Kinh nghiệm của quốc tế về kế toán các loại chứng khoán trong các công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trong các công ty chứng khoán Việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 44)

các công ty chứng khoán

Là một trong những quốc gia láng giềng thân cận của Việt Nam, từ những năm 1990, Trung Quốc bắt đầu cải tổ lại hệ thống kế toán của mình. Trung Quốc đã thực hiện một bước đột phá lớn nhất từ trước tới nay...khi Bộ Tài chính yêu cầu 1.200 công ty được niêm yết trên các thị trường chứng khoán và các công ty chứng khoán Thẩm Quyến và Thượng Hải phải áp dụng, với một số ngoại lệ đặc biệt, các quy tắc tương tự như IFRS. Trung Quốc đã cho phép các công ty không niêm yết trên hai thị trường trên được chọn lựa tuân thủ các chuẩn mực đó "trên cơ sở tự nguyện"- một cụm từ có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau. Nếu những thay đổi đó không chỉ nhằm mục đích đánh bóng hình ảnh kế toán Trung Quốc để thu hút đầu tư nước ngoài, thì đây sẽ là một mốc đánh dấu một sự chuyển dịch toàn diện của các DN Trung Quốc nói riêng, nền kinh tế cũng như Chính phủ Trung Quốc nói chung.

Theo đó, một hệ thống kế toán mới chắc chắn sẽ có ích cho Trung Quốc, các công ty sẽ quản lý tốt hoá đơn, chứng từ trong quá trình hoạt động kinh doanh nhưng kinh doanh kế toán của họ lại bị phức tạp hoá với việc sử dụng một cẩm nang hướng dẫn dầy cộp cùng sự thiếu rõ ràng trong việc phân biệt các loại dự phòng khác nhau. Nền kinh tế Trung Quốc đang tăng trưởng với một tốc độ mạnh mẽ, tuy nhiên, rất khó để đưa ra nhận định về tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty riêng lẻ. Người ta cho rằng, một số công ty chứng khoán Trung Quốc hiện đang duy trì nhiều hệ thống sổ kế toán khác nhau - một sổ để báo cáo cho nhà nước, một sổ ghi chép nội bộ công ty, một sổ cho các nhà đầu tư nước ngoài và một sổ để báo cáo hoạt động thực tế đang diễn ra. Và ý kiến này hoàn toàn có cơ sở thực tiễn. Theo cách tiếp cận mới, sổ kế toán sẽ được lập theo 39 chuẩn mực dựa trên nguyên tắc được thiết lập nhằm phản ánh giá trị kinh tế của một doanh nghiệp, với mục tiêu sử dụng giá thị trường bất cứ khi nào có thể. Việc nắm bắt đầy đủ về doanh thu, chi phí, và nợ sẽ giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty Trung Quốc

cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài và đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài. Với tất cả các lợi ích này, quyết định chuyển đổi các chuẩn mực kế toán, theo một nhà quan sát chính quyền đưa ra quyết định này nhằm mục tiêu đưa Trung Quốc hội nhập với phần còn lại của thế giới. Nhưng các chuẩn mực kế toán quốc tế được xây dựng trên những nền tảng mà Trung Quốc không có, chẳng hạn như kinh nghiệm về ghi chép sổ sách xác thực và thị trường lành mạnh, phát triển cho phép xác định "giá trị hợp lý" của các công cụ tài chính,các loại chứng khoán thương mại (cổ phiếu, trái phiếu...) và các công cụ phái sinh. Quyết định áp dụng hoàn toàn các chuẩn mực kế toán quốc tế được đưa ra vào tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực khoảng đầu năm 2007 tại Trung Quốc. Công bố này đã nhận được nhiều sự ủng hộ cũng như cảm giác bất ngờ. Bởi vì ngay cả với Mỹ, quốc gia có thị trường tài chính phát triển nhất thế giới cũng lo ngại về việc áp dụng nguyên tắc báo cáo theo "giá trị hợp lý" dựa theo thị trường và xây dựng lộ trình sẽ chỉ hội tụ một phần với các chuẩn mực quốc tế vào cuối năm 2008 nếu có thể thực hiện được. Thái Lan và Hàn Quốc cũng chưa cam kết hội tụ các hệ thống kế toán của mình với IFRS, mặc dù những nước này đã áo dụng các hệ thống kế toán theo kinh tế thị trường trước Trung Quốc nhiều năm.

Đối với Hoa Kỳ, nỗ lực thức đẩy quá trình hội tụ vẫn được thực hiện đều đặn và vững chắc. Hiệp ước Norwalk năm 2002 giữa FASB và IASB đã chính thức hóa cho cam kết hội tụ kế toán giữa hai bên. Theo hiệp ước này, FASB và IASB cam kết sẽ nỗ lực hết mình để:

- Làm cho các chuẩn mực báo cáo tài chính hiện hữu của họ hòa hợp nhau khi thực hiện.

- Cùng nhau hợp tác trong những dự án nghiên cứu trong tương lai, tiếp tục những dự án chung để đảm bảo luôn đạt được sự tương thích, hòa hợp.

- Ưu tiên loại bỏ những khác nhau giữa các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung ở Mỹ (US GAAP) và IFRS trong cả ngắn hạn và dài hạn.

Tuy nhiên, suy thoái kinh tế cuối thập niên 2000 là cuộc suy thoái kinh tế và suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra đồng thời ở nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới lại bị cho rằng bắt nguồn từ sự chỉnh sửa này. Nó

có nguồn gốc từ suy thoái kinh tế Hoa Kỳ cuối thập niên 2000 và khủng hoảng tài chính 2007-2010. Mức độ và quy mô của đợt suy thoái này lớn đến mức nhiều người gọi nó Đại Suy thoái do tầm ảnh hưởng của nó lan tới nhiều nước kể cả các nước phát triển như Anh, Pháp, Đức… cũng như các nước đang phát triển và các nước công nghiệp hoá mới. Thậm chí có người gọi nó là Đại Khủng hoảng thứ hai. Hoa Kỳ là trung tâm của suy thoái kinh tế toàn cầu mặc dù không phải là nước suy thoái nghiêm trọng nhất. Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước lượng rằng nền kinh tế Hoa Kỳ năm 2009 thu hẹp 2,6%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ đã tăng từ mức 4,9% vào tháng 12 năm 2007 lên 9,5% vào tháng 6 năm 2009. Nhiều ngành kinh tế của Hoa Kỳ thu hẹp sản xuất. Và thực tế này đã khiến cho các nhà hoạch định thị trường tín dụng, thị truờng chứng khoán cũng như các nhà quản lí đặt ra câu hỏi “Hệ thống tài chính Mỹ đổ vỡ có phải do lỗi của kế toán giá trị hợp lý?”

Trong quá trình lập báo cáo tài chính, các công ty thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán (Accrual earnings management) có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ của công ty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này đặc biệt đối với những ước tính liên quan đến ước tính theo giá trị hợp lý _ giá trị thị trường (giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nợ khó đói, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuống dưới giá trị thuần, vốn hoá các khoản chi phí không đủ điều kiện...) nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phù phép lợi nhuận. Thủ thuật phù phép lợi nhuận dựa trên các ước tính kế toán thực chất không làm tăng lợi nhuận mà chỉ đơn thuần chuyển lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ hiện tại. Hậu quả tất yếu là lợi nhuận các năm sau sẽ bị giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường, báo cáo tài chính các năm tiếp theo cũng phải được phù phép. Tuy nhiên, càng về sau, mức lợi nhuận cần phù phép càng lớn khiến cho việc sử dụng các ước tính kế toán trở lên vô hiệu. Khi đó, khủng hoảng là điều khó tránh khỏi. Điều quan trọng cần nhớ là các bảng báo cáo tài chính luôn được nhiều nhóm đối tượng nghiên cứu cẩn thận với nhiều mục đích khác nhau. Các nhà đầu tư sử dụng chúng để đánh giá những rủi ro thị trường cũng như tiềm năng tăng trưởng thu nhập trong

khi cơ quan quản lý sẽ sử dụng chúng để đảm bảo rằng các công ty chứng khoán có đủ nguồn vốn và thu nhập để duy trì các khoản lỗ phát sinh từ kinh doanh hay từ những tài sản khác. Những lập luận này đã thuyết phục được nhiều chính trị gia ở Mỹ và châu Âu lên tiếng kêu gọi đình chỉ phương pháp kế toán giá trị hợp lý mà thay vào đó, sử dụng phương pháp kế toán giá gốc mà theo đó, tài sản sẽ được định giá theo giá mua hoặc giá gốc.

Theo kế toán giá gốc, những giá trị trong thị trường hiện tại vẫn được xem như một nhân tố trong các báo cáo tài chính do đó những tổn thất tài sản vĩnh viễn thường xuyên xuất hiện trong kế toán giá gốc. Các nhà chức trách Mỹ yêu cầu tất cả các công ty chứng khoán cũng những các công ty kinh doanh đại chúng phải ra soát cẩn thận tài sản của mình theo từng quý để chắc chắn rằng chúng đã bị tổn thất hay không - tức là liệu giá trị thị trường của chúng có thấp hơn giá gốc của chúng trong một thời gian dài hay không. Nếu tổn thất này không mang tính tạm thời, công ty phải ghi giá trị thị trường hiện tại của tài sản trong bảng quyết toán - và ghi các khoản lỗ tương ứng vào báo cáo thu nhập của công ty. Điểm mấu chốt là dù dưới chế độ kế toán giá gốc, các định chế tài chính sau cùng sẽ bị buộc phải báo cáo bất kỳ khoản giảm vĩnh viễn nào về giá trị thị trường của các khoản vay và chứng khoán mặc dù quá trình này diễn ra chậm hơn và với khối lượng lớn hơn so với khi áp dụng chế độ kế toán giá trị hợp lý và tổn thất của một khoản vay hay trái phiếu bảo đảm bằng tài sản cầm cố nào đó chỉ là tạm thời. Do khi cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài và tốc độ vỡ nợ cầm cố liên tục tăng nhanh, các công ty chứng khoán phải đối mặt với áp lực ngày càng cao từ kiểm toán viên bên ngoài và buộc phải thừa nhận các khoản lỗ vĩnh viễn của những tài sản tài chính.

Phương pháp kế toán giá trị hợp lý sẽ dễ thực hiện nếu như tất cả tài sản tài chính đều thuộc Cấp 1 của CMKT tài chính, tức có tính thanh khoản cao và dễ định giá theo giá thị trường trực tiếp. Vì không phải lúc nào các loại tài sản cũng hội đủ những đặc điểm này nên CMKT tài chính tạo ra một tiêu chuẩn gọi là CMKT tài chính 157 mà cho phép có thể có 2 cấp khác. Tiêu chuẩn này quy định: bất cứ khi nào có thể, tài sản phải được định giá theo phương pháp Cấp 1: theo cơ sở giá thị trường có thể quan sát được. Nhưng

tiêu chuẩn này cũng thừa nhận không phải lúc nào cũng có được giá thị trường, vì thế, nó cho phép các giám đốc tài chính định giá tài sản của mình bằng các yếu tố đầu vào của thị trường mà có thể quan sát được, đây là phương pháp Cấp 2. Các yếu tố đầu vào có thể bao gồm: giá giao dịch và các khoản chiết khấu của những chứng khoán nào tương tự hay có liên hệ với những tài sản cần được định giá. Khi những yếu tố đầu vào này không sẵn có, ví dụ: khoản đầu tư vào một quỹ đầu tư tư nhân, tài sản sẽ được định giá theo phương pháp Cấp 3. Khi những tài sản giao dịch được phân vào Cấp 3, vì thị trường thiếu tính thanh khoản hay vì những lý nào khác, các giám đốc tài chính sẽ được phép đánh giá chúng theo phương pháp "quy theo mô hình" chứ không phải quy theo thị trường. Khi đánh giá tài sản theo mô hình, các giám đốc tài chính có thể sử dụng những giả định hợp lý của mình để ước tính ra một giá trị thị trường hợp lý.

Sau những nghiên cứu như vậy về giá trị hợp lí và giá gốc tại Mỹ đã có quan điểm cho rằng có thể không cần thiết phải hợp nhất những quan điểm khác biệt này. Phương pháp kế toán giá trị hợp lý không phải là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng tài chính hiện tại, tuy nhiên cuộc khủng hoảng có thể đã phát sinh từ những ngộ nhận thông thường về các tiêu chuẩn kế toán. Những nhà đầu tư không nhận ra rằng sự tụt giảm đáng kể về giá của các loại trái phiếu sẵn sàng để bán không thể khiến công ty vi phạm những tiêu chuẩn về vốn điều lệ. Do đó hoàn toàn có thể dung hòa hai quan điểm trên nếu như các công ty buộc phải công bố kết quả tính toán theo phương pháp kế toán giá trị hợp lý mà không làm giảm vốn điều lệ của họ. Như đã giải thích ở phần trên, nếu một công ty có trái phiếu trong nhóm tài sản sẵn sàng để bán, cứ mỗi quý họ phải định giá chúng theo thị trường và các khoản lời hay lỗ chưa thực hiện của những trái phiếu này sẽ không ảnh hưởng đến vốn điều lệ của công ty. Kế toán và các tiêu chuẩn về vốn có thể cũng không liên quan gì nhau ở những lĩnh vực khác miễn là công ty chịu công bố đầy đủ các phương pháp tính khác nhau của họ. Lấy ví dụ như, những khoản lỗ hay lãi chưa thực hiện hằng quý trên trái phiếu trong danh mục tài sản kinh doanh có thể được phản ánh chính xác trên bảng quyết toán và báo cáo thu nhập của công ty. Sự kết

hợp này giúp các nhà đầu tư biết được giá trị thị trường hiện tại của các loại trái phiếu này đồng thời làm giảm tính bất ổn của nguồn vốn điều lệ tính theo từng quý của các công ty chứng khoán.

Việc công bố 2 phiên bản EPS vào mỗi quý cũng từng được khuyến nghị trong báo cáo mang tên Những cải tiến cho nghiệp vụ báo cáo tài chính do Ủy ban cố vấn của SEC ban hành. Trong bảng báo cáo này, một bảng biểu được sử dụng để thể hiện sự dung hòa tương đối giữa thu nhập ròng theo phương pháp kế toán giá trị hợp lý và dòng ngân lưu vốn loại trừ các điều chỉnh thị trường hợp lý. Nếu các công ty chứng khoán thực hiện khuyến nghị của quỷ ban, cả hai nhóm đều được hưởng lợi. Các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về thu nhập ròng của công ty chứng khoán mà bao nhiêu phần trong đó đến từ thu nhập hoạt động, bao nhiêu phần đến từ biến động của thị trường chứng khoán. Đồng thời, các công ty chứng khoán cũng có thể giải thích được họ làm cách nào để đạt được nguồn lợi nhuận ổn định từ những chức năng hoạt động kinh doanh chính của công ty bất kể các biến động về giá của những loại chứng khoán mà họ đang nắm giữ. Để cuộc tranh luận phức tạp này đi đến kết quả tốt đẹp và để ứng dụng những cải tổ cần thiết, các chính trị gia và giám đốc điều hành doanh nghiệp phải nhận thức được rằng không chỉ có một cách tốt nhất để đánh giá tài sản của các định chế tài chính. Giá trị một số loại tài sản có thể được tính toán chính xác hơn nếu áp dụng phương pháp kế toán giá trị hợp lý trong khi một số khác thì phù hợp hơn với phương pháp kế toán giá gốc. Vì khi các yếu tố mập mờ được làm sáng tỏ, phương pháp kế toán giá gốc hóa ra lại có quan hệ gần gũi với phương pháp kế toán giá trị hợp lý hơn những gì người ta vẫn nghĩ mặc dù vẫn có sự khác biệt giữa hai tiêu chuẩn nghiệp vụ kế toán này. Nếu chúng ta có thể làm cho những khái niệm kế toán phức tạp này rõ ràng hơn bằng cách áp dụng một phương pháp báo cáo tài chính đa chiều thì khi đó, cả công ty và nhà đầu tư đều được trang bị tốt để phản ứng một cách sáng suốt trước những biến động của thị trường tài chính. Trong một tương lai không xa, các công ty chứng khoán, các ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ áp dụng hệ thống đánh giá hỗn hợp, kết hợp cả hai phương pháp.

Chương 2:Thực trạng kế toán trong công ty chứng khoán Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kế toán trong các công ty chứng khoán Việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 38 - 44)