Di chúc giả

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự" ppt (Trang 90 - 92)

Cụ Nguyễn Văn Tam (chết năm 1957) và cụ Phan Thị Dần (chết năm 1983) có 10 con chung gồm các ông, bà: Nguyễn Thị Mạnh, Nguyễn Thị Ba, Nguyễn Thị Tư, Nguyễn Thị Tốt, Nguyễn Thị Hấn, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Thị Chăm, Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Tấn Tài và Nguyễn Văn Chích. Di sản của cụ Tam và cụ Dần để lại gồm 1 căn nhà trên 502 m2 đất thổ cư, 12 cây dừa, 1 cây gòn, 1 cây bát, 1 tủ đứng, 1 tủ thờ. Năm

1997, khi Nhà nước làm sân vận động có thu hồi 350 m2 đất là di sản của cụ Tam và cụ

Dần và đền bù 100 triệu đồng.

Ông Nguyễn Hữu Hạnh (nguyên đơn) khai: Cụ Tam và cụ Dần chết, không có di chúc. Ông yêu cầu chia thừa kế.

Bà Nguyễn Thị Chăm (bị đơn) cho rằng năm 1993, cụ Dần có di chúc cho bà Chăm toàn bộ nhà đất, nên bà Chăm không đồng ý chia thừa kế.

Bản án 201/DSST ngày 10-12-1997 của Tòa án nhân dân thị xã Long Xuyên và bản án số 126/DSPT ngày 3-4-1998 của Tòa án nhân dân tỉnh An Giang đã hủy di chúc năm 1993 do bà Chăm xuất trình; chia thừa kế theo pháp luật.

Như vậy, trong vụ án này, bà Chăm xuất trình di chúc của cụ Dần mà bà Chăm cho rằng cụ Dần đã lập năm 1993. Lời khai và tài liệu do bà Chăm xuất trình mâu thuẫn với sự kiện: Cụ Dần chết năm 1983. Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy di chúc do bà Chăm xuất trình là đúng pháp luật vì cụ Dần đã chết năm 1983 thì không thể lập di chúc vào năm 1993.

3.2.6. "Định cho" có được coi là định đoạt tài sản hay không?

Cụ Đào Văn Luận và cụ Đinh Thị Mộc là vợ chồng, có 3 con chung là ông Đào Đăng Khoa, ông Đào Đức Bảng và bà Đào Thị Kim Thịnh. Cụ Đinh Thị Mộc chết tháng 1-1995, không có di chúc. Cụ Đào Văn Luận chết tháng 11-1995. Cụ Luận và cụ Mộc để lại

một ngôi nhà cấp 4 trên diện tích 1.000 m2 tại tổ 18, phố Minh Hà, Tiên Cát, thành phố V,

Ông Đào Đức Bảng hy sinh năm 1976, có con là Đào Mạnh Phú. Ông Đào Đăng Khoa chết năm 2003, có vợ là bà Hoàng Thị Thanh.

Từ khi hai cụ mất, di sản do bà Hoàng Thị Thanh quản lý.

Bà Đào Thị Kim Thịnh, anh Đào Mạnh Phú yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà đất của cụ Luận và cụ Mộc.

Bà Hoàng Thị Thanh xuất trình bản di chúc do cụ Luận lập năm 1982, có chữ ký của cụ Luận, có 2 người làm chứng. Bà Thanh cho rằng di chúc của cụ Luận cho vợ chồng bà toàn bộ tài sản nên không đồng ý chia thừa kế. Di chúc viết: "… tôi định cho vợ chồng Khoa và Thanh toàn bộ nhà đất".

Bản án số 07/DSST ngày 13-1-2004 Tòa án nhân dân thành phố V đã quyết định: Bác di chúc của cụ Luận do bà Thanh xuất trình, chia di sản thừa kế theo pháp luật.

Bà Thanh kháng cáo yêu cầu chia thừa kế theo di chúc.

Bản án phúc thẩm số 17/DSPT ngày 25-4-2004 Tòa án nhân dân tỉnh P đã nhận định: Bản di chúc của cụ Luận được các bên thừa nhận chữ ký trong di chúc là của cụ Luận, nhưng khi cụ Luận viết di chúc năm 1982 thì cụ Mộc vẫn còn sống. Đến năm 1995 cụ Mộc chết, nhưng cụ Mộc vẫn không hề có ý kiến gì về di chúc này. Mặt khác, mặc dù đã viết di chúc năm 1982, nhưng sau đó cụ Luận đã nhiều lần viết thư đề nghị bà Thịnh thảo hộ cụ bản nháp di chúc khác. Tại các thư này, cụ Luận viết là cụ viết di chúc năm 1982 là để vợ chồng bà Thịnh giữ lấy nhà đất. Như vậy, về hình thức bản di chúc không có chữ ký của cụ Mộc người đồng sở hữu tài sản với cụ Luận. Về nội dung, cụ Luận viết không nhằm mục đích chia di sản. Do vậy, bản di chúc năm 1982 của cụ Luận đã không đúng cả nội dung và hình thức nên không thể thỏa mãn nội dung kháng cáo của bà Thanh được.

Bản án phúc thẩm đã y án sơ thẩm.

Chúng tôi thấy rằng, bản án phúc thẩm trên lập luận chưa đúng, bởi vì: Dù cụ Mộc không có ý kiến vào di chúc của cụ Luận thì di chúc của cụ Luận cũng có hiệu lực đối với phần di sản của cụ Luận bằng 1/2 tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, di chúc của cụ Luận

mới chỉ "định cho " nên chưa thể coi là cụ Luận đã định đoạt tài sản. Vì vậy, di chúc không phát sinh hiệu lực.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Các điều kiện có hiệu lực của di chúc theo quy định của Bộ luật dân sự" ppt (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)