Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay (Trang 79 - 82)

II. Tài sản lưu động (hàng kém,

3.2.3.7/Một số giải pháp khác

NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

3.2.3.7/Một số giải pháp khác

Công khai các báo cáo thẩm định giá doanh nghiệp trên các phương tiện thông tin đại chúng trước khi tổ chức đấu giá để tất cả các nhà đầu tư tiềm năng trong xã hội có thể tham gia, tránh tình trạng thông thầu, ép giá, hoặc cổ phiếu chỉ tập trung và một số ít nhà đầu tư lớn, còn dân chúng khó tham gia.

Thời gian quy định cho việc xác định giá trị doanh nghiệp nên thay đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế ở giai đoạn này. Thời gian tối đa không quá 30 ngày đối với doanh nghiệp và 60 ngày đối với toàn Tổng Công ty chỉ nên có tính chất hướng dẫn chứ không nên có tính chất cưỡng chế, đặc biệt đối với trường hợp doanh nghiệp định giá theo phương pháp dòng tiền chiết khấu.

Chi phí định giá: Bộ Tài chính cần sớm có hướng dẫn đối với các doanh nghiệp lớn đặc thù để có thể tính toán chi phí định giá cho phù hợp, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xác định giá trị doanh nghiệp.

Nhìn chung, hoạt động định giá không chỉ phục vụ công tác quản lý Nhà nước, mà còn phục vụ nhu cầu của nền kinh tế, tạo ra sự công bằng, bình đẳng trong cạnh tranh; thiết thực giúp các nhà đầu tư, người tiêu dùng mua sắm tài sản kiểm soát được chi phí, hạn chế thất thoát lãng phí... Tuy vậy, hoạt động thẩm định giá trị doanh nghiệp nói chung và công tác xác định giá trị doanh nghiệp khi tiến hành cổ phần hóa nói riêng của Việt Nam đang trong giai đoạn từng bước phát triển và hoàn thiện nên không tránh khỏi những khó khăn, vướng mắc.

Trên thế giới có rất nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp, nhưng để lựa chọn những phương pháp áp dụng thực sự hiệu quả vào thực tiễn trình độ kinh tế Việt Nam hiện này là một thách thức rất lớn. Trong Chương III này, chúng tôi muốn đưa ra một số giải pháp về công tác quản lý ở tầm vĩ mô, về cơ chế thực hiện, về các phương pháp thực hiện. Ngoài ra, chúng tôi cũng muốn lưu ý một số vấn đề có liên quan đến các yếu tố như thương hiệu, yếu tố con người khi thực hiện xác định giá trị doanh nghiệp phục vụ công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, đây là những vấn đề còn khá mới đối với công tác định giá ở Việt Nam, do đó cần nghiên cứu thêm để có thể đưa vào áp dụng thực tế.

* * * * *

KẾT LUẬN

Xác định giá trị doanh nghiệp là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thị trường nói chung và trong quá trình cổ phần hóa nói riêng. Đặc biệt là quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn hiện nay, đây là một vấn đề then chốt để thực hiện công tác cổ phần hóa và đa dạng hóa các hình thức sở hữu.

Qua các giai đoạn của quá trình thực hiện cổ phần hóa từ thí điểm cho đến nay, những quy định về xác định giá trị doanh nghiệp đã được bổ sung, sửa đổi nhằm thích ứng với thực tiễn thay đổi và phát triển của đất nước. Tuy vậy, hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp hiện nay vẫn còn nhiều vướng mắc, hạn chế cần phải giải quyết. Do đó, cần phải đa dạng hóa các phương pháp định giá, kiểm toán, tư vấn tài chính đồng thời gắn quá trình cổ phần hóa với niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Thực hiện đấu giá công khai giá trị doanh nghiệp Nhà nước, giá trị cổ phần là một trong những cách thức nâng cao tính minh bạch, đảm bảo lợi ích của Nhà nước và nhà đầu tư.

Tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước: ... Đẩy mạnh và mở rộng diện cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước, kể cả các tổng công ty Nhà nước, nhằm tạo ra động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động, để vốn Nhà nước được sử dụng có hiệu quả và ngày càng tăng lên, đồng thời, thu hút mạnh các nguồn lực trong, ngoài nước để phát triển. Thực hiện nguyên tắc thị trường trong việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước...”.

“Nguồn: Trích Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X” [42]

Từ chủ trương của Đảng và thực tiễn hội nhập tế quốc tế, chặng đường cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trước mắt vẫn còn lắm chông gai, chắc chắn sẽ phát sinh nhiều yếu tố mới. Các doanh nghiệp cũng phải giúp sức cùng với các cơ quan Nhà nước (các bộ, ngành, địa phương) vào việc đề ra các chủ trương chính sách nhằm giúp tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc cho hoạt động xác định giá trị doanh nghiệp trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước, góp phần đưa nước ta mau chóng trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại./.

* * * * *

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay (Trang 79 - 82)