Về việc hủy bỏ di chúc

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự" ppt (Trang 97 - 104)

Theo quy định tại khoản 3 Điều 662 Bộ luật dân sự năm 2005 thì: "Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ". Như vậy, pháp luật quy định có một hình thức hủy bỏ di chúc. Từ phân tích ở phần trên, chúng tôi cho rằng, việc quy định trên là chưa dự đoán hết các tình huống xảy ra trên thực tế, ví dụ: Trường hợp người lập di chúc thực hiện hành vi xé, đốt, tiêu hủy di chúc (có lập văn bản xác nhận sự kiện này xảy ra) có được coi là họ đã hủy bỏ di chúc hay không? Hoặc sau khi lập di chúc, người lập di chúc lập văn bản tuyên bố hủy bỏ di chúc, có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì có được coi là người lập di chúc đã hủy bỏ di chúc hay không?... Những trường hợp này đều cần phải được coi là người lập di chúc đã hủy bỏ di chúc.

Vì vậy, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, chúng tôi đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần hướng dẫn cho phù hợp.

Kết luận chương 3

Những tranh chấp về thừa kế di sản nói chung và thừa kế theo di chúc nói riêng luôn luôn là vấn đề phức tạp do chính nội dung của vụ việc và còn do những quy định của pháp luật về vấn đề này chưa thật triệt để và cũng chưa thật sự phù hợp với đời sống xã hội. Thực trạng giải quyết tranh chấp về hiệu lực của di chúc còn là vấn đề phức tạp, hơn nữa vì nó liên quan đến những điều kiện của di chúc do pháp luật quy định, nhưng không

phải bao giờ và khi nào người lập di chúc cũng nhận thức được rõ và cụ thể những quy định của pháp luật về vấn đề này. Hơn nữa, do thời điểm phát sinh hiệu lực của di chúc, mà việc giải quyết những tranh chấp về hiệu lực của di chúc càng trở nên phức tạp hơn. Những tranh chấp phổ biến giữa những người thừa kế được Tòa án nhân dân giải quyết có không ít những tranh chấp liên quan đến hiệu lực của di chúc và phổ biến là về việc hiểu nội dung của di chúc đều là những tranh chấp phức tạp, do những chứng cứ để chứng minh không phải bao giờ cũng xác định được cụ thể và rõ ràng. Những quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc ở mức độ khái quát cao, lại không có văn bản dưới luật hướng dẫn thực hiện đã dẫn đến những nhận thức khác nhau giữa những người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong các cơ quan xét xử. Những kiến nghị, đề xuất của tác giả luận văn với mong muốn góp một phần nhỏ bé vào quá trình nhận thức trong việc hoàn thiện pháp luật về thừa kế nói chung và những quy định về điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng.

Kết luận

Chế định về quyền thừa kế là một chế định lớn trong Bộ luật dân sự. Chế định này nhằm để điều chỉnh những nguyên tắc chung về quyền thừa kế, về hình thức thừa kế theo di chúc và theo pháp luật, về thời hiệu khởi kiện. Những điều kiện có hiệu lực của di chúc được quy định trong Bộ luật dân sự, như những tư tưởng chỉ đạo và là cơ sở pháp lý có hiệu lực điều chỉnh cao trong việc xác định giá trị pháp lý và hiệu lực pháp luật của di chúc. Những quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc được quy định trong các văn bản pháp luật trước đây đã dần dần được thay đổi, xây dựng, củng cố, bổ sung theo hướng ngày một hoàn thiện và phù hợp hơn với nhu cầu của xã hội.

Với đề tài: "Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự", tác giả luận văn đã nghiên cứu để làm sáng tỏ về hiệu lực của di chúc theo những quy định trong Bộ luật dân sự. Đề tài luận văn đã được tác giả nghiên cứu và phân tích, có sự so sánh với những quy định tương ứng trong những quy định pháp luật của Cộng hòa Pháp, Nhật Bản, đồng thời cũng có sự so sánh với những quy định tương ứng trong các Bộ luật dân sự của chế độ thực dân - phong kiến ở Việt Nam để nhằm làm nổi bật tính độc lập và hiện đại của pháp luật Việt Nam xã hội chủ nghĩa, quy định về các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Mặt khác, qua nghiên cứu đề tài, tác giả luận văn đã chỉ rõ những quy định của pháp luật nhằm hạn chế quyền tự định đoạt của người lập di chúc trong trường hợp cụ thể, để làm nổi bật tính nhân văn sâu sắc và bản chất nhân đạo của pháp luật thừa kế Việt Nam dưới chế độ mới quy định về những người được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Thừa kế theo di chúc, những hình thức đa dạng của di chúc, đã được tác giả phân tích, làm rõ để minh chứng cho những quy định cụ thể của pháp luật thừa kế Việt Nam về vấn đề này. Các điều kiện có hiệu lực của di chúc đã được tác giả phân tích, nhận định theo hệ thống những quy định của pháp luật, để qua đó chỉ ra những quy định còn bất cập, chưa đáp ứng được những đòi hỏi của đời sống xã hội trong thừa kế theo di chúc nói chung và điều kiện có hiệu lực của di chúc nói riêng. Đề tài luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận và có những viện dẫn thực tế để xác định mức độ phù hợp của pháp luật và hiệu quả điều chỉnh của pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc. Những hạn chế

của những quy định pháp luật về các điều kiện có hiệu lực của di chúc, thực trạng giải quyết những tranh chấp về thừa kế theo di chúc, về điều kiện có hiệu lực của di chúc đã được tác giả luận văn trình bày có hệ thống, để qua đó nhấn mạnh việc xác định hiệu lực của di chúc là một việc quan trọng và cần thiết. Trên cơ sở những căn cứ, điều kiện xác định tính hiệu lực của di chúc, cũng đồng thời là biện pháp ngăn chặn những hành vi trái pháp luật do lạm dụng quyền dân sự để định đoạt tài sản và hưởng di sản trái đạo đức xã hội. Những kiến nghị trong luận văn đều được dựa trên pháp luật thực định, để qua đó cơ quan lập pháp có cơ sở khoa học trong việc sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật, để những quy định đó ngày càng phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.

danh mục Tài liệu tham khảo

1. Ph. Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb Sự thật, Hà Nội.

2. Bản thuyết minh về Dự thảo Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam.

3. Trần Hữu Biền và Tiến sĩ Đinh Văn Thanh (1995), Hỏi đáp về Pháp luật thừa kế, Nxb

Công an nhân dân, Hà Nội.

4. Bộ dân luật Sài Gòn năm 1972.

5. Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Bộ luật dân sự năm 1995.

7. Bộ luật dân sự năm 2005.

8. Bộ luật dân sự Nhật Bản (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Bộ luật Gia Long.

10. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, (2000).

11. Bộ luật Hồng Đức.

12. Chính phủ (1998), Nghị định về đăng ký hộ tịch số 83/1998/NĐ-CP, ngày 10-10-1998.

13. Chính phủ (2000), Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết về đăng ký kết hôn theo

Nghị quyết số 35/2000/QH10 của Quốc hội về việc thi hành Luật Hôn nhân và

Gia đình.

14. Dân luật Bắc kỳ 1932.

15. Dân luật Trung kỳ 1936 (Hoàng Việt Trung kỳ Hộ luật).

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Các Nghị quyết của Trung ương Đảng 1996-1999,

Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb

chính trị quốc gia, Hà Nội.

19. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt

Nam, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh.

20. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Nxb

Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh

21. Giáo trình Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam (1999), Nxb Công an nhân dân, Hà

Nội.

22. Giáo trình Luật La Mã (2001), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

23. Hiến pháp năm 1946.

24. Hiến pháp năm 1959.

25. Hiến pháp năm 1980.

26. Hiến pháp năm 1992.

27. Trần Đức Linh (1974), Danh từ pháp luật lược giải, Nxb Khai Trí, Sài Gòn, 1974.

28. Luật Đất đai năm 1987.

29. Luật Đất đai năm 1993.

30. Luật Đất đai năm 2003.

31. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959.

32. Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986.

33. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.

34. Nghị quyết 02/HĐTP ngày 19-10-1990 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối

cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế.

36. Quốc hội (2000), Nghị quyết số 35/2000/QH10, ngày 9-6-2000 về việc thi hành Luật

Hôn nhân và Gia đình.

37. Lê Kim Quế (1994), 90 câu hỏi - đáp pháp luật về thừa kế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà

Nội.

38. Sắc lệnh số 97/SL ngày 22-5-1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa.

39. Tòa án nhân dân tối cao (1959), Chỉ thị số 772-CT/TATCvề việc đình chỉ áp dụng luật

lệ của đế quốc và phong kiến.

40. Tòa án nhân dân tối cao (1968), Thông tư số 594-NCPL ngày 27-8 hướng dẫn giải

quyết tranh chấp về quyền thừa kế.

41. Tòa án nhân dân tối cao (1974), Thông tư số 15-TATC, ngày 27-9-1974 hướng dẫn xử

lý một vài loại tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình.

42. Tòa án nhân dân tối cao (1978), Thông tư số 60-TATCngày 22-2 hướng dẫn giải quyết

các tranh chấp về hôn nhân và gia đình.

43. Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81-TANDTCngày 24-7 hướng dẫn giải quyết

các tranh chấp về thừa kế.

44. Tòa án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo thống kê của ngành Tòa án nhân dân năm 2000, Hà Nội.

45. Tòa án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo thống kê của ngành Tòa án nhân dân năm 2001, Hà Nội.

46. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo thống kê của ngành Tòa án nhân dân năm 2002, Hà Nội.

47. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo thống kê của ngành Tòa án nhân dân năm 2003, Hà Nội.

48. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo thống kê của ngành Tòa án nhân dân năm 2004, Hà Nội.

49. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb Công an

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự" ppt (Trang 97 - 104)