Phân biệt hợp đồng vay tài sản thông thường và hụi,họ, biêu, phường

Một phần của tài liệu Hụi, họ, biêu, phường theo Pháp luật Dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn áp dụng (Trang 35 - 38)

Bản chất của hụi họ là một HĐ VTS, vì vậy có nhiều đặc điểm giống HĐ VTS thông thường, ở đây người viết chỉ nêu một số điểm khác nhau để phân biệt 2 hình thức giao dịch này.

Thứ nhất, hoạt động vay mượn ở đây không chỉ đơn thuần diễn ra ở bên vay và bên mượn mà có sự hoán đổi vị trí cho nhau. Ở kì lĩnh hụi này, anh là người đi vay, nhưng ở kì sau anh lại là người cho vay.

Thứ hai, quan hệ vay mượn ở đây là quan hệ nhiều người vay của một người và ngược lại, một người đi vay của nhiều người. Xét bản chất vay mượn trong việc hụi họ ta thấy, nó phức tạp hơn nhiều so với HĐ VTS thông thường.

Thứ ba, quan hệ vay và cho vay nhiều khi chỉ thông qua chủ hụi nên vai trò của chủ hụi là quan trọng nhất. Người vay và người đi vay có thể không biết nhau mà chỉ thông qua vai trò trung gian của chủ hụi. Chủ hụi trực tiếp nhận tiền hụi viên và giao cho các hụi viên khác và được hưởng tiền hoa hồng trên trách nhiệm của mình. Chính vậy, chủ hụi cũng không phải là người bảo lãnh trong hợp đồng cho vay.

Thứ tư, quan hệ vay mượn trong hụi họ còn khác với quan hệ vay mượn theo HĐ VTS thông thường ở chỗ: Trong HĐ VTS thông thường, thường thì bên cho vay sẽ áp đặt lãi suất đối với bên đi vay. Còn trong giao dịch hụi họ thì ngược lại: Bên đi vay tự nguyện đặt ra lãi suất với người cho vay.

Tìm hiểu và nghiên cứu về hụi, họ, biêu, phường ta thấy, sở dĩ hình thức giao dịch này được ưa chuộng và phát triển rộng rãi trong nhân dân so với các hình thức vay vốn tín dụng khác bởi hụi có nhiều mặt tích cực, dựa vào các ưu điểm sau đây:

Một là, thủ tục đơn giản, sự góp vốn dễ dàng, vừa túi tiền nên hụi có thể chơi ở bất kỳ đâu, bất cứ lúc nào nhất là ở khu vực chợ, thương mại có thu nhập đều đặn hàng ngày;

Hai là, nhiều người góp vốn cho một người vay mà không cần cầm cố, thế chấp, bảo lãnh;

Ba là, phương thức ưu tiên vay vốn theo thời gian rất minh bạch, công khai bằng cách đấu giá lãi suất (bỏ hụi);

Bốn là, người không cần vốn ngay được đền bù bằng cách hưởng lãi suất theo thời gian giống như gửi tiền tiết kiệm.

Quy định của pháp luật hiện hành về hụi, họ, biêu, phường tại BLDS 2005, NĐ144, Công văn số 04 chứng tỏ việc Nhà nước thừa nhận và bảo hộ giao dịch về hụi họ là cần thiết, đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của cuộc sống. Nhờ đó những người tham gia hụi họ đã có công cụ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm phạm. Các cơ quan bảo vệ pháp luật cũng có cơ sở để giải quyết các tranh chấp về hụi họ phát sinh. Khi tham gia chơi hụi cần chú ý những vấn đề sau:

1 - Nhà nước thừa nhận 2 hình thức hụi là hụi không có lãi và hụi có lãi (bao gồm hụi đầu thảo và hụi hưởng hoa hồng), nghĩa là các hình thức biến trướng khác chưa được điều chỉnh sẽ không được Nhà nước thừa nhận và bảo vệ.

2 - Mọi trường hợp đều phải lập sổ hụi. Đây là căn cứ để bảo đảm quyền lợi cho các thành viên và là căn cứ quan trọng giải quyết tranh chấp.

3 - Nếu có lãi thì áp dụng theo quy định tại Điều 476 BLDS 2005. Nếu các bên bỏ lãi cao hơn thì khi giải quyết Toà chỉ công nhận mức lãi theo quy định của pháp luật.

4 - Về hình thức, có thể thoả thuận miệng hoặc bằng văn bản nhưng vẫn phải lập sổ hụi. Các bên thoả thuận nên lập thành văn bản để khi có tranh chấp việc giải quyết sẽ thuận tiện hơn.

Từ những điểm nêu trên chúng ta có thể thấy rằng hụi họ là một nhu cầu thực sự của nhân dân nên pháp luật cần có những quy định phù hợp để bảo vệ lợi ích chính đáng của người dân, mặt khác nó cũng đảm bảo các nguyên tắc chung của BLDS về giao dịch dân sự, HĐ VTS được thực hiện nghiêm túc và đi vào thực tiễn cuộc sống.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Hụi, họ, biêu, phường theo Pháp luật Dân sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn áp dụng (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w