Kế toán các chứng khoán thương mại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trong các công ty chứng khoán Việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 35)

Các chứng khoán thương mại được ghi nhận ban đầu theo giá bao gồm toàn bộ chi phí chi ra để có được chứng khoán ở trạng thái sẵn sàng để giao dịch (giá gốc). Khi mua một chứng khoán thương mại (cổ phiếu, trái phiếu…) thì các công ty chứng khoán căn cứ vào chi phí thực tế mua ( giá mua cộng (+) chi phí môi giới, giao dịch, chi phí thông tin, lệ phí, phí ngân hàng,…). Trường hợp khi mua trái phiếu có chiết khấu hoặc phụ trội sẽ được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh hoặc doanh thu . Kế toán ghi:

Nợ TK 121: Chứng khoán thương mại Có TK 331: Phải trả cho người bán Có TK 111: Tiền mặt

Có TK 112: Tiền gửi ngân hàng Có TK 141: Tạm ứng

Sau khi ghi nhận ban đầu công ty có thể chọn một trong hai phương pháp ghi nhận: theo phương pháp giá gốc hoặc theo phương pháp giá trị hợp lý.

Nếu theo phương pháp giá gốc:

+ Định kì tính lãi và thu lãi trái phiếu, tín phiếu, kỳ phiếu

Trường hợp nhận tiền lãi và sử dụng tiền lãi tiếp tục mua bổ sung trái phiếu, tín phiếu (không mang tiền về công ty mà sử dụng tiền lãi mua ngay trái phiếu), ghi

Nợ TK 121 - Chứng khoán thương mại Có TK 511 – Doanh thu (51121) Trường hợp nhận lãi bằng tiền, ghi Nợ các TK 111, 112,...

Có TK 511 – Doanh thu (51121)

Trường hợp nhận lãi đầu tư bao gồm cả lãi dồn tích trước khi mua lại khoản đầu tư đó thì phải phân bổ số tiền lãi này. Chỉ ghi nhận là doanh thu hoạt động tài chính phần tiền lãi của các kỳ mà công ty mua khoản đầu tư này; khoản tiển lãi dồn tích trước khi công ty mua lại khoản đầu tư được ghi giảm giá trị của chính khoản đầu tư đó, ghi

Nợ các TK 111, 112,...(Tổng tiền lãi thu được)

Có TK 121 – Chứng khoán thương mại (phần tiền lãi dồn tích trước khi công ty mua lại khoản đầu tư)

Có TK 511 – Doanh thu (Phần tiền lãi của các kỳ mà công ty mua khoản đầu tư này) (51121)

+ Định kỳ nhận cổ tức (nếu có), ghi Nợ các TK 111, 112,...

Nợ TK 138 – Phải thu khác (chưa thu được tiền ngay) Có TK 511 – Doanh thu (51121)

+ Khi chuyển nhượng chứng khoán thương mại, căn cứ vào giá bán chứng khoán:

Trường hợp có lãi, ghi

Nợ TK 331 – Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán) Có TK 121 – Chứng khoán thương mại (Gía vốn)

Có TK 511 – Doanh thu (Chênh lệch giữa giá bán lớn hơn giá vốn) Trường hợp bị lỗ, ghi

Nợ các TK 111,112 hoặc 131 (Tổng giá thanh toán)

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động kinh doanh (Chênh lệch giữa giá bán nhỏ

hơn giá vốn)

Có TK 121 – Chứng khoán thương mại (Giá vốn) Các chi phí về bán chứng khoán, ghi

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động kinh doanh Có các TK 111,112,...

+ Thu hồi hoặc thanh toán chứng khoán đầu tư ngắn hạn đã đáo hạn, ghi

Nợ các TK 111, 112 hoặc 131

Có TK 121 – Chứng khoán thương mại (Giá vốn) Có TK 511 – Doanh thu

Theo phương pháp giá gốc, khi lập và trình bày Báo cáo tài chính nếu có bằng chứng khách quan cho thấy sự giảm giá trị của chứng khoán thương mại thì kế toán phải tiến hành lập dự phòng giảm giá chứng khoán thương mại. Do đó, chỉ các công ty áp dụng phương pháp kế toán trên cơ sở giá gốc mới lập dự phòng giảm giá các công cụ tài chính và việc trích lập, hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính. Điều kiện để trích lập dự phòng đối với các công ty chứng khoán là:Công cụ tài chính (chứng khoán…) của công ty kinh doanh được đầu tư theo đúng quy định của pháp luật; Và được tự do mua, bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập Báo cáo tài chính có giá thị trường giảm xuống so với giá ghi trên sổ kế toán (Chứng khoán không được mua bán tự do thì không được lập dự phòng)

Mức lập dự phòng được xác định bằng chênh lệch giữa giá trị thuần có thể thực hiện được (giá thị trường) và giá gốc ghi trên sổ kế toán. Công ty

phải lập dự phòng cho từng loại chứng khoán đầu tư theo phương pháp giá gốc khi có biến động giảm giá tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm theo công thức: Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán bằng (=) Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm cuối kỳ kế toán năm nhân (x) giá gốc chứng khoán ghi trên sổ kế toán trừ (-) giá thị trường của chứng khoán đầu tư. Nếu số dự phòng kỳ này cao hơn số dự phòng đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì số chênh lệch đó được ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Nếu số dự phòng năm nay thấp hơn số dự phòng đã lập đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch đó được ghi giảm chi phí kinh doanh.

- Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào biến động giảm giá của các khoản đầu tư ngắn hạn hiện có, tính toán mức dự phòng cần lập lần đầu, ghi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động kinh doanh

Có TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn - Cuối kỳ kế toán sau:

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn phải lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn đã lập cuối kì trước thì số chênh lệch nhỏ hơn phải được hoàn nhập, ghi:

Nợ TK 129 – Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn Có TK 631– Chi phí hoạt động kinh doanh

+ Nếu khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn phải lập ở kỳ kế toán này lớn hơn khoản dự phòng giảm giá khoản đầu tư ngắn hạn lập cuối kỳ kế toán trước thì phải trích lập thêm theo số chênh lệch lớn hơn, ghi:

Nợ TK 631– Chi phí hoạt động kinh doanh( 6316) Có TK 129– Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn

Nếu công ty chứng khoán kế toán theo phương pháp giá trị hợp lý: Khi mua chứng khoán thì ghi nhận ban đầu theo giá thực tế mua như phương pháp giá gốc, sau đó ghi nhận theo giá trị hợp lý:

+ Định kỳ, khi lập và trình bày báo cáo tài chính kế toán tiến hành đánh giá số chứng khoán thương mại đang nắm giữ theo giá trị hợp lý:

Nếu giá trị hợp lý nhỏ hơn giá trị ghi sổ, ghi:

Có TK 121 – Chứng khoán thương mại Nếu giá trị hợp lý lớn hơn giá trị ghi sổ, ghi: Nợ TK 121 – Chứng khoán thương mại

Có TK 511 – Doanh thu (51122)

+ Mua trái phiếu với giá chiết khấu (giá mua thấp hơn mệnh giá và lãi suất ghi trên trái phiếu thấp hơn lãi suất thị trường):

Khi chuyển tiền thanh toán và công ty chứng khoán nhận được chứng khoán, ghi:

Nợ TK 121 – Chứng khoán thương mại Có các TK 111, 112,...

Định kỳ ghi nhận số chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa ghi trên trái phiếu và lãi suất tính theo lãi suất thị trường tại thời điểm mua, ghi:

Nợ TK 121 – Chứng khoán thương mại Có TK 511 – Doanh thu

(Bút toán này sẽ dùng ghi nhận khi giá trị trái phiếu phản ánh trên tài khoản 121 đúng bằng mệnh giá trái phiếu)

+ Mua trái phiếu với giá phụ trội (giá mua cao hơn mệnh giá và lãi suất ghi trên trái phiếu cao hơn lãi suất thị trường)

Khi chuyển tiền và công ty chứng khoán nhận được chứng khoán, ghi: Nợ TK 121 – Chứng khoán thương mại

Có các TK 111, 112,...

Định kỳ ghi nhận số chênh lệch giữa lãi suất danh nghĩa ghi trên trái phiếu và lãi suất tính theo lãi suất thị trường tại thời điểm mua, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động kinh doanh Có TK 121 – Chứng khoán thương mại

(Bút toán này sẽ dùng ghi nhận khi trên tài khoản 121 phản ánh giá trị trái phiếu đúng bằng mệnh giá trái phiếu)

Đối với những chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn (các chứng khoán phi phái sinh hưởng các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và có thời gian đáo hạn cố định mà công ty có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn) và các chứng khoán đầu tư sắn sàng để bán (là các chứng

khoán phi phái sinh được xác định là sẵn sàng để bán mà không phải các khoản đầu tư chứng khoán nắm giữ đến ngày đáo hạn hoặc là chứng khoán thương mại) thì được coi là các chứng khoán đầu tư dài hạn. Các chứng khoán đầu tư dài hạn này được ghi nhận ban đầu theo giá gốc hoặc giá trị hợp lý và cộng với chi phí giao dịch liên quan trực tiếp đến việc mua. Sau khi ghi nhận ban đầu công ty có thể chọn một trong hai nguyên tắc sau:

Theo nguyên tắc giá gốc thì khi lập và trình bày báo cáo tài chính nếu có bằng chứng khách quan cho thấy sự giảm giá trị chứng khoán thì phải lập dự phòng (sử sụng TK 229).

Theo nguyên tắc giá trị hợp lý thì khi lập và trình bày báo cáo tài chính cần phải xác định được các khoản đầu tư chứng khoán dài hạn được phân loại vào nhóm sẵn sàng để bán theo giá trị hợp lý. Chênh lệch giữa giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu mà không thực hiện lập dự phòng khi khoản đầu tư chứng khoán dài hạn bị giảm giá. Trường hợp các khoản đầu tư dài hạn cào công cụ vốn chủ sở hữu không có giá trị niêm yết trên Sở (Trung tâm) giao dịch chứng khoán và giá trị hợp lý không thể xác định một cách đáng tin cậy thì sẽ phản ánh theo giá trị ghi sổ.

Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn sẽ được phản ánh theo giá trị phân bổ sử dụng phương pháp lãi suất thực tế như sau:

+ Trường hợp khoản đầu tư chứng khoán mua theo giá có chiết khấu, định kỳ xác định số chiết khấu phân bổ trên cơ sở lãi suất thực tế, ghi:

Nợ TK 224 – Đầu tư chứng khoán dài hạn (2242) Có TK 511 – Doanh thu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Với trường hợp chứng khoán ban đầu mua theo giá có phụ trội. Định kỳ, phân bổ số phụ trội trên cơ sở lãi suất thực tế, ghi:

Nợ TK 631 – Chi phí hoạt động kinh doanh

Có TK 224 – Đầu tư chứng khoán dài hạn (2242)

( Bút toán này sẽ dùng khi ghi nhận giá trị trái phiếu phản ánh trên TK 224 đúng bằng mệnh giá chứng khoán).

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trong các công ty chứng khoán Việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 29 - 35)