13 Huỳnh Phú Thịnh 2009 Tài liệu đã dẫn.
4.3.3. Tình hình lợi nhuận của công ty theo ngành
65.84 70.31 71.05 25.61 24.89 25.14 6.39 2.55 2.71 2.15 1.26 2.08 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Thủy sản Cơ khí Bột cá Hàng hóa, dịch vụ khác
Hình 4.3: Tỷ trọng lợi nhuận theo cơ cấu ngành qua 3 năm
Tuy tỷ trọng doanh thu của thủy sản tăng nhanh nhưng tỷ trọng lợi nhuận lại tăng không đáng kể vào năm 2008 so với năm 2007 (5.21%) và năm 2009 giảm so với năm 2008 (0.74%). Còn đối với cơ khí và hàng hóa, dịch vụ khác, tỷ trọng lợi nhuận tuy có biến động nhưng không đáng kể. Riêng bột cá thì lợi nhuận năm 2008 có sự sụt giảm khá mạnh so với năm 2007 (3.84%). Để hiểu rõ hơn sự tăng giảm của từng ngành, cần xem xét đến tình hình lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh theo cơ cấu ngành nghề qua các năm ở bảng 4.2.
Bảng 4.2: Tình hình lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh theo cơ cấu ngành qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng Loại hàng hóa và dịch vụ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Hàng thủy sản 2,018 2,425 2,463 Hàng cơ khí 785 858 872 Bột cá 196 87 95 Hàng hóa, dịch vụ khác 66 43 73 Cộng 3,065 3,413 3,503
Qua các năm, tuy tỷ trọng lợi nhuận của cơ khí giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng. Tương tự, tỷ trọng thủy sản có tăng có giảm nhưng lợi nhuận vẫn tăng. Còn bột cá và hàng hóa, dịch vụ khác đều giảm trong năm 2008 và tăng trở lại vào năm 2009. Nhìn chung, lợi nhuận của các mặt hàng đều tăng vào năm 2009 cho thấy công ty đang kinh doanh khá tốt. Tuy nhiên, lợi nhuận của thủy sản lại tăng không tương xứng với tốc độ tăng doanh thu.
Tóm lại, chương 4 đã trình bày tổng quan về An Xuyên, lịch sử hình thành và phát triển công ty và sơ lược về tình hình hoạt kinh doanh từ năm 2007 đến 2009. Qua đó giúp ta có cái nhìn tổng quan về quá trình phát triển của công ty trong thời gian qua, để từđó có thểđi đến việc phân tích các môi trường tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty và đề ra các chiến lược giúp công ty phát triển trong tương lai.
Chương 5: PHÂN TÍCH CÁC MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY AN XUYÊN
W X
Nội dung chính của chương này là phân tích ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố nội bộ của An Xuyên và các yếu tố trong môi bên ngoài. Sau đó, xây dựng chiến lược cấp công ty và cấp đơn vị kinh doanh cho An Xuyên. Cuối cùng, đề ra cách thức thực hiện chiến lược phù hợp cho công ty và các biện pháp kiểm tra,
đánh giá chiến lược để bảo đảm chiến lược đề ra mang lại kết quả mong muốn.
5.1. Phân tích môi trường kinh doanh của ngành chế biến thủy sản
5.1.1. Môi trường vĩ mô
5.1.1.1. Yếu tố kinh tế
Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xóa bỏ trần lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn, đầu năm 2010, lãi suất cho khoản vay này bị đẩy lên mức khá cao: 18 – 20%/năm. Lãi suất cho vay tăng cao sẽ khiến cho chi phí lãi vay tăng cao, từ đó, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ giảm. Tuy nhiên, theo nhận định của phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia - TS. Lê Xuân Nghĩa: “Việc xóa bỏ trần lãi suất đối với các khoản vay trung dài hạn có thể làm cho lãi suất trong giai đoạn đầu tự do hóa cao lên nhưng sau đó sẽ giảm xuống và ổn định trở lại”19. Là một công ty còn phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn vay trung và dài hạn như An Xuyên, dù lãi suất chỉ tăng trong thời gian đầu nhưng vấn đề này cũng sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi nhuận của An Xuyên trong một vài năm tới.
Ngoài yếu tố lãi suất cho vay, sự hợp tác kinh tế giữa các nước cũng là một yếu tố của môi trường ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp. Theo thỏa thuận ưu đãi của Nga, trung tâm hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam tại Nga sẽ đi vào hoạt động vào năm 201120. Riêng đối với ngành thủy sản, việc thành lập trung tâm này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường này. Bên cạnh đó, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/10/2009, trong đó, 86% nhóm hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam vào thị trường Nhật Bản được ưu đãi về thuế21.
Chính những điều trên tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty xuất khẩu thủy sản, trong đó có An Xuyên. Hiện An Xuyên chủ yếu thâm nhập thị trường Nga truyền thống (doanh thu từ thị trường này đã chiếm 54.28% tổng doanh thu xuất khẩu của An Xuyên) và chưa có chủ trương phát triển thị trường mới.
19 Văn Nguyễn. 17.03.2010. Lãi vay VND chạm ngưỡng 20%/năm [trực tuyến]. Báo Lao Động số 59. Đọc từ: http://www.laodong.com.vn/Home/Lai-vay-VND-cham-nguong-20nam/20103/177629.laodong (đọc ngày 02.04.2010)
20 19.04.2010. Việt Nam sẽ có trung tâm hỗ trợ xuất khẩu tại Nga [trực tuyến]. Trang web của công ty Agifish.
Đọc từ: http://www.agifish.com.vn/home/modules/news/article.php?storyid=779 (đọc ngày 25.04.2010)
21 03.11.2009. Xuất khẩu thủy sản năm 2009 có thểđạt 44 tỷ USD [trực tuyến]. Trang web Vneconomy. Đọc từ: http://vneconomy.vn/20091103100943174P0C10/xuat-khau-thuy-san-nam-2009-co-the-dat-44-ty-usd.htm
5.1.1.2. Yếu tố văn hóa và xã hội
Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Thông tin thuộc Viện Chính sách chiến lược và Bộ NN&PTNN22, 96.7% người tiêu dùng tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thừa nhận vấn đề an toàn thực phẩm có ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng. Do đó, các vấn đề về an toàn thực phẩm như hạn sử dụng, thành phần, tổ chức chứng nhận chất lượng… đã trở thành mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Như vậy, doanh nghiệp nào tạo ra sản phẩm an toàn sẽ có nhiều lợi thế hơn những doanh nghiệp khác. Trong những năm qua, An Xuyên cũng đã đạt được một số chứng nhận chất lượng như: Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000 do BVQI Anh Quốc cấp, Chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh do Cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cấp...
Bên cạnh thói quen tiêu dùng thực phẩm thay đổi, thói quen mua sắm ở nơi nào của người tiêu dùng cũng có sự thay đổi. Theo nghiên cứu của công ty nghiên cứu thị trường TNS: Số người tiêu dùng Việt Nam mua sắm ở các siêu thị, cửa hàng hiện đại dự báo tăng khoảng 24% vào năm 201023. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty chế biến thủy sản mở rộng thị trường nội địa, bởi kênh phân phối chủ yếu của hàng thủy sản chế biến là siêu thị, cửa hàng hiện đại. Trong những năm qua, An Xuyên cũng đã mở rộng thị trường nội địa thông qua kênh phân phối này, năm 2009 tăng 10.39% so với năm 2007.
Sự phát triển của các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi là một xu thế tất yếu, phù hợp với cuộc sống hiện đại. Trong cuộc sống hiện đại, phụ nữ không còn phải suốt ngày làm công việc nội trợ và 47.8%24 phụ nữ đã tham gia lao động. Khicuộc sống bận rộn hơn, để tiết kiệm thời gian và công sức, họ mua nhiều hơn những sản phẩm được làm sẵn hoặc đã chế biến với sức mua tăng khoảng 30%/năm25. Với phân xưởng hàng giá trị gia tăng từ cá tra, basa đã xây dựng, công ty An Xuyên có điều kiện tốt để tận dụng cơ hội này.
5.1.1.3. Yếu tố chính trị - pháp luật
Tháng 12/2009, Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về việc giảm bảo hộ giá xăng dầu đã có hiệu lực. Do đó, giá xăng dầu sẽ biến động và ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp26. Mặc dù giá xăng dầu tăng nhưng doanh nghiệp vẫn phải sử dụng để sản xuất kinh doanh, vì thế việc tăng giá xăng dầu cũng ảnh hưởng
2208.04.2009. Nhu cầu thực phẩm bắt đầu tăng [trực tuyến]. Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia. Đọc từ: http://mfo.mquiz.net/News/?Function=NEF&tab=Trong-nuoc&File=40147 (đọc ngày 02.04.2010)
23 24.05.2008. Thời của mua sắm hiện đại [trực tuyến]. Báo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử. Đọc từ:
http://www.chungkhoan247.vn/Desktop.aspx/Tin-DN/Chdong-Thitruong/Thoi_cua_mua_sam_hien_dai/ (đọc ngày 05.04.2010)
24 Hà Huy Ngọc. 20.01.2010. Lao động nữ trong khu vực kinh tế chính thức ở nước ta [trực tuyến]. Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. HCM. Đọc từ:
http://dubaonhanluchcmc.com/ad-348-348-456-LAO-DONG-NU-TRONG-KHU-VUC-KINH-TE-CHINH- THUC-O-NUOC-TA.html (đọc ngày 07.04.2010)
25 Trọng Bảo. 21.01.2009. Đãi tiệc bằng thực phẩm chế biến sẵn [trực tuyến]. Báo Người lao động Online.
Đọc từ: http://www.nld.com.vn/20090121121756758P0C1014/dai-tiec-bang-thuc-pham-che-bien-san.htm (đọc ngày 15.03.2010)
26 15.11.2009. Doanh nghiệp trước quy định mới về kinh doanh xăng dầu [trực tuyến]. Báo Tin nhanh chứng khoán. Đọc từ: http://tinnhanhchungkhoan.vn/RC/N/CEHBAD/doanh-nghiep-truoc-quy-dinh-moi-ve-kinh- doanh-xang-dau:-nang-kha-nang-du-bao.html (đọc ngày 20.11.2009)
không nhỏ đến chi phí đầu vào của các doanh nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp trong ngành thủy sản. Trong khi đó, công ty An Xuyên vẫn bị phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhiên liệu này với tỷ trọng chi phí nhiên liệu chiếm 2.3% tổng chi phí.
5.1.1.4. Yếu tố tự nhiên
Điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long rất thích hợp để nuôi cá tra, basa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nguồn nước nuôi cá đã bắt đầu bị ô nhiễm. Theo tính toán của Chi cục Bảo vệ môi trường khu vực Tây Nam Bộ, 456 triệu m3 lượng bùn thải và chất thải nuôi trồng thủy sản, 2 triệu tấn phân hóa học, 500 ngàn tấn thuốc bảo vệ thực vật… thải ra sông mỗi năm27, như vậy tình trạng ô nhiễm sẽ ngày càng trầm trọng hơn. Điều đó sẽ đe dọa chất lượng cá nguyên liệu trong tương lai. Đây là thực trạng chung của ngành mà chưa có hướng giải quyết.
5.1.2. Môi trường tác nghiệp
5.1.2.1. Khách hàng
Khách hàng của ngành chế biến thủy sản được phân khúc thành 2 nhóm:
Nhóm khách hàng gián tiếp:
Nhóm khách hàng này bao gồm những người tiêu dùng cuối cùng trong và ngoài nước. Theo ước tính của Tổ chức lương thực thế giới (FAO)28, nguồn cung thủy hải sản trên thế giới chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Đối với các nước công nghiệp (trong đó có Nga và Nhật), thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, mức tiêu thụ thủy hải sản là trên 30kg/người/năm. Bên cạnh đó, nhu cầu nội địa ước tính là trên 20kg/người/năm. Như vậy, nhu cầu của nhóm khách hàng này có tiềm năng phát triển rất lớn.
Đặc điểm của nhóm khách hàng gián tiếp nước ngoài:29
¾ Năm 2008, do có những thông tin về thực phẩm không an toàn nên người tiêu dùng rất quan tâm đến vấn đề này. Vì vậy, họ cũng mong muốn cá tra, cá basa chế biến phải sạch, an toàn và có lợi cho sức khỏe.
¾ Phụ nữ nước ngoài không có nhiều thời gian dành cho việc mua sắm và nội trợ. Do vậy, họ có thói quen mua các sản phẩm tiện lợi, trong đó có thủy sản chế biến. Còn đối với khách hàng gián tiếp trong nước, theo kết quả khảo sát 5 khách hàng sử dụng sản phẩm, có thể thấy đặc điểm của nhóm khách hàng này như sau:
27 Ngọc Vân – Hữu Bằng. 18.07.2008. Khoa học - Công nghệ cho ĐBSCL: Tập trung giải quyết ô nhiễm môi trường [trực tuyến]. Báo Sài Gòn giải phóng Online. Đọc từ:
http://www.sggp.org.vn/moitruongdothi/2008/7/159076/ (đọc ngày 15.03.2010)
2805.02.2010. Tổng quan ngành thủy sản Việt Nam [trực tuyến]. Trung tâm phân tích và dự báo (thuộc Công ty cổ phần chứng khoán An Bình).Đọc từ:
http://www.vinacorp.vn/upload/report/BranchReport/05022010/TổngquanngànhthủysảnViệtNam- 05022010.pdf (đọc ngày 26.03.2010)
29 Nguyễn Thủy. 15.06.2009. Nhu cầu, hành vi và xu hướng tiêu dùng ở EU [trực tuyến]. Trang web Vietrade (Thuộc Cục xúc tiến thương mại Việt Nam). Đọc từ:
http://www.vietrade.gov.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=375:nhu-cau-hanh-vi-va-xu- huong-tieu-dung-o-eu&catid=20:su-kien-xuc-tien-thuong-mai&Itemid=64 (đọc ngày 16.04.2010)
¾ Họ chủ yếu sử dụng các sản phẩm giá trị gia tăng từ cá tra, basa.
¾ Trong thời gian vừa qua, báo chí đã đưa ra nhiều thông tin về các sản phẩm đông lạnh nhập khẩu không an toàn và quá hạn sử dụng. Do đó, người tiêu dùng càng quan tâm nhiều hơn đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì thế, khi mua các sản phẩm thủy sản chế biến, họ đều mong muốn sản phẩm an toàn.
¾ Khi thu nhập được nâng lên, ngoài yếu tố an toàn thực phẩm, người tiêu dùng cũng quan tâm nhiều hơn đến sự ngon miệng. Vì thế, họ cần sản phẩm thủy sản chế biến vừa hợp khẩu vị vừa đa dạng về chủng loại.
¾ Người tiêu dùng tìm đến các sản phẩm đông lạnh bởi vì sản phẩm dễ chế biến, dễ bảo quản và không mất nhiều thời gian nấu nướng. Ngoài ra, họ cũng mong muốn có thể mua các sản phẩm này dễ dàng, nhanh chóng để tiết kiệm thời gian.
Nhóm khách hàng gián tiếp có khả năng gây sức ép lên ngành thấp bởi vì người tiêu dùng chỉ mua một số lượng sản phẩm nhỏ trong tổng doanh số của doanh nghiệp.
Nhóm khách hàng trực tiếp:
Đây là nhóm khách hàng mục tiêu của các công ty trong ngành. Tuy nhiên, triển vọng của nhóm khách hàng này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của khách hàng gián tiếp. Do vậy, khi nhu cầu của khách hàng gián tiếp sẽ tăng thì lượng mua của khách hàng trực tiếp cũng sẽ tăng theo. Nhóm khách hàng trực tiếp cũng được chia thành 2 nhóm nhỏ:
¾ Nhóm khách hàng trực tiếp trong nước: Bao gồm các siêu thị, cửa hàng hiện đại, các quán ăn và nhà hàng.
¾ Nhóm khách hàng trực tiếp nước ngoài: Bao gồm các công ty nhập khẩu thủy sản nước ngoài.
Đặc điểm của khách hàng trực tiếp:
¾ Bởi vì các sản phẩm thủy sản chế biến giữa các công ty trong ngành không có sự khác biệt lớn nên khách hàng đòi hỏi các công ty phải đưa ra mức giá cạnh tranh.
¾ Họ rất quan tâm đến các tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
¾ Họ mong muốn mức chiết khấu thương mại cao.
¾ Họ đòi hỏi khả năng cung cấp sản phẩm đúng với hợp đồng. Nhóm khách hàng này có khả năng gây sức ép cao lên ngành, bởi vì:
¾ Họ mua số lượng sản phẩm lớn trong tổng doanh số của người bán. Các công ty trong ngành đều phải thông qua kênh phân phối của họ để đưa hàng đến tay người tiêu dùng.
¾ Không có sự khác biệt lớn giữa các sản phẩm thủy sản chế biến của các công ty khác nhau.
¾ Nhóm khách hàng này có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả trên thị trường, giá thành của người cung ứng…
5.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh
Các yếu tố quyết định mức độ cạnh tranh giữa các công ty trong ngành:
Ngành chế biến thủy sản là một ngành có cường độ cạnh tranh khá cao, bởi vì:
Thứ nhất, đây là ngành có nhiều đối thủ cạnh tranh (trên 100 thành viên chế biến thủy sản), trong đó, có đến 49 công ty chế biến thủy sản thuộc Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (năm 2009)30. Như vậy, có thể thấy quy mô của các công ty trong ngành vừa lớn vừa khá tương đồng.
Thứ hai, vốn đầu tư ban đầu cho nhà máy chế biến khá cao (từ 25 – 30 tỷ đồng). Chính vì chi phí cố định cao nên để giảm chi phí, các công ty chế biến thường phải sử dụng hết công suất, dẫn đến dư thừa sản phẩm. Khi được làm xong, các sản phẩm thủy sản phải được bảo quản trong kho lạnh, dẫn đến chi phí lưu kho cao. Và để giảm chi phí này, các công ty phải nỗ lực bán hết sản phẩm, do vậy làm tăng áp lực cạnh tranh trong ngành.
Thứ ba, sản phẩm chế biến thủy sản thiếu vắng sự khác biệt, vì thế các cuộc chiến tranh giá với nhau giữa các công ty thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp cũng không cao do không phải mất các khoản đầu tư đào tạo lại nhân viên, chi phí đầu tư vào các thiết bị phụ trợ cần thiết để sử dụng sản phẩm của nhà cung cấp mới… Chính những điều này làm tăng cường độ cạnh tranh trong ngành.