Quản lý Nhà nước đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi (Trang 36)

Thời gian gần đây, qua việc lấy mẫu thức ăn đang lưu hành trên địa bàn quản lý, một số địa phương đã phát hiện thức ăn chăn nuôi bị kém chất lượng, thành phần dinh dưỡng bị sụt so với nội dung ghi trên bao bì. Nhiều doanh nghiệp đã vi phạm qui chế nhãn mác hàng hoá, trên bao bì không ghi đầy đủ thông tin về công bố chất lượng theo đúng qui định hiện hành. Điều đáng nói là không những các doanh nghiệp nhỏ mà ngay cả các doanh nghiệp lớn có uy tín trong làng thức ăn chăn nuôi cũng bị phát hiện vi phạm.

Theo kết quả kiểm tra mới đây của đoàn kiểm tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 16 mẫu thức ăn chăn nuôi của 14 doanh nghiệp trong cả nước, mỗi mẫu từ 2-3 chỉ tiêu chất lượng với tổng số chỉ tiêu phân tích là 46. Và kết quả là chỉ có 16 chỉ tiêu đúng với tiêu chuẩn đã công bố, 24 chỉ tiêu không đạt với tiêu chuẩn đã công bố (mức chênh lệch so với tiêu chuẩn công bố từ 0,34%-19,91%), 6 chỉ tiêu không công bố. Ảnh hưởng và tác hại của sản phẩm thức ăn chăn nuôi kém chất lượng đã rõ, song ngoài các nguyên nhân khách quan còn có những nguyên nhân mang tích chủ quan đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước phải xem xét, cụ thể:

Thứ nhất: Do động cơ giảm giá thành sản xuất với mục đích tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, trong lúc thị trường thức ăn chăn nuôi đang ảm đạm bởi ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm khiến người chăn nuôi dè chừng thì cũng là lúc mà các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau rất khốc liệt nhằm giật thị phần. Và một phương chiến lược phổ biến mà các doanh nghiệp thường dùng là sử dụng giá thấp để nhập cuộc. Với các hãng có qui mô lớn, tiềm lực về tài chính mạnh có thể sử dụng lợi thế về qui mô, công nghệ tiên tiến để giảm giá thành sản xuất và giá bán trên thị trường. Song đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì chiến lược cạnh tranh về giá là rất nguy hiểm và thường bị lỗ. Và rõ ràng quá trình cạnh tranh về giá về lâu dài chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm liên tục.

Một thực tế cho thấy rằng việc sử dụng giá thấp để nhập cuộc đang là một chiêu thức khá phổ biến, song không vì thế mà các doanh nghiệp dễ dàng chịu chấp nhận một khoản lỗ, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ có tiềm năng tài chính hạn hẹp. Và một trong những biện pháp giảm giá thành sản xuất rất hữu hiệu và phổ biến là cắt giảm các chỉ tiêu chất lượng bằng cách giảm bớt nguyên liệu đầu vào. Nếu các cơ sở nhỏ, sản xuất thủ công vi phạm các chỉ tiêu chất lượng đã đành, song một số doanh nghiệp lớn có đầy đủ máy móc thiết bị tối tân, được quản lý phần mềm quốc tế hiện đại nhưng cũng vi phạm các chỉ tiêu chất luợng qui định. Đây là một bằng chứng lý giải cho việc cắt bớt chỉ tiêu đầu vào do động cơ giảm giá thành của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Các chỉ tiêu bị ăn bớt hầu hết tập trung vào những thành phần đắt tiền như protein, lizin mà hầu hết người nông dân không thể nào nhận biết được sản phẩm của mình có đúng tiêu chuẩn chất lượng hay không. Nhiều chỉ tiêu chỉ nhận biết được khi thông qua kết quả thí nghiệm, nhưng một số chỉ tiêu như độ ẩm là một yếu tố rất phức tạp và khó xác định đối với các cơ quan kiểm tra bởi hầu hết các doanh nghiệp thường lý giải cho việc tăng độ ẩm là do nguyên liệu không đồng đều, hoặc bảo quản không tốt trong quá trình vận chuyển tiêu thụ. Đối với những người không phải trong nghề thì việc xê dịch 1-2% độ ẩm, hoặc các thành phần lizin, protein là mức độ nhỏ không đáng kể song theo kết quả phân tích thì với mức thiệt hai vài chục đồng cho 1

kg thức ăn chăn nuôi là hàng tỷ đồng tiết kiệm đối với các doanh nghiệp lớn có công suất hàng trăm ngàn tấn/năm.

Thứ hai: Việc bảo quản lưu trữ nguyên vật liệu đầu và sản phẩm chưa được thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, chưa kể các doanh nghiệp “ma” thì hiện nay ngành chế biến thức ăn chăn nuôi có 197 doanh nghiệp, hàng năm chế biến khoảng 3,1 triệu tấn ước đạt trên 9.700 tấn/ngày. Tình hình này cho thấy, nhu cầu sử dụng thức ăn chăn nuôi là rất lớn kéo theo nhu cầu sử dụng nguyên liệu đầu vào tăng lên một cách đột biến. Ngay tại TP.HCM đã có trên 20 doanh nghiệp công bố sản xuất 542 loại sản phẩm và sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt trên 168.000 tấn/năm, ước tính 466 tấn/ngày nên thường xuyên xảy ra việc giành dật nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi. Ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có đủ tiềm năng về tài chính, máy móc thiết bị nên có thể thu mua, nhập khẩu nguyên liệu với số lượng lớn, việc kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng nguyên vật liệu trước khi đưa vào sản xuất được đảm bảo đúng qui trình. Trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp trong nước thiếu vốn, thiếu phòng kiểm nghiệm mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu căn bản của nguyên liệu thức ăn chăn nuôi như protein, canxi, photpho, độ ẩm...trước khi đưa vào chế biến dẫn đến tình trạng sản phẩm sản xuất kém chất lượng.

2.2.5.2 Trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với chất lượng thức ăn chăn nuôi

Chất lượng thức ăn công nghiệp đã được cảnh báo từ lâu nhưng hầu hết các địa phương, cơ quan chức năng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ. Theo tìm hiểu thực tế và tham khảo ý kiến các cơ quan chức năng vấn đề này, đại diện nhiều sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng:

Thứ nhất: Các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm trong việc kiểm tra ngăn chặn sản phẩm kém chất lượng.

Hiện nay công tác thanh tra và công bố kết quả chất lượng thức ăn đang gặp nhiều khó khăn do không có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan ban ngành. Một thực tế cho thấy, khi cơ quan quản lý Nhà nước tiến hành công tác thanh tra và công bố kết quả chất lượng thức ăn công nghiệp kém chất lượng thì bị UBND tỉnh, thành phố khiển trách vì công tác quản lý nhà nước Nhà nước không tốt gây trở ngại và khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư vào địa phương. Thậm chí một số địa

phương có nhiều đơn vị chế biến thức ăn chăn nuôi thì việc kiểm tra, đánh giá chất lượng lưu hành trên thị trường gần như bỏ ngỏ do nhiều lý do khác nhau. Thông thường việc kiểm tra chất lượng sản phẩm chỉ được thực hiện theo từng đợt kiểm tra liên ngành và các mẫu thử phải được kiểm tra tại các phòng thí nghiệm hiện đại. Do đó tại nhiều địa phương dù được cấp trên chỉ đạo nhưng không thể thực hiện được do thiếu kinh phí và nhân lực. Quá trình lấy mẫu phân tích chỉ mang tính chiếu lệ và chưa xử lý triệt để.các sai phạm. Thậm chí có những nơi các doanh nghiệp còn mua chuộc kết quả kiểm tra nên hầu như chưa có cơ sở sản xuất thức ăn nào vi phạm mà bị xử lý triệt để và thiệt hại cuối cùng vẫn thuộc về người chăn nuôi.

Thứ hai: Quản lý Nhà nước đối với chất lượng nguyên vật liệu đầu vào chưa được quan tâm đúng mức.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sản phẩm thức ăn chăn nuôi kém chất lượng là do nguồn nguyên liệu đầu vào không đạt tiêu chuẩn. Một thực tế cho thấy, công tác kiểm tra chất lượng nguyên liệu ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện nay hầu như đang bỏ ngỏ. Trong khi đó một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc công tác kiểm tra nguyên liệu được thực hiện một cách rất chặt chẽ từ khâu thu hoạch, xử lý cho đến khâu lưu trữ.

Hiện nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn một số tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương có thực hiện kiểm tra chất lượng nguyên liệu các doanh nghiệp có qui mô lớn, song quá trình kiểm tra mẩu nguyên vật liệu có thể mất từ 5-10 ngày mới có kết quả, trong khi đó vì lợi ích kinh tế nên các doanh nghiệp không thể chờ đợi kết quả kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất. Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguyên liệu đưa vào sản xuất kém chất lượng, không đảm bảo các chỉ tiêu qui định. Chưa kể một số doanh nghiệp nhỏ, một phần không có máy móc thiết bị, một phần lợi dụng vào sự bất cập trong quản lý Nhà nước, hoặc việc kiểm tra chưa triệt để nên cố tình thu mua nguyên liệu giá rẻ và kém chất lượng.

2.3 Đánh giá chung

Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng ngành chế biến thức chăn nuôi, có thể khái quát một số thành tựu và các mặt còn tồn tại đối với sự phát triển ngành chế biến thức chăn nuôi qua một số nét chính sau:

2.3.1 Cơ hội phát triển

- Là ngành công nghiệp hỗ trợ cho sản xuất chăn nuôi, quá trình phát triển ngành chế biến thức ăn công nghiệp luôn gắn liền với qui mô và tiêu chí phát triển ngành chăn nuôi trong nước. Hiện nay Việt Nam có lượng đầu gia súc, gia cầm xếp thứ 10 thế giới. Với tốc độ tăng trưởng bình quân bình quân từ 15-18% hàng năm, Việt Nam có thể vượt lên hàng thứ 8 thế giới vào năm 2007 và thứ 6 vào 2010. Đánh giá khả năng này, Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, tạp chí Pig International nhận định đây là khả năng có thể thậm chí với điều kiện tư nhiên thuận lợi mục tiêu trên có thể đạt sớm hơn. Và đây là tiêu chí phát triển cần thiết nhất cho sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

- Mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp từ nay đến năm 2010 là dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đưa tỷ trọng giá trị sản lượng chăn nuôi từ 23% lên 30% vào năm 2010. Để thực hiện mục tiêu trên, đi đôi với điều kiện gia tăng số lượng đầu gia súc gia cầm là quá trình phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại và gia tăng mức độ sử dụng thức ăn công nghiệp trong sản xuất chăn nuôi. Đây là xu hướng báo hiệu tiềm năng thị trường của sản phẩm thức ăn công nghiệp rất lớn và sẽ không ngừng gia tăng trong thời gian tới.

- Là một nước sản xuất nông nghiệp, Việt Nam có một diện tích đất canh tác khá lớn phù hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau. Trong đó chiếm đa số là đất canh tác cây hoa màu như: lúa gạo, bắp, sắn, đậu tương.... Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống sông ngòi dày đặc, bờ biển kéo dài từ Bắc tới Nam là điều kiện thuận lợi khai thác nguồn thủy hải sản. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi trên là một lợi thế cho việc qui hoạch và phát triển nguồn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

- Việt Nam có nguồn lao động trực tiếp dồi dào, giá nhân công rẻ là một lợi thế cho các ngành sản xuất công nghiệp nói chung và ngành chế biến thức chăn nuôi nói riêng. Đặc biệt với chính sách khuyến khích và hổ trợ cho các trường đại học, viện nghiên cứu tập trung đào tạo các chuyên gia, kỹ sư đầu ngành về khoa học dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi là nguồn nhân lực dồi dào cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.

- Có sự hợp tác chặt chẽ và hỗ trợ về khoa học dinh dưỡng trong chế biến thức ăn chăn nuôi giữa các viện nghiên cứu, các trường đại học. Có sự hỗ trợ của các cơ quan Nhà nước, các viện nghiên cứu trong công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, trong công tác xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

2.3.2 Những vấn đề tồn tại

- Nguyên liệu đầu vào phục vụ cho ngành chế biến thức chăn nuôi đang thiếu hụt trầm trọng, một số nguyên liệu chính phải nhập khẩu từ thị trường nước ngoài với khối lượng lớn. Do vậy thị trường nguyên liệu thường bị động, giá cả và chất lượng không ổn định do phụ thuộc quá nhiều vào thị trường quốc tế. Trong khi đó nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước chưa được qui hoạch và phát triển một cách có định hướng. Cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch còn thô sơ dẫn đến tình trạng nguyên liệu kém chất lượng, thiếu hụt theo mùa. Thuế xuất nhập khẩu một số nguyên liệu đang ở mức cao, chi phí vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu không ngừng gia tăng do biến động thị trường xăng dầu thế giới làm cho thị trường nguyên vật liệu nội địa bị biến động, giá nguyên vật liệu luôn ở mức cao hơn so với mặt bằng các nước trong khu vực.

- Ngoại trừ một số doanh nghiệp có qui mô lớn, hầu hết các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi chưa trang bị đầy đủ máy móc thiết bị phục vụ cho các công đoạn sản xuất, máy móc thiết bị lạc hậu và không đảm bảo các điều kiện kỹ thuật chuyên nghành dẫn đến tình trạng sản phẩm sản xuất kém chất lượng, giá thành sản xuất cao..

- Trình độ văn hóa và tay nghề lực lượng lao động trực tiếp thuộc các doanh nghiệp còn thấp và không được đào tạo một cách chính qui, trong khi đó cán bộ kỹ thuật chuyên ngành và các chuyên gia dinh dưỡng đầu tập trung tại các viện, cơ quan nghiên cứu Nhà nước. Do vậy năng suất lao động chưa cao, quá trình áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất rất chậm và hạn chế.

- Giá cả sản phẩm thức ăn chăn nuôi cao và biến động một cách bất ổn định làm xáo động đến thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Trong khi đó các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi lại có xu hướng tăng giá nhằm bù lại khoản lỗ do dịch cúm gà gây nên làm cho thị trường thức ăn chăn nuôi mất cân đối về quan hệ

chung cầu. Khâu phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp còn bất hợp lý, nhiều loại thức ăn phải trãi qua quá nhiều tầng trung gian dẫn đến tình trạng đầu cơ tăng giá. Các doanh nghiệp chưa khai thác hết tiềm năng thị trường, tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghhiệp trong chăn nuôi ở một số vùng còn rất thấp trong khi đó một số khu vực lại đang ở mức bão hòa.

- Quản lý Nhà nước về sản phẩm thức ăn chăn nuôi còn nhiều bất cập, trong đó công tác phân công, phân nhiệm về quản lý giữa các ban ngành chức năng còn chồng chéo và không rõ ràng. Quá trình thực hiện chưa có sự phối hợp đồng bộ và chưa có biện pháp xử lý triệt để các sai phạm. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi lưu hành nhiều loại thức ăn kém chất lượng, giá cả cao và không ổn định.

Tóm tắt chương hai

Trên cơ sở đánh giá, phân tích một số thông tin các nhân tố ảnh hưởng đến ngành sản chế biến thức ăn chăn nuôi. Có thể thấy sự phát triển ngành chịu tác động trực tiếp bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có những nhân tố thuận lợi tác động tích cực đến sự phát triển, song cũng có những nhân tố bất lợi gây không ít cản trở cho quá trình phát triển ngành. Xuất phát từ những thông tin trên, đòi hỏi các doanh nghiệp và

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)