- Kết hợp giữa quyền, lợi ích của cá nhân, gia đình với lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội; thực hiện quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến
2.3.5. Chú trọng công tác kiểm tra giám sát, xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạm pháp luật dân số
vi phạm pháp luật dân số
Tâm lý xã hội là lĩnh vực hết sức đặc thù, là tình cảm, xúc cảm, tâm trạng do vậy phải hết sức coi trọng công tác động viên, khuyến khích. Hơn nữa, do nhiều nguyên nhân mà một bộ phận quần chúng nhân dân chưa nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách dân số, ý thức tuân thủ pháp luật chưa cao, còn bị chi phối nhiều bởi những thói quen, tập tục lạc hậu, tâm lý xã hội cũ lỗi thời vì thế cần hết sức coi trọng công tác vận động quần chúng. Cán bộ, đảng viên phải thực sự gương mẫu, nói đi đôi với làm. Nói đi đôi với làm cần phải được coi là nguyên tắc, một tiêu chí không thể thiếu trong việc xem xét. đánh giá phẩm chất và năng lực của cán bộ, đảng viên.
Nhấn mạnh công tác kiểm tra, giám sát không chỉ nhằm phát hiện và xử lý những vi phạm mà chủ yếu nhằm nhắc nhở, đôn đốc, hướng dẫn việc thực hiện chính sách dân số một cách có hiệu quả nhất. Trên thực tế cũng phải thừa nhận rằng, việc thực thi Pháp lệnh Dân số 2003 chưa nghiêm có phần thiếu sót của nhiều cơ quan, ban ngành từ trung ương tới địa phương, có cả những thiếu sót trong một số nội dung “ không rõ ràng” của pháp lệnh dân số. Vì vậy, công tác kiểm tra, giám sát còn nhằm mục đích kiểm điểm, đánh giá, kịp thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực thi pháp lệnh, từng bước bổ sung, hoàn thiện nội dung của Pháp lệnh Dân số. Mặt khác, với những hành
vi cố tình vi phạm cần nghiêm khắc xử lý, đặc biệt là đối với những sai phạm của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong việc sinh con thứ 3 thời gian qua.
Công tác xử lý phải rõ ràng tránh tình trạng bao che, xử lý nội bộ … để hợp thức hóa những sai lầm, khuyết điểm nhằm làm gương và lấy lại niềm tin cho quần chúng nhân dân. Có thể nhận thấy trong những năm qua, chúng ta đã có nhiều nỗ lực, cố gắng song trước những tác động của cơ chế kinh tế thị trường, những diễn biến phức tạp và tác động mạnh mẽ của tâm lý xã hội …, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân số, việc chấp hành pháp luật dân số ở các địa phương còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Hạn chế này do nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu vẫn là do ý thức pháp luật của toàn xã hội còn ở trình độ thấp, hệ thống pháp luật trong công tác dân số chưa đồng bộ đã và đang tạo kẽ hở cho một số đối tượng luồn lách pháp luật, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, một nguyên nhân cũng không kém phần quan trọng đó là việc kiểm tra, giám sát, thanh tra việc thực hiện pháp luật, công tác chấp hành luật pháp cũng như việc xử lý vi phạm pháp luật dân số còn chưa nghiêm.
Việc khắc phục những tác động tiêu cực của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số cần phải nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, xây dựng một lối sống và làm việc tôn trọng pháp luật. Để làm được điều đó việc kiểm tra, giám sát chấp hành pháp luật, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước bằng pháp luật và kiên quyết xử lý vi phạm pháp luật trong đó pháp luật dân số là bức thiết và quan trọng. Trong công tác này chúng ta cần chú ý một số điểm sau:
+ Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với các cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân số, các đoàn thể và tổ chức xã hội cùng tham gia. Đồng thời cũng xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các tập thể, gia đình và công dân trong việc thực hiện chính sách dân số.
+ Kiên quyết xử lý những hành vi vi phạm pháp luật dân số. Nhất là tình trạng xi phạm ở đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 47- NQ/TW, ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ chính trị về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình: “ Xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên vi phạm chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 và Chỉ thị số 50- CT/TW, ngày 6 tháng 3 năm 1995 của Ban bí thư Trung ương Đảng (khóa VII)”
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cán bộ các cấp, nhất là cán bộ quản lý, lãnh đạo ở cơ sở. Kết hợp với công tác kiểm tra chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ư- ơng 6 (lần 2) khóa VIII. Các cơ quan nhà nước cũng cần nghiêm túc đánh giá vai trò của mình trong công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình, cần đưa kết quả thực hiện chính sách dân số vào nội dung đăng ký thi đua của cán bộ, công chức cũng như cơ quan. Tránh vì thành tích mà xem nhẹ hoặc bao che cho những biểu hiện vi phạm.
+ Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân lao động, kịp thời chấn chỉnh những sai phạm trong công tác kiểm tra, giám sát cũng như công tác xử lý của cá nhân và những cơ quan chức năng đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật. Tránh tình trạng bao che, xử lý nội bộ … như đã xảy ra trong thời gian qua.
+ Công tác kiểm tra giám sát cần phải được thực hiện một cách thường xuyên, từ các khu dân cư, các chi bộ đến các cơ quan, các tổ chức và đoàn thể xã hội. Mỗi đảng viên ở các chi bộ, mỗi cán bộ ở cơ sở phải thể hiện vừa là người lãnh đạo, chỉ đạo, vừa là người thực hiện cụ thể ở gần dân nhất, phải là tấm gương sáng để quần chúng noi theo.
Như vậy, để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật dân số, khắc phục tác động tiêu cực của TLXH đối việc thực hiện CSDS ở nước ta hiện một mặt phải nâng cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả việc thực hiện CSDS ở địa phương, mặt khác cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thi hành pháp luật, đảm bảo tôn trọng các quyền và nghĩa vụ của công dân.
kết luận
Tâm lý xã hội là một bộ phận quan trọng cấu thành ý thức xã hội. Những đặc điểm hình thành và phát triển đã làm cho tâm lý xã hội có một sức sống lâu bền và một vị trí đặc biệt trong đời sống xã hội cũng như đời sống tinh thần của mỗi cá nhân. Với tư cách là một phương thức tồn tại đặc thù của ý thức xã hội, tâm lý xã hội có sự tác động trở lại mạnh mẽ đối với tồn tại xã hội và chi phối nhiều lĩnh vực của đời sống con người.
Tác động của TLXH trong việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay là rất lớn. Sự tác động ấy biểu hiện cả hai phương diện tác động tích cực và tác động tiêu cực. Thậm chí, có nơi có lúc chúng ta có thể khẳng định tác động tiêu cực của tâm lý xã hội là một trong những nguyên nhân, hơn nữa là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến những khó khăn trong việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta trong thời gian qua và chúng cũng sẽ tiếp tục còn gây ra những trở ngại đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta trong thời gian tới.
Tác động của TLXH đối với việc thực hiện CSDS ở nước ta nói chung và Hải Dương nói riêng trước hết và chủ yếu là sự tác động đối với việc thực hiện các chỉ tiêu về mức sinh. Những TLXH như: Tâm lý muốn sinh nhiều con; tâm lý muốn có con trai; tâm lý sinh con để có nếp có tẻ; tâm lý sinh con để dự phòng; tập quán kết hôn sớm… đã trở thành những nhân tố cản trở thực hiện mục tiêu gia đình ít con. Mặt khác, tâm lý trọng nam khinh nữ; tâm lý phân biệt đối xử với phụ nữ, tâm lý gia trưởng đã cản trở việc thực hiện mực tiêu nâng cao chất lượng dân số, thực hiện bình đẳng giới và xây dựng gia đình hạnh phúc. Bên cạnh đó, một số yếu tố TLXH cũng có những tác động tích cực trong việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm cũng như nâng cao tính tích cực, chủ động của con người trong việc thực hiện CSDS.
Việc khắc phục tác động tiêu cực của tâm lý xã hội trong việc thực hiện chính sách dân số xét đến cùng là nhằm mục đích hạ thấp tỷ lệ gia tăng dân số nhanh ở nước ta hiện nay. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, việc hạn chế tình trạng sinh con thứ ba là vấn đề có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giảm sinh. Từ thực tế tỉnh Hải Dương, có thể rút ra những giải pháp cơ bản như: Xây dựng cơ sở kinh tế- xã hội cho sự hình thành và phát triển ý thức xã hội mới; Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi nhằm nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của
xã hội về dân số; Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân số và hiệu quả quản lý nhà nước về dân số; Kịp thời nắm bắt những diễn biến tâm lý trong nhân dân; Chú trọng công tác kiểm tra giám sát, xử lý kịp thời những biểu hiện vi phạm pháp luật dân số.
Tâm lý xã hội là một hiện tượng đa chiều, phức tạp về cơ cấu cũng như phong phú về sắc thái và hình thức biểu hiện. Chính vì vậy, tác động của tâm lý xã hội, đặc biệt trong việc thực hiện chính sách dân số bao giờ cũng trong một thời gian dài, không gian rộng. Tuy nhiên, một mặt khi những yếu tố tồn tại xã hội với tư cách là cơ sở kinh tế xã hội của nó thay đổi thì tâm lý xã hội với tư cách là ý thức xã hội sớm muộn cũng biến đổi theo, đây là con đường khắc phục những hạn chế của tâm lý xã hội một cách tự nhiên. Mặt khác, tâm lý xã hội dù có bảo thủ như thế nào thì cũng chỉ có thể tác động trở lại các quá trình kinh tế- xã hội thông qua hoạt động của con người.
Trong giai đoạn hiện nay, việc thay đổi một cách căn bản và bền vững hành vi của con người trong việc thực hiện chính sách dân số phụ thuộc rất nhiều vào những chuyển biến căn bản và sâu sắc trong lĩnh vực TLXH, việc chúng ta khai thác và sử dụng những yếu tố TLXH như thế nào…Nếu chúng ta nhận thức đầy đủ và tìm ra cơ chế tác động của tâm lý xã hội đối với tồn tại xã hội nói chung và việc thực hiện CSDS nói riêng, để có những giải pháp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực của nó, đồng thời phát huy tác động tích cực của tâm lý xã hội, khai thác những yếu tố có lợi, phát huy nhân tố con người, đưa con người tham gia và các quá trình xã hội, thành chủ thể của đời sống xã hội thì chúng ta hoàn toàn có thể đạt được những mục tiêu dân số và những mục tiêu kinh tế- xã hội đã đề ra.
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Nguyễn Phương Bích (1963), “Phương thức sản xuất châu á là gì?” Nghiên cứu lịch sử , (8).
2. Trương Chính (1994), Cha ông ta đã tiếp thu những gì tích cực ở các ý thức hệ phong kiến của Trung Quốc, Nho giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Phan Đại Doãn- Nguyễn Toàn Minh (1997), Một số vấn đề làng xã trong lịch sử Việt
4. Quang Đạm (1991), Khổng giáo và gia đình, Nho giáo xưa và nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
5. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Tập 1,Nxb Sự thật, Hà Nội.
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (giữa nhiệm kỳ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, Lưu hành nội bộ.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 (khóa IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Minh Đức (1995), Tâm lý “ trọng nam khinh nữ” trong xã hội hiện nay,
Khoa học về phụ nữ, (10).
15. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
16. Trần Văn Giàu (1994), Đạo đức Nho giáo và đạo đức truyền thống Việt Nam, Nho giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
17. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (1978), Tâm lý học Liên- Xô, (Tiếng Việt),Nxb Tiến bộ, Maxcơva.
18. Trương Mỹ Hoa (1995), Vai trò của phụ nữ Việt Nam trong phát triển kinh tế- xã hội, tham gia quản lý nhà nước và định hướng phát triển đến năm 2000, Tạp chí Cộng sản, (14).
19. Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Dự án VIE/97/P17) (2000), Dân số và phát triển một số vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (Giáo trình TCLLCT) (2004), Văn hóa- xã hội, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
21. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Khoa Triết học (2003), Giáo trình Chủ nghĩa duy vật lịch sử, (Hệ cử nhân chính trị), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Thế Kiệt (1989), Vai trò của những điều kiện khách quan và nhân tố chủ
quan trong việc xây dựng con người mới trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ khoa học Triết học.
23. Phan Huy Lê- Vũ Minh Gang (Chủ biên) (1996), Các giá trị truyền thống và con người Việt Nam hiện nay, Đề tài KX. 07. 02.
24. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 25. V.I.Lênin (1969), Toàn tập, Tập 31, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 26. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 27. Đỗ Long- Trần Hiệp (1993), Tâm lý cộng đồng làng và di sản.
28. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. C.Mác - Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập,Tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34.C.Mác - Ph.Ăngghen (1993), Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. C.Mác – Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, Tập 1, Nxb Sự Thật, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Magali Romedenne (2005), Bình đẳng- thông điệp ngày dân số thế giới năm 2005,
Tạp chí Báo chí & tuyên truyền, (4).
40. Nguyễn Chí Mỳ (1990), Tư tưởng tiểu tư sản ở Việt Nam hiện nay. Những biểu hiện