Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân số và hiệu lực quản lý nhà nước về dân số

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay docx (Trang 59 - 60)

- Kết hợp giữa quyền, lợi ích của cá nhân, gia đình với lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội; thực hiện quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến

2.3.3. Tăng cường công tác lãnh đạo chỉ đạo, hoàn thiện hệ thống pháp luật dân số và hiệu lực quản lý nhà nước về dân số

dân số và hiệu lực quản lý nhà nước về dân số

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với công tác dân số. Trước hết là nâng cao nhận thức, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với chính sách dân số trong tình hình mới. Huy động sự tham gia trực tiếp của toàn bộ hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội. Tiến hành nâng cấp, kiện toàn và ổn định bộ máy tổ chức chuyên trách làm công tác dân số- kế hoạch hóa gia đình từ trung ương tới cơ sở. Thực hiện đầy đủ cơ chế, chức năng quản lý theo ngành, phạm vi lãnh thổ, xây dựng kế hoạch từ dưới lên theo chương trình mục tiêu để địa phương chủ động huy động, bố trí các nguồn lực, điều hành phù hợp với điều kiện của địa phương và các yêu cầu chung của đất nước. Việc phân bố và sử dụng các nguồn lực cần chú trọng tính hiệu quả, tập trung cho các cấp cơ sở. Đảm bảo việc kiểm tra giám sát và đánh giá thường xuyên trên cơ sở hệ thống các chỉ báo được xây dựng nhằm nâng cao hiệu quả của chương trình dân số.

ủy ban Dân số, gia đình và trẻ em các cấp cần làm tốt hơn nữa công tác tham mưu, kịp thời đề xuất với lãnh đạo các chính sách, giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác dân số ở các địa phương. Thường xuyên phản ánh những vấn đề có phạm vi rộng, những vướng mắc, khó khăn cần phải xử lý lên cấp trên giúp cấp trên kịp thời nắm bắt và tổng hợp tình hình.

Kiện toàn bộ máy chuyên trách làm công tác dân số. ở trung ương, trên cơ sở tổ chức bộ máy, cán bộ đã được xắp sếp bước đầu, tiếp tục cụ thể hóa hơn nữa chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc khối quản lý nhà nước và khối sự nghiệp, hoàn thiện thêm một bước quy chế, quy định làm việc và phối hợp giữa các đơn vị, xắp sếp và xác định rõ của từng vị trí công việc, cải tiến lề lối làm việc nhằm nâng cao hiệu suất công tác. Các địa phương củng cố hệ thống cán bộ chuyên trách và mạng lưới cộng tác viên làm công tác dân số. Trước mắt ổn định đội ngũ cán bộ chuyên trách, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, kiến thức chuyên môn, kỹ năng tuyên truyền vận động và

những kỹ năng cần thiết khác. Năm 2005, các huyện đã tổ chức thành công liên hoan tuyên truyền viên giỏi công tác Dân số- Gia đình & trẻ em, tạo điều kiện cho anh chị em CTV có cơ hội gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau các đơn vị thực hiện tốt hoạt động này phải kể đến là Kinh Môn, Thanh Miện, Bình Giang …

Song song với tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo là việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách về dân số- kế hoach hóa gia đình, tạo cơ sở pháp lý và động lực thúc đẩy quá trình tổ chức thực hiện công tác này. Trên cơ sở rà soát các nội dung của Pháp lệnh Dân số 2003 và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Pháp lệnh dân số, tiếp tục xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Trước mắt cần phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng về đăng ký dân số và cơ sở dữ liệu dân cư quốc gia. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản về xử lý vi phạm trong lĩnh vực dân số, đẩy mạnh xã hội hóa công tác dân số.

Hiện nay, nội dung của chính sách dân số ở nước ta thể hiện ở nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác nhau và do nhiều cơ quan, tổ chức ban hành, vừa tản mạn, vừa thiếu sự thống nhất. Ví dụ như trong hiến pháp 1992 đã sửa đổi bổ sung năm 2001, Luật hôn nhân và gia đình, Luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em, Luật giáo dục, Pháp lệnh Dân số 2003, … hay Quyết định 126/ HĐBT ngày 10/ 8/ 1998, Nghị quyết 04/ NQ- TW ngày 14/ 10/ 1993, Chỉ thị 05/ TC/ TW ngày 6/3/1995, Quyết định 147 QĐ- TTg ngày 22/ 12/ 2000, Chỉ thị 105 2001/ CT- TTg ngày 4/ 5/ 2001, Nghị quyết 47 NQ/ TW ngày 22/ 3/ 2005 và nhiều văn bản có liên quan khác. Bởi vậy trong thực tế có tình trạng hiểu và vận dụng khác nhau. Ngoài ra, chính sách dân số trực tiếp (điều chỉnh trực tiếp các yếu tố dân số: mức sinh, quy mô dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư …) còn quá nhấn mạnh mục tiêu giảm sinh do vậy đến nay mức sinh có giảm, tổng tỷ xuất sinh đã xấp xỉ mức sinh thay thế nhưng vẫn tiềm ẩn những yếu tố làm gia tăng dân số nhanh trở lại. Có thể nói, việc điều chỉnh các yếu tố dân số được thực hiện phải thông qua nhiều văn bản quy phạm pháp luật và liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau song cần thiết phải có một hệ thống chính sách toàn diện, thống nhất chặt chẽ hơn nữa trong việc điều chỉnh các yếu tố dân số để có thể thực thi một chính sách dân số thiết thực và hiệu quả.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Tác động của tâm lý xã hội đối với việc thực hiện chính sách dân số ở nước ta hiện nay docx (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)