Phương pháp xử lý dữ liệu

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần An Xuyên (Trang 26 - 32)

13 Huỳnh Phú Thịnh 2009 Tài liệu đã dẫn.

3.2.1.2.Phương pháp xử lý dữ liệu

Dựa vào các tiêu thức có ý nghĩa, dữ liệu thứ cấp sẽ được phân loại, sau đó một số dữ liệu có thể được lập bảng.

3.2.2. D liu sơ cp

3.2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Đối với cán bộ quản lý:

Nghiên cứu khám phá định tính được thực hiện thông qua phỏng vấn chuyên sâu đối với giám đốc, trưởng, phó phòng các bộ phận. Phỏng vấn chuyên sâu được thực hiện với dàn bài thảo luận tay đôi đã được soạn sẵn (xem Phụ lục 1) nhằm thu thập thông tin về thị trường, khách hàng, chính sách thu hút và đào tạo nhân viên, đối thủ cạnh tranh...

Đối với nhân viên của công ty:

Thực hiện phỏng vấn với cỡ mẫu n = 12 về mức độ hài lòng của công nhân viên đối với công ty để đánh giá hiệu quả công tác quản lý nhân sự (bản hỏi xem ở Phụ lục 3). Mẫu phỏng vấn này có 6 công nhân lao động trực tiếp tại các nhà máy và 6 nhân viên quản lý. Việc phân chia theo các tiêu chí này sẽ giúp cho người nghiên cứu xem có sự khác biệt giữa các nhóm hay không. Từ đó, người nghiên cứu có thể quyết định mẫu nghiên cứu chính thức sẽ phân chia theo tiêu chí nào.

3.2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

¾ Đối với dữ liệu được thu thập từ cán bộ quản lý: Dữ liệu được tổng hợp lại, sau đó sẽ được phân loại theo các tiêu thức có ý nghĩa.

¾ Đối với dữ liệu được thu thập từ nhân viên: Dựa vào các tiêu thức có ý nghĩa, dữ liệu sẽ được phân loại và lập bảng. Từ kết quả này sẽ lập ra bản hỏi để tiến hành nghiên cứu định lượng.

3.3. Nghiên cứu chính thức

3.3.1. Nghiên cu khách hàng

Tổng thể : Bao gồm tất cả các khách hàng của nhóm ngành thủy sản. Đặc điểm của tổng thể:

¾ Đối với ngành chế biến thủy sản: Khách hàng bao gồm khách hàng trực tiếp (nhà nhập khẩu, nhà hàng, cửa hàng hiện đại, siêu thị...) và khách hàng gián tiếp (người tiêu dùng cuối cùng).

¾ Đối với ngành cơ khí thủy sản và ngành sản xuất bột cá: Các ngành này không có khách hàng gián tiếp mà chỉ có khách hàng trực tiếp. Khách hàng trực tiếp là những khách hàng tổ chức như: các nhà máy chế biến thủy sản và các công ty chế biến thức ăn gia súc.

Đối với nghiên cứu khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng: Khách hàng chủ yếu sử dụng dịch vụ khách hàng là khách hàng trực tiếp. Số lượng khách hàng trực tiếp của ngành nhóm ngành thủy sản không nhiều, chỉ khoảng trên 20 khách hàng thường xuyên. Do đó, đề tài sẽ tiến hành điều tra toàn bộ 20 khách hàng này.

Riêng đối với nghiên cứu tìm hiểu về giá trị gia tăng mà khách hàng tìm kiếm, 20 khách hàng trên cũng được khảo sát. Tuy nhiên, do nghiên cứu này có thêm đối tượng khách hàng gián tiếp của ngành chế biến thủy sản nên cỡ mẫu n = 25 là phù hợp. Ngoài ra, do đây chỉ là nghiên cứu định tính với mục đích tìm hiểu về giá trị gia tăng mà khách hàng

tìm kiếm và số lượng khách hàng gián tiếp rất lớn nên đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để khảo sát khách hàng gián tiếp15.

Bng 3.2: Cơ cu mu kho sát khách hàng Ngành chế biến thủy sản Nghiên cứu Khách hàng trực tiếp Khách hàng gián tiếp Ngành sản xuất bột cá Ngành cơ khí thủy sản Tổng số khách hàng Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng 10 5 5 5 25 Tìm hiểu về các giá trị gia tăng mà khách hàng tìm kiếm 10 0 5 5 20

Biến và thang đo (Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng):

Biến được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm 5 biến chính: sự tin tưởng, sự phản hồi, sự bảo đảm, sự cảm thông, sự hữu hình (theo mô hình của Parasuraman16).

Thang đo được sử dụng chủ yếu trong bản hỏi khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng là thang đo Likert.

Phương pháp thu dữ liệu:

Do đặc điểm của mỗi loại khách hàng khác nhau nên nghiên cứu sử dụng 2 phương pháp thu dữ liệu:

¾ Đối với 5 khách hàng gián tiếp của ngành chế biến thủy sản: Sử dụng dạng phỏng vấn trực diện để thu thập dữ liệu. Sở dĩ dạng phỏng vấn này được sử dụng vì suất hoàn tất câu hỏi cao và đối tượng này dễ tiếp cận.

¾ Đối với 20 khách hàng còn lại: Sử dụng dạng phỏng vấn qua điện thoại để thu dữ liệu. Sở dĩ dạng phỏng vấn này được sử dụng vì suất hoàn tất câu hỏi khá cao và các đối tượng này có ít thời gian, khó sắp xếp lịch hẹn.

Phương pháp xử lý dữ liệu:

Đối với nghiên cứu tìm hiểu về giá trị gia tăng mà khách hàng tìm kiếm: Dữ liệu sau khi thu về sẽ được phân loại và lập bảng.

Đối với nghiên cứu khảo sát về mức độ hài lòng của khách hàng: Dữ liệu sau khi thu về sẽ được làm sạch và mã hóa. Sau đó, dữ liệu sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả bằng phần mềm Excel.

Đối với khách hàng của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu, nghiên cứu về mức độ hài lòng của họ cũng được thực hiện tương tự như trên.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15 Nguyễn Thành Long. 2008. Tài liệu giảng dạy Phương pháp nghiên cứu quản trị kinh doanh. Trường Đại học An Giang.

16 Parasuraman. 1988 (dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc Lan. 2009. Tài liệu giảng dạy Quản trị chất lượng. Trường

3.3.2. Nghiên cu công nhân viên

Tổng thể và mẫu:

Tổng thể nghiên cứu của nghiên cứu này bao gồm tất cả công nhân viên của công ty với số lượng khoảng 700 người.

Vì số lượng công nhân viên lao động trực tiếp/quản lý có sự chênh lệch lớn và theo kết quả khảo sát của nghiên cứu khám phá định tính, mức độ hài lòng của mỗi nhóm công nhân viên đối với công ty có sự khác biệt nên mẫu nghiên cứu được chọn hạn mức theo yếu tố này để đảm bảo tính đồng đều về số lượng giữa 2 nhóm.

Theo Roscoe (1975), nếu mẫu phân thành nhiều nhóm, mỗi nhóm không nên ít hơn 30 đối tượng17, do đó nghiên cứu định lượng được thực hiện với cỡ mẫu n = 70 là phù hợp. Cơ cấu mẫu khảo sát được thể hiện ở bảng 3.3.

Bng 3.3: Cơ cu mu kho sát công nhân viên

Tiêu chí Tổnhân viên ng số công

(người)

Số công nhân

viên phân theo

tiêu chí (người)

Tỷ lệ %

khảo sát

Số lượng công

nhân viên được

khảo sát (người)

Lao động trực tiếp 622 62

Quản lý 700 78 10% 8

Trong đó:

¾ Những người lao động trực tiếp là nhân viên ở các phòng ban và công nhân ở các nhà máy, trợ lý tổng giám đốc.

¾ Những người quản lý là các tổ trưởng, trưởng phòng, phó phòng, giám đốc, phó giám đốc, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc.

Biến và thang đo:

Các biến được sử dụng trong nghiên cứu này bao gồm: môi trường làm việc, tiền lương và tiền thưởng, cơ hội được đào tạo và thăng tiến, quan hệ với đồng nghiệp, sự quan tâm của cấp trên.

Thang đo Likert được sử dụng để đo lường mức độ đồng ý của của đối tượng khảo sát về một phát biểu trong bản hỏi.

Phương pháp thu dữ liệu:

Dữ liệu sẽ được thu thập thông qua phỏng vấn trực diện với công nhân viên. Dạng phỏng vấn trực diện được sử dụng nhằm đảm bảo tỷ lệ hoàn tất bản hỏi cao.

Phương pháp xử lý dữ liệu:

Dữ liệu sau khi thu về sẽ được làm sạch và mã hóa. Sau đó, dữ liệu sẽ được phân tích bằng phương pháp thống kê mô tả bằng phần mềm Excel. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với công nhân viên của các đối thủ cạnh tranh, nghiên cứu về mức độ hài lòng của họ cũng được thực hiện tương tự với cỡ mẫu n = 70 công nhân viên của công ty đó.

3.3.3. Nghiên cu hoch định

3.3.3.1. Phương pháp thu thp d liu

Phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp chuyên gia thông qua phỏng vấn chuyên sâu ban lãnh đạo của công ty. Phỏng vấn chuyên sâu ban lãnh đạo công ty và cán bộ quản lý để:

¾ Đánh giá cơ hội và đe dọa; đánh giá năng lực cạnh tranh; tìm ra điểm mạnh và điểm yếu;

¾ Đề ra các phương án chiến lược và lựa chọn chiến lược.

Biến và thang đo:

Các biến trong nghiên cứu về các cơ hội và đe dọa đối với công ty bao gồm 11 thành phần chính:

¾ Môi trường vĩ mô: Bao gồm các yếu tố về kinh tế, văn hóa và xã hội, nhân khẩu học, chính trị và pháp luật, công nghệ, tự nhiên.

¾ Môi trường tác nghiệp: Bao gồm các yếu tố về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, sản phẩm thay thế, đối thủ tiềm ẩn.

Các biến trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của công ty so với đối thủ cạnh tranh bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài có tầm quan trọng quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Các yếu tố này được tìm thấy sau khi phân tích môi trường nội bộ và môi trường tác nghiệp.

Sau khi phân tích môi trường bên ngoài và môi trường nội bộ của công ty, có thể tìm ra điểm mạnh và điểm yếu của công ty dựa vào các yếu tố thành công chủ yếu của ngành.

Thông tin về chuyên gia:

Bng 3.4: Thông tin v chuyên gia

STT Thời gian làm việc

trong ngành (năm) Chức vụ Chuyên môn

1 8 Phó tổng giám đốc Cử nhân kinh tế

2 5 Giám đốc tiếp thị Thạc sĩ kinh tế

3 6 Giám đốc bán hàng Cử nhân kinh tế

3.3.3.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích để lập:

¾ Lưới chiến lược kinh doanh GE để hoạch định chiến lược cấp công ty.

¾ Ma trận Phạm vi hoạt động & Lợi thế cạnh tranh và lưới Sự nhạy cảm về giá/Mức quan tâm đến sự khác biệt: Chọn ra chiến lược cạnh tranh tổng quát cho cho mỗi đơn vị kinh doanh của công ty.

¾ Ma trận SWOT: Đưa ra chiến lược bằng cách phối hợp giữa năng lực của công ty với tình hình môi trường.

¾ Ma trận QSPM: Đánh giá và xếp hạng các phương án chiến lược khả thi để có căn cứ lựa chọn chiến lược tốt nhất.

Tóm lại, phương pháp nghiên cứu được thực hiện qua 3 bước chính:

(1) Nghiên cứu khám phá: Nghiên cứu này được thực hiện với kỹ thuật tìm các báo cáo, thông tin trên báo, đài, Internet, chuyên đề, khóa luận và các báo cáo của công ty An Xuyên... Bên cạnh đó, nghiên cứu còn được thực hiện với kỹ thuật phỏng vấn chuyên sâu có cấu trúc với các đối tượng: cán bộ quản lý, nhân viên, khách hàng.

(2) Nghiên cứu chính thức: Đầu tiên, nghiên cứu này được thực hiện với kỹ thuật phỏng vấn bằng bản hỏi đối với khách hàng và nhân viên của công ty và đối thủ

cạnh tranh. Sau đó, sử dụng các thông tin được thu thập ở các bước trên kết hợp với việc phỏng vấn chuyên sâu ban lãnh đạo công ty và cán bộ quản lý của công ty để nghiên cứu hoạch định. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chương 4: GII THIU CHUNG V CÔNG TY AN XUYÊN

W X

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược phát triển cho công ty cổ phần An Xuyên (Trang 26 - 32)