- Là ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất chăn nuôi, quá trình phát triển ngành chế biến thức ăn công nghiệp luôn gắn liền với qui mô và tiêu chí phát triển ngành chăn nuôi trong nước. Hiện nay Việt Nam có lượng đầu gia súc, gia cầm xếp thứ 10 thế giới. Với tốc độ tăng trưởng bình quân bình quân từ 15-18% hàng năm, Việt Nam có thể vượt lên hàng thứ 8 thế giới vào năm 2007 và thứ 6 vào 2010. Đánh giá khả năng này, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, tạp chí Pig International nhận định đây là khả năng có thể thậm chí với điều kiện tư nhiên thuận lợi mục tiêu trên có thể đạt sớm hơn. Và đây là tiêu chí phát triển cần thiết nhất cho sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam.
- Mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp từ nay đến năm 2010 là dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa tỷ trọng giá trị sản lượng chăn nuôi từ 23% lên 30% vào năm 2010. Để thực hiện mục tiêu trên, đi đôi với điều kiện gia tăng số lượng đầu gia súc gia cầm là quá trình phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại và gia tăng mức độ sử dụng thức ăn công nghiệp trong sản xuất chăn nuôi. Đây là xu hướng báo hiệu tiềm năng thị trường của sản phẩm thức ăn công nghiệp rất lớn và sẽ không ngừng gia tăng trong thời gian tới.
- Là một nước sản xuất nông nghiệp, Việt Nam có một diện tích đất canh tác khá lớn phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó chiếm đa số là đất canh tác cây hoa màu như: lúa gạo, bắp, sắn, đậu tương.... Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, bờ biển kéo dài từ Bắc tới Nam là điều kiện thuận lợi khai thác nguồn thủy hải sản. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi trên là một lợi thế cho việc qui hoạch và phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam.
- Việt Nam có nguồn lao động trực tiếp dồi dào, giá nhân công rẻ là một lợi thế cho các ngành sản xuất công nghiệp nói chung và ngành chế biến thức chăn nuôi nói riêng. Đặc biệt với chính sách khuyến khích và hổ trợ cho các trường đại học, viện nghiên cứu tập trung đào tạo các chuyên gia, kỹ sư đầu ngành về khoa học dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi là nguồn nhân lực dồi dào cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.
- Có sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ về khoa học dinh dưỡng trong chế biến thức ăn chăn nuôi giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học. Có sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, các viện nghiên cứu trong công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trong công tác xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.