng 11 năm 2007 chị Lê Hải là thành viên, sau khi hốt hụi không tiếp tục đóng hụi dẫn đến tranh chấp. Ngày 25/12/2008 chị Hà nộp đơn lên Toà án huyện Tân Phước thì được trả lời là đã hết thời hiệu khởi kiện vì dây hụi được xác lập năm 2004 nên theo Công văn số 04 thì thời hiệu giải quyết tranh chấp là 2 năm được tính từ khi Nghị định 144 có hiệu lực ngày 22/12/2006. Tuy vậy, cũng sự việc tương tự, năm 2003 vợ chồng anh Đỗ Văn Thinh và Lê Tuyết Nữ ở Vĩ Dạ, thành phố Huế lập dây hụi tháng. Đến tháng 7/2007 do đầu tư bất động sản bị thua lỗ dẫn đến vỡ hụi. Nhiều con hụi được vợ chồng anh Thinh và chị Nữ hứa hẹn sẽ xoay xở để trả số nợ hụi. Tuy nhiên lần lữa mãi không thấy trả nên ngày 2/1/2009 nhiều thành viên đã có đơn yêu cầu Toà án thành phố Huế giải quyết tranh chấp nợ hụi. Toà án thành phố Huế đã căn cứ tinh thần chung của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 (BLTTDS 2004), BLDS 2005, Công văn số 04 cho rằng tranh chấp phát sinh sau ngày NĐ 144 có hiệu lực nên thời hiệu tranh chấp hụi họ được tính từ khi vợ chồng anh Thinh chị Nữ mất khả năng trả nợ hụi cho các thành viên là tháng 7/2007 do vậy còn thời hiệu giải quyết. Thực tế cho thấy nhiều Toà đã thụ lý và giải quyết các

trường hợp tương tự như đã nêu trên giống như Toà án thành phố Huế, tuy nhiên một số toà hiểu và căn cứ Công văn số 04 để bác đơn khởi kiện như Toà án huyện Tân Phước cũng có cơ sở pháp lý.

Việc hiểu và áp dụng pháp luật không thống nhất như nêu trên đã ảnh hưởng đến quyền lợi của các đương sự, tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật và giảm niềm tin trong quần chúng nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì vậy thiết nghĩ TAND TC cần rút kinh nghiệm và có sự điều chỉnh văn bản hướng dẫn cho thống nhất.

2.2.2 Vấn đề lãi suất trong hụi, họ, biêu, phường

Giải quyết vấn đề lãi suất trong các vụ tranh chấp hụi họ là vấn đề mà theo các Toà là có nhiều vướng mắc. Bởi khác với cho vay trong HĐ VTS - do người vay áp đặt lãi suất - thì lãi suất trong hụi họ do người đi vay tự nguyện đặt ra. Khi giải quyết, nếu tính lãi theo Điều 476 BLDS 2005 thì nhiều trường hợp lại gây thiệt hại cho những người cho vay khác, trong khi việc bỏ lãi là hoàn toàn tự nguyện và có sự thống nhất giữa các thành viên tham gia hụi. Từ đó dẫn đến một số người lợi dụng bỏ lãi cao để hốt hụi, sau đó nếu xẩy ra tranh chấp thì chính người bỏ lãi lại có lợi. Ví dụ vụ án tranh chấp hụi họ giữa:

Nguyên đơn: Nguyễn Thị Thanh Phượng, Sinh năm 1975

Trú tại đường Huỳnh Thúc Kháng, phường Phú Hoà, Thành phố Huế Bị đơn: Đỗ Thị Minh Thuỷ, Sinh 1975

Trú tại đường Nguyễn Trãi, phường Thuận Hòa, Thành phố Huế

Trong khoảng thời gian từ 30/7/2005 đến 30/7/2006 bà Phượng có góp cho bà Thuỷ 3 chân hụi, trong đó: Một chân hụi năm, một chân hụi kỳ và một chân hụi tháng. Tổng số tiền góp là 77.000.000đ. Trong quá trình chơi hụi bà Thuỷ có trả cho bà Phượng 50.000.000đ, do khi hốt hụi bà Phượng có bỏ lãi tổng số tiền 13.000.000đ (bằng 16,8%) nên còn lại 14.000.000đ chưa trả. Do phía bà Thuỷ vỡ hụi không có khả năng thanh toán nên ngày 21/5/2007 bà Phượng có đơn

khởi kiện yêu cầu bà Thuỷ và ông Nguyễn Xuân Hùng (là chồng bà Thuỷ) phải có nghĩa vụ trả nợ hụi cho bà.

Tại bản khai ngày 21/6/2007 và tại biên bản hoà giải ngày 17/7/2007 bà Thuỷ thừa nhận quá trình giao dịch hụi với bà Phượng nhưng do hiện nay hoàn cảnh khó khăn không thể trả nợ nên bà yêu cầu Toà giải quyết theo quy định của pháp luật. Bà Phượng đồng ý không đòi số tiền lãi trong thời gian bà Thuỷ chậm trả tiền nợ hụi. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, ông Hùng, cho rằng việc giao dịch hụi họ giữa bà Thuỷ và bà Phượng ông không biết nên đề nghị toà giải quyết theo quy định của pháp luật.

Tại phiên toà ngày 15/10/2007, mặc dù đã được Toà án Thành phố Huế triệu tập hợp lệ lần thứ 2 nhưng bà Đỗ Thị Minh Thuỷ vẫn vắng mặt không có lý do nên Hội đồng xét xử căn cứ vào khoản 2 Điều 200 và khoản 1 Điều 202 BLTTDS 2004 xét xử vắng mặt theo quy định của pháp luật.

Toà án xét thấy yêu cầu của bà bà Nguyễn Thị Hoa Phượng là có căn cứ pháp luật nên cần chấp nhận. Mặc dù ông Hùng không tham gia giao dịch hụi nhưng có thừa nhận khoản tiền thu được từ giao dịch hụi của bà Thuỷ được sử dụng chi tiêu trong gia đình, quan hệ giữa bà Thuỷ và ông Hùng là vợ chồng. Hội đồng xét xử áp dụng Điều 25 luật Hôn nhân gia đình 2000, Điều 479 BLDS buộc ông Hùng có trách nhiệm liên đới cùng bà Thuỷ có nghĩa vụ trả nợ hụi cho bà Phượng.

Toà án Nhân dân Thành phố Huế căn cứ các Điều 305, Điều 479 (hụi,họ, biêu, phường) của BLDS; Điều 131, Khoản 2 Điều 200, Khoản 1 Điều 202 của BLTTDS 2004; NĐ144 ngày 27/11/2006 của Chính phủ quy định về hụi, họ, biêu, phường tuyên xử:

+ Buộc bà Đỗ Thị Minh Thuỷ và ông Nguyễn Xuân Hùng phải trả cho bà Nguyễn Thị Thanh Phượng số tiền nợ hụi gốc là 14.000.000đ.

+ Về lãi suất: Toà xác định việc bỏ lãi của bà Phượng là vượt quá quy định của pháp luật (Lãi suất NHNN tại thời điểm đó là 6,5% / năm) nên chỉ chấp nhận lãi suất 6,5% x 150% = 9,75%. Tức là chỉ chấp nhận mức bỏ lãi của bà

Phượng là 77.000.000đ x 9,75% = 7.507.500đ. Số tiền chênh lệch 13.000.000 - 7.507.500 = 5.492.500đ buộc bà Thuỷ phải trả lại cho bà Phượng.

+ Như vậy, tuyên xử tổng cộng bà Thuỷ phải trả cho bà Phượng số tiền 19.492.500đ

+ Kể từ ngày bà Nguyễn Thị Thanh Phượng có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bà Thuỷ và ông Hùng chậm trả khoản tiền phải thi hành án thì phải chịu lãi theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành án.

+ Buộc bà Đỗ Thị Minh Thuỷ và ông Nguyễn Xuân Hùng phải chịu án phí dân sự sơ thẩm 975.000đ. (5% số tiền phải thi hành án). Hoàn trả số tiền tạm ứng án phí 415.000đ bà Nguyễn Thị Thanh Phượng đã nộp tại Cơ quan Thi hành án dân sự Thành phố Huế.

Qua vụ án trên ta thấy, việc bà Phượng bỏ lãi để hốt hụi là hoàn toàn tự nguyện, không có sự ép buộc của bà Thuỷ. Khi vỡ hụi, Toà án căn cứ vào quy định của pháp luật để tính lại lãi theo đúng mức lãi suất. Quyết định của Toà án là không sai, nhưng lại mâu thuẫn với nguyên tắc tự do ý chí, thoả thuận và tự định đoạt theo tinh thần chung của BLDS 2005. Bà Thuỷ là người chịu thiệt hại trong trường hợp này trong khi bà không có lỗi. Bà Phương đặt lãi suất cao thì lại có lợi khi phát sinh tranh chấp. Đây là một bất cập mà QH, Chính phủ và TAND TC cần lưu ý khi sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về hụi, họ, biêu, phường.

Một vấn đề nữa về lãi suất mà thực tiễn cũng thường vướng mắc là vấn đề cho vay nặng lãi. Theo Khoản 3 Điều 470 BLDS 2005 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định 144 thì Nhà nước nghiêm cấm tổ chức họ để cho vay nặng lãi. Tuy nhiên một thực tế là những người cho vay trong hụi lại không đặt ra lãi suất mà chính người đi vay tự nguyện bỏ lãi, vì vậy khi giải quyết các Toà thường lúng túng do luật chỉ cấm cho vay nặng lãi chứ không cấm vay nặng lãi. Ví dụ vụ vỡ hụi 25 tỷ đồng vì chơi hụi và vay nặng lãi tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 12 năm 2008: Bà Huỳnh Thị Nguyệt, 46 tuổi, nhân viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Kỹ thuật máy bay ở quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, bị hàng trăm đồng nghiệp gửi đơn

tố cáo tới công an là đã chiếm đoạt khoảng 25 tỷ đồng, thông qua hình thức chơi hụi và huy động vốn. Theo đơn tố cáo, bà Huỳnh Thị Nguyệt, ngụ phường 2, quận Tân Bình, tổ chức 63 dây hụi (mỗi dây 51 phần) với hơn 500 người tham gia bắt đầu từ năm 1998 đến nay. Tạo được lòng tin của nhiều người trong hoạt động dây hụi nên đầu năm 2007, bà Nguyệt bắt đầu huy động vốn của nhiều người và hứa sẽ trả lãi suất cao. Có sự tin cậy và ham lời nên nhiều người sau khi lĩnh lương, thưởng đã lén gia đình trích bớt tiền, thậm chí đi vay mượn bên ngoài để đưa tiền cho chủ hụi. Người thấp nhất là vài chục triệu đồng, có trường hợp hai vợ chồng đều làm chung công ty đã cho bà Nguyệt vay đến gần 1 tỷ đồng. Ngày 10/11/2008, thời điểm các hụi viên đến lượt hốt hụi cũng như nhận lại số tiền đã cho vay thì chủ hụi nói chưa có tiền để trả và hẹn vài hôm sau sẽ thanh toán nhưng sau đó tiếp tục thất hứa. Đầu tháng 12, khi mọi người đòi tiền quyết liệt, bà Nguyệt tuyên bố đã mất khả năng chi trả rồi cáo bệnh, xin nghỉ phép tại nơi làm việc. Hiện công an Tân Bình đang thụ lý vụ việc. Trường hợp này ta thấy, nếu giải quyết theo quy định của pháp luật thì khi tính lại lãi, bà Nguyệt lại có lợi mà không bị xử lý gì vì không có chế tài. Trong khi đó bà Nguyệt vì vay lãi suất cao dẫn đến mất khả năng thanh toán cho các chủ nợ, gây thiệt hại đến lợi ích của người cho vay.

Ngoài ra, trường hợp khi thành viên đã hốt hụi rồi sau đó không đóng hụi nữa nên bị các thành viên khác khởi kiện. Một số Toà khi buộc thành viên đó phải trả số tiền hụi gốc mà thành viên đó có nghĩa vụ phải nộp còn tuyên phải trả lãi cho các thành viên khác. Theo ý kiến của chúng tôi, lãi suất là do thành viên được lĩnh hụi tự đặt ra, các thành viên khác được trả lãi khi đóng hụi sống. Do đó, số tiền hụi chết mà thành viên đã lĩnh hụi trước đó phải nộp bao gồm cả tiền lãi, nên không tính lãi tiếp đối với số tiền hụi còn thiếu mà chủ hụi hoặc thành viên khác kiện đòi thành viên đó.

2.2.3 Lạm dụng tín nhiệm trong các vụ án về hụi họ

Khi các vụ vỡ hụi xẩy ra, thường có các dạng tranh chấp như sau: Một là tranh chấp giữa chủ hụi với thành viên, do một số thành viên sau khi đã hốt hụi xong nhưng không đóng tiền hụi chết nên chủ hụi khởi kiện đòi tiền hụi các

thành viên này. Hai là tranh chấp giữa thành viên với chủ hụi, do chủ hụi sau khi đã thu tiền các hụi viên đã không giao tiền hoặc giao không đầy đủ cho thành viên được lĩnh. Khi xẩy ra các tranh chấp này, nhiều người thường tố cáo chủ hụi không giao tiền hoặc hụi viên không đóng tiền hụi chết đó vào tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 140 Bộ luật Hình sự năm 1999

(BLHS 1999). Một số cơ quan công an, toà án, viện kiểm sát cũng thường xác định theo hướng những người giật hụi, hoặc tuyên bố vỡ hụi để không trả tiền cho các hụi viên khác là vi phạm vào tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” nói trên.

Nếu bị xác định là phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo BLHS 1999, ngoài giải quyết trách nhiệm dân sự, bị cáo có thể chịu một trong những hình phạt: Cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm (khoản 1, Điều 140), cao nhất có thể bị tù chung thân (khoản 4), ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này (khoản 5). Tuy vậy trong quá trình giải quyết các vụ án về hụi họ liên quan đến lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thường gặp những vấn đề sau.

Vấn đề thứ nhất, không phải vụ vỡ hụi nào, hụi viên và thông thường là chủ hụi cũng phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Điều này cần xác định rõ là chủ hụi mất khả năng thanh toán do đâu, đã dùng số tiền hụi ấy vào mục đích gì. Nhiều vụ vỡ hụi lớn, ảnh hưởng đến nhiều người nhưng do chủ hụi huy động số tiền hụi ấy đầu tư làm ăn nhưng thua lỗ dẫn đến mất khả năng chi trả. Nếu những người khởi kiện và nhất là các cơ quan tiến hành tố tụng ngay từ đầu đã có định kiến các chủ hụi này phạm tội hình sự thì có thể dẫn đến xét xử oan sai. Nhiều người do định kiến từ đầu, lại mất tiền nên sẵn sàng làm chứng dối để buộc chủ hụi vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Trong thực tế, nhiều con nợ đến hạn trả nhưng không trả được nợ, khi bị khởi kiện đã bị các cơ quan tố tụng hình sự tiến hành khởi tố, điều tra một cách

oan uổng, khiến nhiều người không có điều kiện để làm ăn trả nợ dần, mặt khác bên cho vay cũng không có khả năng thu hồi được vốn. Trong hoàn cảnh ngày nay, việc không có khả năng trả nợ có thể do nhiều nguyên nhân như: kinh doanh thua lỗ, bị người khác chiếm đoạt, do thiên tai... “Nếu vì những nguyên nhân khác quan mà không có khả năng trả được nợ dẫn đến bị xử lý về hình sự là trái pháp luật, vi phạm nguyên tắc bình đẳng, thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự” [14].

Theo điều 140 BLHS 1999, “Tội lạm dụng chiếm đoạt tài sản” cấu thành khi người nào có một trong những hành vi sau đây:

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó (điểm a, khoản 1, Điều 140). Như vậy ta thấy phải có 3 điều kiện: Nhận được tài sản theo thoả thuận; dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn; nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản đó. Lưu ý là nếu chủ hụi bỏ trốn nhưng không nhằm chiếm đoạt tài sản thì cũng không phạm tội trên.

- Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản khác bằng hình thức hợp đồng và sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản (điểm b, khoản 1, Điều 140). Cần chú ý là người đó phải sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp như buôn lậu, đánh đề, cá độ bóng đá... dẫn tới vỡ nợ, còn nếu đầu tư làm ăn dẫn đến thua lỗ thì không phải là mục đích bất hợp pháp.

Ví dụ vụ vỡ hụi của chủ hụi Nguyễn Thị Ngọc Tuý Vân trú tại đường Phan Bội Châu, thành phố Huế:

Năm 2004 bà Vân lập dây hụi tháng, sau đó làm ăn phát đạt nên bà lập thêm nhiều dây hụi kỳ, hụi năm với tổng số thành viên lên đến 93 người. Trong

Một phần của tài liệu Hụi, họ, biêu, phường theo Pháp luật Dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn áp dụng (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w