Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trong các công ty chứng khoán Việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 51)

2.1 Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Nam.

Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng và Chính phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ 90 (thế kỷ 20) nhằm xác lập một kênh huy động vốn mới cho đầu tư phát triển. Việc nghiên cứu, xây dựng đề án thành lập TTCK đã được nhiều cơ quan Nhà nước, các Viện nghiên cứu phối hợp đề xuất với Chính phủ. Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 207/QĐ-TCCB ngày 6/11/1993 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng đề án và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích hợp. Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính phủ về mô hình TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu, khảo sát thực tế một số TTCK trong khu vực và trên thế giớí và sự kết hợp của nhiều bộ, ngành, nhiều cơ quan liên quan...

Vì vậy, tháng 9/1994, Chính phủ quyết định thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban. Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN và ý kiến của các Bộ, ngành liên quan ngày 29/6/1995, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam. Ban Chuẩn bị tổ chức TTCK có nhiệm vụ: soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và TTCK; soạn thảo Nghị định của Chính phủ về thành lập Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; chuẩn bị cơ sở vật chất, đội

ngũ cán bộ quản lý nhà nước, quản lý thị trường, kinh doanh về chứng khoán; hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế trong việc tổ chức TTCK ở Việt Nam. Đây là bước đi có ý nghĩa rất quan trọng nhằm thúc đẩy quá trình hình thành TTCK, làm tiền đề cho sự ra đời cơ quan quản lý nhà nước với chức năng hoàn chỉnh và đầy đủ hơn.

UBCKNN được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK với mục tiêu chính là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. Có thể nói, việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trước khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của TTCK sau đó.

Ngày 20/7/2000 TTGDCK TP.Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg, ngày 11/07/1998 chính thức khánh thành và đi vào hoạt động thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 đã đánh dấu một sự kiện quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội của đất nước. Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo ra một kênh huy động và luân chuyển vốn mới phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, là sản phẩm của nền chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và nhà nước ta, đánh dấu cột mốc quan trọng sự ra đời thị trường chứng khoán tại Việt Nam. Trung tâm được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán tập trung tại Việt Nam. Tại thời điểm ra đời, TTGDCK TP.HCM gặp rất nhiều khó khăn như: hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung chưa được hoàn thiện, các văn bản điều chỉnh hoạt động trên thị trường chứng khoán còn nhiều bất cập, chồng chéo, chưa thống nhất...., đội ngũ cán bộ quản lý điều hành chưa có kinh nghiệm thực

tiễn, sự hiểu biết của công chúng về đầu tư chứng khoán và TTCK còn nhiều hạn chế. Thêm vào đó, TTGDCK khai trương và chính thức đi vào hoạt động trong bối cảnh đất nước chưa thoát khỏi ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, tiền tệ khu vực, mức đầu tư cho nền kinh tế giảm sút, nhu cầu huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao, thu nhập bình quân đầu người còn quá thấp...số vốn các doanh nghiệp huy động được qua thị trường chứng khoán còn quá nhỏ. Hoạt động của thị trường sơ cấp rất mờ nhạt trong hai năm đầu đi vào hoạt động có duy nhất Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO) phát hành thêm 01 triệu cổ phiếu mới (tương dương với số vốn 35 tỷ đồng) để huy động vốn cho dự án giấy Kraft. Đến ngày 30/6/2003 nếu tính cả vốn huy động ngân sách Nhà nước thông qua đấu thầu và bảo lãnh phát hành, đã có 5.400 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Quỹ hỗ trợ phát triển niêm yết trên thị trường. Thị trường chứng khoán chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Tuy vậy, sự quan tâm rất lớn của Chính phủ, các Bộ ngành, đặc biệt là sự chỉ đạo kịp thời, hiệu quả của UBCKNN, hoạt động TTGDCK TP.HCM đã phát triển về nhiều mặt, thực hiện tốt vai trò tổ chức và vận hành các hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường tập trung thông suốt, an toàn và hiệu quả, số lượng chứng khoán niêm yết đã tăng dần qua các năm.

Để triển khai có hiệu quả hơn nhiệm vụ điều phối hoạt động của các Bộ ngành chức năng trong việc thúc đẩy thị trường chứng khoán phát triển, ngày 19 tháng 02 năm 2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN vào Bộ Tài chính. Đồng thời, căn cứ Nghị định số 66/2004/NĐ-CP ngày 19/02/2004, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ, ngày 07/9/2004 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 161/2004/QĐ-TTg quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của UBCKNN. Theo Quyết định này, UBCKNN là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK; trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán và TTCK... Việc chuyển UBCKNN vào Bộ tài chính là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển TTCK ở Việt Nam.

Việc hoạch định và ban hành các chính sách quản lý Nhà nước về TTCK của Bộ Tài chính sẽ nhanh nhạy và hiệu quả hơn, khả năng gia tăng một lượng lớn hàng hoá có chất lượng cho TTCK - điểm mấu chốt để phát triển thị trường - đồng thời các chính sách tài chính khác được triển khai từ Bộ Tài chính (như phát hành trái phiếu, thuế, phí...) sẽ tạo thêm sự gắn kết, sự đồng bộ, đảm bảo yếu tố an toàn cho TTCK và các thị trường tài chính khác.

Theo Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998, TTGDCK Hà Nội, được thành lập với các hoạt động chính là tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán niêm yết, đấu giá cổ phần và đấu thầu trái phiếu. Ngày 14/07/2005, SGDCK thứ cấp của Trung Tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội dành cho các loại chứng khoán chưa được niêm yết chính thức (là sàn giao dịch OTC) đi vào hoạt động. Việc mua bán chứng khoán của các doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường tự do phần nào mang tính rủi ro vì thông tin không đầy đủ, các quan hệ cung cầu, giá cả trên thị trường này không phản ảnh một cách đầy đủ, chính xác. Vì vậy việc đưa sàn giao dịch thứ cấp vào hoạt động sẽ giúp các doanh nghiệp cổ phần chưa niêm yết sẽ có điều kiện huy động vốn dễ dàng hơn và nhà đầu tư được tham gia hoạt động mua bán chứng khoán minh bạch hơn, an toàn hơn; từ đó mở rộng phạm vi thị trường có tổ chức, thu hẹp thị trường tự do. Ngay trong ngày khai trương, 6 cổ phiếu đầu tiên đăng ký giao dịch( CP của công ty cổ phần Hacinco, cổ phiếu công ty cổ phần Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng, cổ phiếu công ty Điện lực Khánh Hòa,…). Tổng giá trị CP được chấp nhận đăng ký giao dịch đạt gần 1.420 tỷ đồng tính theo giá trị mệnh giá… Việc khai trương sàn giao dịch thứ cấp phi tập trung là một bước trong chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Với cơ chế giao dịch mang tính thỏa thuận cao, hoạt động của thị trường chứng khoán Hà Nội đã thực sự mở đường cho một thị trường OTC hiện đại trong tương lai - một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu thị trường chứng khoán hoàn chỉnh.

Tuy nhiên, thời gian này, hiện tượng "bong bóng tài chính" đã xuất hiện. Vì vậy để bảo vệ các nhà đầu tư, UBCKNN đã dưa ra một loạt các biện pháp, trong đó đáng kế nhất là tăng cung chứng khoán, giảm biên độ giao

dịch, quy định khối lượng giao dịch tối đa cho một loại chứng khoán...Trước tình hình đó, tháng 6/2006 Quốc hội đã thông qua Luật Chứng Khoán chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2006 là một bước hoàn thiện cơ bản khung pháp lý, tạo sự tin tưởng cho giới đầu tư kinh doanh chứng khoán trong và ngoài nước. Điều này thực sự đã tạo nên cho TTCK Việt Nam một động lực thúc đẩy thực sự.

Ngày 8 tháng 8 năm 2007, TTGDCK TP.Hồ Chí Minh được đổi tên thành SGDCK Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Ngày 17 tháng 1 năm 2009 Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (SGDCK Hà Nội) được thành lập theo Quyết định số 01/2009/QĐ-Ttg ngày 2/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở chuyển đổi, tổ chức lại TTGDCK Hà Nội. SGDCK Hà Nội hoạt động theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu nhà nước với vốn điều lệ là 1.000 tỷ đồng đã chính thức đánh dấu sự phát triển của Thị trường chứng khoán Việt Nam theo một hướng tổ chức hoạt động chuyên nghiệp hơn so với những ngày đầu khởi lập thị trường.

2.1.2 Thực trạng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua.

Trong cả quá trình phát triển của mình, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cho tới nay đã đạt được những thành tựu nhất định, trên phạm vi cả nước đã hình thành hai sàn chứng khoán lớn: Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX); Sàn giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh (HOSE) với sự tham gia giao dịch của nhiều công ty chứng khoán. Giai đoạn 2005-2006 là giai đoạn phát triển nhanh của TTCK Việt Nam. Mặc dù quy mô thị trường tăng cao, song quan hệ cung cầu chứng khoán nhiều lúc mất cân đối thậm chí gây nên tình trạng "bong bóng giá" gây nên những biến động thị trường, do vậy TTCK hoạt động chưa thực sự ổn định vững chắc, có những thời điểm thị trường rất ảm đạm nhưng cũng có những thời điểm thị trường tăng trưởng đột biến: Sự lên giá của các loại cổ phiếu trong tháng 3, tháng 4 năm 2006; sự xuống giá cổ phiếu tháng 7/2006 và sự lên giá cổ phiếu tháng 11, 12/2006 vẫn thể hiện sự không ổn định trong các hoạt động giao dịch của thị trường. Chính vì vậy, tại Việt Nam sau nhiều năm kinh tế tăng trưởng cao và liên tục (chỉ số VN-Index lên tới đỉnh 1174,22

điểm ngày 11/03/2007) thì đầu năm 2008, kinh tế Việt Nam đã lộ diện rõ những bất ổn nội tại: thâm hụt ngân sách cao, lạm phát phi mã, nhập siêu lớn và tỷ giá biến động phức tạp...

Trong cả năm 2008, trừ một hai đợt hồi phục hiếm hoi của thị trường, nhìn toàn cảnh có thể thấy niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường vào thị trường suy giảm mạnh, nhà đầu tư thua lỗ nặng nề do thị trường liên tục lao dốc. Tình hình kinh tế vĩ mô xấu, lạm phát tăng cao trong sáu tháng đầu năm 2008 đã khiến lãi suất trái phiếu biến động mạnh, nhà đầu tư nước ngoài liên tục bán trái phiếu chính phủ với khối lượng lớn trên thị trường thứ cấp. Trong khi các nhà đầu tư tổ chức rút vốn khỏi thị trường thì các nhà đầu tư nhỏ cũng quay lưng với chứng khoán và chuyển sang những kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn. Thị trường trái phiếu năm 2008 tăng trưởng với mức giao dịch bình quân 869 tỷ/ngày, tăng 83% so với năm 2007. Thị trường cổ phiếu giao dịch sụt giảm, đạt 740 tỷ/ngày, giảm 30% so với năm 2007…

Tình trạng này vẫn tiếp diễn khi TTCK Việt Nam được đánh giá là thị trường tăng trưởng tệ nhất châu Á trong suốt quý I năm 2009. Chỉ số Vn- Index từ đầu năm đến tháng 2/2009 hạ 22%, mức hạ tệ nhất so với các thị trường châu Á khác. Giá trị giao dịch cổ phiếu trung bình trong ngày tháng 2/2009 tại Sàn giao dịch chứng khoán TPHCM và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội chỉ là 13 triệu USD. Tổng giá trị vốn hoá thị trường rơi xuống mức khoảng 10 tỷ USD, không một cổ phiếu niêm yết nào có giá trị vốn hoá thị trường lớn hơn 1 tỷ USD và chỉ có 4 cổ phiếu có giá trị vốn hoá hơn 500 triệu USD. Trong số 329 công ty niêm yết, 23 công ty thua lỗ, trong đó có cả một số công ty trước đây từng được nhà đầu tư nước ngoài hết sức ưa chuộng như Công ty cổ phần cơ điện lạnh (REE), Công ty cổ phần Gemadept (GMD) và Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông (SAM).

Ngay trong thời điểm đầu năm, rất nhiều chuyên gia đều cho rằng năm 2009 được dự báo vẫn tiếp tục là thời kỳ cực kỳ khó khăn đối với TTCK VN khi đà suy thoái kinh tế thế giới cũng như khủng hoảng thị trường tài chính tiền tệ chưa có dấu hiệu chấm dứt. Nhưng trên thực tế, thị trường chứng khoán thế giới nói chung và TTCK VN nói riêng đã nhanh chóng tăng trưởng

trở lại theo đà phục hồi kinh tế. Chỉ số VN-Index xác lập được những đỉnh cao trên 600 trong năm từ mốc thấp nhất 235 điểm tại thời điểm cuối tháng 2/2009. Thị trường chỉ giảm sâu đến hết quý 1/2009 và quay trở lại hồi phục trong quý 2/2009 khi những tia sáng về sự hồi phục của nền kinh tế xuất hiện. Từ cuối tháng 3/2009 đến thời điểm tháng 11/2009 thị trường đã đạt được sự tăng trưởng đáng kinh ngạc và có những thành tựu nhất định. Tổng giá trị giao dịch trên cả hai sàn đến hết tháng 10/2009 là 490 nghìn tỷ (sàn HoSe là 329 nghìn tỷ và sàn HNX là 161 nghìn tỷ) tăng gấp 2,7 lần so với tổng giá trị giao dịch của năm 2008 và gấp 1,75 lần so với cả năm 2007. Tổng giá trị vốn hóa thi trường niêm yết tại hai sàn lên tới hơn 669 nghìn tỷ đồng (39 tỷ USD), tương đương 55% GDP của năm 2008. Mức vốn hoá này đã tăng gần gấp 3 lần so với thời điểm cuối năm 2008.

Trong vài năm trở lại đây các công cụ tài chính đã thực sự trở thành

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trong các công ty chứng khoán Việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)