II. Tài sản lưu động (hàng kém,
NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
3.1/ Quan điểm và phƣơng hƣớng về định giá doanh nghiệp trong công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc hiện nay
phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc hiện nay
Theo Chỉ thị 04/2005/CT-TTg ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ “Về đẩy nhanh vững chắc cổ phần hoá công ty Nhà nước”:
- Các Bộ, ngành, địa phương cần tiến hành bổ sung phương án tổng thể sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 khoá IX và Quyết định 155/2004/QĐ-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về “Ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty Nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc tổng công ty Nhà nước”;
- Nghiên cứu, xây dựng chính sách nhằm khuyến khích phát triển các tổ chức chuyên nghiệp thực hiện nghiệp vụ tư vấn cổ phần hoá, xác định giá trị doanh nghiệp, đầu tư cổ phần, hình thành một số trung tâm bán đấu giá cổ phần tại các thành phố, đô thị lớn. Nghiên cứu bổ sung danh sách các công ty chứng khoán, doanh nghiệp kiểm toán được thực hiện dịch vụ định giá doanh nghiệp cổ phần hóa.
Qua đánh giá của Ban chỉ đạo Đổi mới doanh nghiệp Trung ương, theo quy định mới về tiêu chí phân loại và sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước tại Quyết định 155/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ “Về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại công ty nhà nước và công ty thành viên hạch toán độc lập thuộc Tổng công ty nhà nước” (xem thêm Phụ lục 2), số doanh nghiệp Nhà nước phải cổ phần hóa trong năm 2005 và 2006 từ 1.450 - 1.500 doanh nghiệp.
Cụ thể, theo ông Hồ Xuân Hùng - Phó Trưởng Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương: “Kế hoạch đổi mới sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước năm 2006: Theo phương án, dự kiến đến cuối năm 2006 cả nước chỉ còn khoảng 1.800 doanh nghiệp Nhà nước giữ 100% vốn; 900 doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần hóa nhưng Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối; 700 doanh nghiệp Nhà nước đã cổ phần
hóa nhưng Nhà nước không giữ cổ phần chi phối và có khoảng 500 doanh nghiệp cổ phần mới thành lập có đầu tư vốn của Nhà nước, 8 tập đoàn và 93 tổng công ty Nhà nước. Riêng trong năm 2006, sẽ sắp xếp khoảng 900 doanh nghiệp Nhà nước, trong đó khoảng 600 doanh nghiệp phải cổ phần hóa”22
Tuy nhiên, do số lượng doanh nghiệp được cổ phần hóa trong năm 2005 là 693 doanh nghiệp trên tổng số 754 doanh nghiệp phải cổ phần hóa theo kế hoạch nên số doanh nghiệp chưa cổ phần hóa được trong năm 2005 sẽ chuyển sang năm 2006 để tiếp tục thực hiện cổ phần hóa. Do vậy, số doanh nghiệp sẽ phải cổ phần hóa trong năm 2006 xấp xỉ gần 700 doanh nghiệp23
. Đây là một áp lực rất lớn đối với nhiệm vụ cổ phần hóa doanh nghiệp của cả nước nói chung và của từng bộ, ngành, địa phương nói riêng.
Cũng theo quan điểm chỉ đạo của Chính phủ, cần phải tạo điều kiện tốt cho các nhà đầu tư tham gia mua cổ phiếu ngay từ khâu phát hành lần đầu; xóa bỏ tình trạng cổ phần hóa khép kín trong doanh nghiệp. Khi thực hiện cơ chế này, trước hết cần phải rút ngắn thời gian thực hiện cổ phần hóa, trong đó khâu định giá doanh nghiệp đóng vai trò then chốt. Ngoài ra, còn phải công khai hóa các thông tin cho các nhà đầu tư, tiến tới đổi mới cách thức quản trị doanh nghiệp. Trong quá trình này, việc Chính phủ kịp thời ban hành cơ chế định giá doanh nghiệp Nhà nước thông qua tổ chức tư vấn định giá là một bước đột phá quan trọng bởi đây là một quy trình mang tính chuyên nghiệp, phù hợp với yêu cầu của thị trường và là động thái tích cực góp phần đẩy nhanh tiến độ cũng như hiệu quả của công tác cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.
Khi được hỏi về những kết quả đã đạt được trong hoạt động tư vấn định giá doanh nghiệp thông qua các tổ chức định giá độc lập, ông Trương Hùng Long – Phó Vụ trưởng Vụ Tài chính ngân hàng, Bộ Tài chính cho biết: “Hoạt động tư vấn và xác định giá trị doanh nghiệp đã giúp cho cơ chế xác định giá trị doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện, hướng tới kết quả định giá doanh nghiệp một các minh bạch, khách quan và sát với giá thị trường hơn của doanh nghiệp được định giá. Hoạt động này cũng đã từng bước phát triển về chất lượng, mở rộng về số lượng các tổ chức định giá đáp ứng được yêu cầu của quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước và góp phần làm cho giá bán cổ phiếu của doanh nghiệp cổ phần hóa mang tính thị trường hơn”24
22 “Nguồn: Báo Lao động, Trang thông tin điện tử ngày 18/01/2006” [5]
23 “Nguồn: Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Trung ương – 02/2006” [26]