13 Huỳnh Phú Thịnh 2009 Tài liệu đã dẫn.
6.3. Hoạch định tài chính cho chiến lược của công ty
6.3.1. Ngành chế biến thủy sản
Bảng 6.10: Nhu cầu vốn cho chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu (ngành thủy sản)
STT Tiêu chí đầu tư Nhu cầu vốn ước lượng (triệu đồng)
1 Chi phí Marketing 3,500
2 Thu mua máy móc, thiết bị 5,500
Tổng 9,000
Theo ý kiến của cán bộ quản lý công ty An Xuyên, nhu cầu vốn ước lượng của chiến lược thâm nhập thị trường xuất khẩu là khoảng 9 tỷ đồng. Để có thể thực hiện được chiến lược này, công ty có thể vay vốn từ các ngân hàng.
Bảng 6.11: Nhu cầu vốn cho chiến lược thâm nhập tích hợp dọc về phía sau (ngành thủy sản)
Phương án Tiêu chí đầu tư Nhu cầu vốn ước lượng (triệu đồng)
1 Tự xây dựng vùng nuôi cá 10,000
2 Mua vùng nuôi cá 9,000
Theo ý kiến của cán bộ quản lý của công ty, nhu cầu vốn ước lượng của chiến lược này là khoảng 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, nếu An Xuyên tìm mua được những hợp tác xã và hộ nuôi cá quy mô lớn đang gặp khó khăn lớn về vốn thì có thể sẽ tốn ít chi phí hơn. Để thực hiện chiến lược này, An Xuyên có thể sử dụng một phần vốn tự có và vay phần còn lại.
6.3.2. Ngành sản xuất bột cá
Bảng 6.12: Nhu cầu vốn cho chiến lược thâm nhập thị trường nội địa (ngành bột cá)
STT Tiêu chí đầu tư Nhu cầu vốn ước lượng (triệu đồng)
1 Chi phí Marketing 50
2 nhà xThu mua thêm máy móc, thiưởng để mở rộng sản xuết bất ị, 900
Cũng theo ý kiến của cán bộ quản lý công ty An Xuyên, nhu cầu vốn ước lượng của chiến lược thâm nhập thị trường nội địa là khoảng 950 triệu đồng. Để thực hiện được chiến lược này, An Xuyên có thể sử dụng nguồn vốn tự có một phần và vay phần còn lại.