Giải pháp về cơ chế thực hiện

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay (Trang 64 - 65)

II. Tài sản lưu động (hàng kém,

NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP TRONG TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

3.2.2/ Giải pháp về cơ chế thực hiện

Xây dựng các tiêu chuẩn đối với các tổ chức được quyền xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa. Theo đó, chỉ có tổ chức có chức năng, có đủ nhân lực, số nhân viên tối thiểu được cấp chứng chỉ định giá và phải bảo đảm đủ nguồn vốn cũng như uy tín, kinh nghiệm, quá trình tuân thủ các quy của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền... mới được cung cấp dịch vụ định giá, tư vấn cổ phần hóa.

Cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm pháp lý của báo cáo định giá tài sản. Việc áp dụng tỷ lệ sử dụng còn lại của tài sản theo đánh giá chủ quan như đã nêu trên là không phù hợp. Trong mọi trường hợp định giá tài sản cần có kết quả đánh giá chuyên môn của các chuyên viên định giá chuyên nghiệp.

Cần xem xét lại quy định đối với doanh nghiệp có giá trị tài sản theo sổ kế toán dưới 30 tỷ đồng, doanh nghiệp tự tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp hoặc thuê tổ chức tư vấn định giá để xác định giá trị doanh nghiệp (tại Khoản 1.2 Điều 1 Mục IV của Thông tư 126/2004/TT-BTC), mà nên khuyến khích doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa đều do các tổ chức tài chính trung gian định giá.

Từng bước tiến tới việc hủy bỏ cơ chế định giá theo theo hình thức thành lập hội đồng định giá vì định giá doanh nghiệp là một công việc rất khó, đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn sâu, kinh nghiệm thực tiễn. Trong khi những thành viên của hội đồng định giá theo quy định hiện hành phần lớn là công chức Nhà nước, không có chuyên môn sâu, vì vậy không thể xác định được giá trị tài sản của doanh nghiệp một cách hiệu quả được.

Cần thực hiện định giá thông qua các công ty tài chính kế toán, kiểm toán kể cả các công ty nước ngoài, công ty chứng khoán, trung tâm thẩm định giá, các ngân hàng để hạn chế sự can thiệp của cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao tính công khai minh bạch trong hoạt động định giá theo cách chuyên nghiệp, tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước.

Đối với việc xác định giá trị các tổng công ty, các doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động phức tạp trong các lĩnh vực: tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, tín dụng... thì trình độ năng lực của các chuyên viên định giá Việt Nam còn nhiều hạn chế về kinh nghiệm và năng lực. Do đó, cần thiết cho phép và khuyến khích sự hợp tác giữa các tổ chức định giá trong và ngoài nước cũng như sớm ban hành các quy định về việc cấp phép hoạt động của các tổ chức định giá nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. Điều này rất có lợi cho hoạt động định giá doanh nghiệp của Việt Nam vì sẽ thúc đẩy nhanh chất lượng hoạt động định giá. Các chuyên viên định giá Việt Nam sẽ học hỏi được những kỹ thuật tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu từ những đồng nghiệp nước ngoài. Ngoài ra, việc hoạt động của các tổ chức định giá nước ngoài tại Việt Nam sẽ làm tăng tính cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, buộc họ phải tự hoàn thiện và phát triển chính mình để có thể tồn tại trong một môi trường đầy cạnh tranh.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác định giá doanh nghiệp trong tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hiện nay (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)