- Kết hợp giữa quyền, lợi ích của cá nhân, gia đình với lợi ích của cộng đồng và toàn xã hội; thực hiện quy mô gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến
2.3.4. Kịp thời nắm bắt những diễn biến tâm lý trong nhân dân
Tâm lý xã hội có vai trò quan trọng trong sự phát triển của ý thức xã hội. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin và Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nghiên cứu trạng thái tâm lý xã hội của nhân dân. Việc nghiên cứu trạng thái và những diễn biến tâm lý trong nội bộ nhân dân là cơ sở để hiểu dân, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Từ đó tập hợp, giáo dục quần chúng nhân dân, đưa quần chúng tham gia tích cực, tự giác vào các quá trình xã hội.
Có thể nói, một trong những nguyên nhân làm cho kết quả thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình chững lại và giảm sút, tình trạng sinh con thứ 3 tăng đột biến đó là sự yếu kém trong đánh giá và dự báo, chủ quan không lường trước được những diễn biến tâm lý phức tạp trong nội bộ nhân dân, nhất là những diễn biến tâm lý có liên quan tới việc thực hiện chính sách dân số. Việc kịp thời nắm bắt những diễn biến tâm lý trong nhân dân giúp chúng ta có những đánh giá đúng đắn tình hình, kịp thời đổi mới trong công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng dư luận xã hội nhằm chủ động ngăn ngừa những dấu hiệu vi phạm có thể xảy ra.
Trong những năm qua việc các cấp ủy đảng và chính quyền ở không ít địa phương có dấu hiệu chủ quan, thỏa mãn với những thành tựu bước đầu, nhất là không chú ý đối với những tác động của tâm lý xã hội đã làm cho công tác xử lý vi phạm hết sức lúng túng và khó khăn, đến lúc này có thể khẳng định rằng những diễn biến trong thời gian qua đã gây ra những hậu quả nặng nề và lâu dài. Diễn biến tâm lý trong nội bộ nhân dân thường có xu hướng kéo dài, âm ỉ, biểu hiện dưới nhiều hình thức “ ngụy trang” do vậy rất khó nhận diện, khi đã biểu hiện thành một xu hướng thì mức độ cũng như phạm vi ảnh hưởng đã rất nặng nề. Để làm tốt hơn nữa công tác này chúng ta cần chú ý những điểm sau:
+ Đi sâu, đi sát tình hình thực tiễn, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nghiên cứu một cách nghiêm túc tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên cơ sở làm cho họ nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng vận động, thuyết phục đối tượng, thực hiện tốt phương châm “ vào từng ngõ, gõ từng nhà, dà từng người”.
+ Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác dân số, huy động sức mạnh toàn dân, toàn
xã hội tham gia vào công tác dân số, tạo mọi điều kiện để mỗi cá nhân, gia đình và toàn thể cộng đồng tham gia một cách tự nguyện và chủ động. Đưa người dân thực sự trở thành chủ thể của công tác DS- KHHGĐ.
+ Nhạy bén trong công tác thu thập số liệu, nắm bắt tình hình. Cảnh giác với mọi xu hướng biến đổi tư tưởng có thể xảy ra. Nâng cao chất lượng công tác thống kê, báo cáo dân số. Theo dõi sát mọi biến động dân số, thu thập, xử lý số liệu về dân số đảm bảo tính hệ thống, chính xác phục vụ cho công tác dân số. Đưa các nội dung chương trình dân số vào việc hoạch định các chương trình, mục tiêu kinh tế- xã hội. Từng bước khắc phục và đẩy lùi căn bệnh thành tích như đã diễn ra ở một số địa phương trong thời gian qua.
Để kịp thời nắm bắt diễn biến tâm lý trong nội bộ nhân dân, xã hội hóa công tác dân số cần đẩy mạnh. Cho đến nay hầu hết các huyện của tỉnh Hải Dương đã tổ chức tốt việc cam kết thi đua các làng, khu dân cư, trong đó quyết tâm phấn đấu có từ 50%- 60% làng và khu dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên.