Thị trường và cơ cấu khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi (Trang 28)

2.2.2.1 Khách hàng và năng lực thị trường

Như đã giới thiệu, ngành chế biến thức chăn nuôi là ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành chăn nuôi, do vậy việc xác định hoặc dự báo nhu cầu thị trường về sản phẩm thức ăn chăn nuôi được căn cứ trên cơ sở đàn gia súc. Một thực tế cho thấy, sản phẩm thức ăn chăn nuôi hiện nay chủ yếu là phục vụ cho thị trường trong nước bởi việc xuất khẩu thức ăn thường không đạt hiệu quả kinh tế do chi phí vận chuyển lớn, khác biệt về tiêu chuẩn và các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm, nhu cầu dinh dưỡng vật nuôi mỗi nước là khác nhau và phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (khí hậu, thời tiết..) của từng địa phương. Việc xác định khúc thị trường cho từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi thông thường được căn cứ vào số lượng vật nuôi phân bổ theo vùng sinh thái, tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp và hình thức sản xuất chăn nuôi của từng địa phương.

Để nhận dạng thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi, điều quan trọng là nghiên cứu tình hình phân bổ vật nuôi theo vùng thông qua phân tích và đánh giá liệu thống kê ngành chăn nuôi trong những năm gần đây như sau: (Xem bảng 8)

Bảng 8: Phân bổ vật nuôi theo vùng sinh thái

Đơn vị tính: 1.000 con

Năm Loại sông ĐB Hồng TD Miền Bắc DH Miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB sông Cửu Long Cả nước Heo 6.307 5.058 5.599 1.191 1.863 3.52 23.169 Gia cầm 59.700 45.400 45.200 8.400 24.600 50.000 233.300 2003 Qui đổi 6.695 5.178 5.343 1.043 2.513 4.897 25.669 Heo 6.757 5.334 5.941 1.330 2.067 3.449 24.877 Gia cầm 63.960 47.879 47.961 9.377 27.298 54.713 250.501 2004 Qui đổi 7.172 5.461 5.670 1.165 2.789 5.358 27.562

Nguồn: Cục nông nghiệp -Bộ NN-PTNT (tỷ lệ qui đổi cho 1 đầu vật nuôi là 400 kg, tương đương 03 con heo hoặc 13 con gia cầm)

Biểu đồ 6 : Biểu đồ phân bổ vật nuôi theo vùng sinh thái

Đồng bằng SH 26% TDMiền Bắc 20% Đông Nam bộ 10% Tây Nguyên 4% Duyên hải Miền Trung 21% Đồng bằng SCL 19%

Một số đặc điểm mang tính đặc trưng về cơ cấu khách hàng và thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi như sau:

- Với số lượng vật nuôi trong nước hiện nay (khoảng 24-25 trịêu con heo, trên 250 triệu con gia cầm, chưa kể một số vật nuôi khác), nhu cầu thức ăn tinh cần thiết phục vụ cho ngành chăn nuôi vào khoảng 10 triệu tấn/năm. Trong khi đó các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi hàng năm chỉ sản xuất và tiêu thụ trên thị trường

khoảng 3,1 triệu tấn thức ăn công nghiệp, điều này cho thấy mức độ sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi ở Việt Nam là rất thấp so với các nước trong khu vực.8 Trong những năm tới, nếu tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp trong chăn nuôi đạt khoảng 55%-60% và đầu gia súc, gia cầm hàng năm tăng khoảng 9%-10% như hiện nay đòi hỏi các doanh nghiệp hàng năm phải cung cấp khoảng 7 triệu tấn thức ăn công nghiệp. Đó là bằng chứng cho thấy thị trường tiềm năng của sản phẩm thức ăn chăn nuôi hiện nay là rất lớn, là sức hút hấp dẫn sẽ lôi kéo nhiều doanh nghiệp mới nhập ngành và là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp hiện tại tăng năng lực sản xuất, mở rộng thị trường.

- Hiện nay khu vực Miền Đông Nam Bộ là nơi có số lượng các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam và cũng là nơi có tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp cao nhất nước. Nếu xét trên số lượng đầu gia súc, gia cầm thì Miền Đông Nam Bộ chỉ xếp thứ 5 so với các khu vực khác nhưng lại là vùng tập trung nhiều trang trại chăn nuôi nhất. Điều đó cho thấy thị trường thức ăn chăn nuôi khu vực này đã bão hòa, các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đóng trên địa bàn hầu hết phải mở rộng thị trường tiêu thụ về vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Bắc. Trong khi đó khu vực có số lượng đầu gia súc, gia cầm lớn nhất là Đồng bằng sông Hồng và Trung du miền Bắc lại là nơi tập trung rất ít trang trại chăn nuôi. Quá trình sản xuất chăn nuôi chủ yếu theo hình thức quảng canh và bán thâm canh với tỷ lệ sử dụng thức ăn công nghiệp rất thấp. Do vậy khu vực đồng bằng sông Hồng và Trung du miền Bắc là thị trường đầy tiềm năng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

- Thị trường đang phục vụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi hiện nay chủ yếu là các trang trại chăn nuôi và một số hộ gia đình chăn nuôi cá thể theo hình thức bán thâm canh. Với số lượng trang trại và đầu gia súc chăn nuôi theo hình thức công nghiệp như hiện nay, thị trường đang phục vụ sản phẩm thức ăn chăn nuôi hầu như bão hòa hoặc phát triển rất chậm. Biểu hiện cho xu hướng trên là quá trình giảm lợi nhuận liên tục của các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi trong những năm gần đây mặc dù thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Về cơ bản, việc khai thác tiềm năng tăng trưởng của khách hàng hiện tại là chủ yếu và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Chính vì vậy sẽ diễn ra quá trình cạnh tranh khốc liệt và thôn tính thị trường giữa các doanh nghiệp ở thị

8 Bảng 4: Sản lượng và tỷ lệ sử dụng thức ăn công nhiệp.

trường đang phục vụ. Và khi đó lợi thế cạnh tranh sẽ quyết định mức tăng trưởng của công ty, tức những doanh nghiệp nào có chiến lược khác biệt hóa sản phẩm phù hợp và có lợi thế về chi phí sẽ giành chiến thắng.

- Sự bão hoà của thị trường đang phục vụ bắt buộc các doanh nghiệp phải không ngừng tìm kiếm cho mình những con đường mở rộng và thâm nhập thị trường mới. Điều này đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải phác họa một bức tranh tương lai của ngành và những đặc điểm mang tính đặc trưng của thị trường mới mà mình thâm nhập.

2.2.2.2 Giá thức ăn chăn nuôi

Trong những năm gần đây, giá nhiều loại thức ăn chăn nuôi có xu hướng tăng rất nhanh và bất ổn định. Là một yếu tố chi phí đầu vào chiếm 70% giá thành sản phẩm, việc thức ăn chăn nuôi lên giá, kèm với dịch cúm gia súc gia cầm đã kéo theo giá thực phẩm (sữa, thịt, trứng) và một số mặt hàng liên quan khác gia tăng đột biến, gây bất ổn đến thị trường tiêu dùng trong nước, xáo trộn tình hình kinh tế xã hội.

Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá thức ăn chăn nuôi trong vòng ba năm gần đây tăng rất nhanh và liên tục, thậm chí trong khoảng thời gian rất ngắn (một tháng, một quí ) giá nghiều loại thức ăn có thể tăng từ 15-20%, cụ thể:9

Bảng 9 : Giá một số thức ăn chăn nuôi qua các năm

Đơn vị tính: đồng/kg

Loại thức ăn 2002 2003 2004 8 tháng năm 2005

Thức ăn hỗn hợp cho heo thịt 3.122 3.313 3.757 4.049 Thức ăn hỗn hợp cho gà thịt 3.722 3.900 4.600 4.895

Nguồn: Cục Nông Nghiệp-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

9 Phụ lục 07- Giá một số nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi

Biểu đồ 7: Biến động giá thức ăn chăn nuôi 3000 3500 4000 4500 5000 2002 2003 2004 2005 Năm Giá (đ/kg) TAHH heo thịt TAHH gà thịt

Với xu hướng trên, rõ ràng người chịu thiệt thiệt hại trực tiếp và nặng nề nhất vẫn là người chăn nuôi, bởi với mức giá thức ăn gia tăng quá cao như thời gian gần đây, rất nhiều người dân e ngại đầu tư vào lãnh vực chăn nuôi. Thậm chí nhiều trang trại, hộ chăn nuôi phải chuyển vốn đầu tư qua lãnh vực khác. Bởi theo tính toán của các chuyên gia trong ngành chăn nuôi, với giá thức ăn chăn nuôi như hiện nay, mặc dầu giá bán sản phẩm chăn nuôi tăng nhưng hầu hết người chăn nuôi dưới dạng nhỏ lẻ sẽ bị lỗ. Các trang trại chăn nuôi lớn cũng chỉ có thể huề hoặc lời không đáng kể điều này kéo theo các trang trại giống cũng rơi vào tình trạng khó khăn và khốn đốn.

Thức ăn chăn nuôi liên tục tăng giá trong thời gian qua đang là vấn đề mang tính nổi cộm, có tầm ảnh hưởng lớn đến tình hình phát triển kinh tế xã hội và được xác định do một số nguyên nhân chính sau:

Thứ nhất: Giá nguyên liệu đầu vào tăng kéo theo giá thành sản xuất tăng do hiện tượng chi phí đẩy. Theo ghi nhận của các doanh nghiệp, trong hai năm 2004-2005 giá các loại nguyên liệu trong và ngoài nước tăng bình quân từ 20-47% đã đẩy giá thức ăn chăn nuôi tăng lên từ 16-18% so với cách đó vài tháng. Như vậy việc nguyên liệu đầu vào liên tục tăng giá trong thời gian qua được xác định là một trong những nguyên nhân chính kéo giá thức ăn chăn nuôi tăng theo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ hai: Do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm nên nhiều doanh nghiệp chỉ sản xuất ở mức cầm chừng, thậm chí có những doanh nghiệp chỉ phát huy 30% đến 40%

công suất sản xuất nhà máy trong khi đó các khoản chi phí cố định và quỹ lương hầu như không đổi. Một mặt do không phát huy hết năng lực các yếu tố đầu vào đã đẩy giá thành sản xuất lên cao. Một mặt do các doanh nghiệp chủ động tăng giá bán thức ăn chăn nuôi với mục đích bù lỗ cho các khoản thiệt hại do dịch cúm gà gây ra trước đó.

Thứ ba: Giá thức ăn chăn nuôi tăng do qua nhiều tầng trung gian, điều này là hết sức có cơ sở bởi một thực tế cho thấy dù giá nguyên liệu đầu vào có thể tăng mạnh nhưng cũng không thể kéo theo giá thức ăn chăn nuôi tăng tới mức 30% như thời cuối năm 2004 đến đầu năm 2005. Theo tìm hiểu và khảo sát thị trường tại các tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai và khu vực Đồng bằng sông Cửu long, hầu hết các công ty chế biến thức ăn chăn nuôi đều thông qua các đại lý để phân phối và tiêu thụ sản phẩm của mình, do vậy giá thức ăn chăn nuôi từ nhà máy đến tay người tiêu dùng đã bị đẩy lên rất cao.

2.2.3 Thiết bị và dây chuyền công nghệ

Như đã giới thiệu, hiện nay ngành chế biến thức ăn chăn nuôi có hai dây chuyền công nghệ sản xuất chủ yếu là dây chuyền sản xuất sản phẩm dạng bột và dây chuyền sản xuất sản phẩm dạng viên. Do hệ thống máy móc thiết bị và công đoạn sản xuất của hai dây chuyền công nghệ là tương đối giống nhau và đồng nhất nên hầu hết các doanh nghiệp đều tồn tại đồng thời hai dây chuyền công nghệ sản xuất. Một mặt do máy móc thiết bị và các công đoạn sản xuất của hai loại dây chuyền công nghệ giống nhau (dây chuyền sản xuất thức ăn dạng viên chỉ bổ sung thêm máy ép viên và chất phụ da) nên tiết kiệm được chi phí đầu tư. Một mặt giúp cho doanh nghiệp có thể đa dạng hóa sản phẩm, từ đó có thể thâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ một cách thuận lợi. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào qui mô đầu tư, tiềm lực tài chính mà mỗi doanh nghiệp có hệ thống máy móc thiết bị với những nét đặc trưng sau:

- Hầu hết các công ty liên doanh hoặc các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đều đóng trên địa bàn các khu công nghiệp lớn, nhà máy và hệ thống nhà xưởng được thiết kế nơi khô ráo, gần bến tàu xe và đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường. Với công suất sản xuất lớn và đòi hỏi sự hoàn hảo về chất lượng nên đa số các doanh nghiệp thuộc nhóm này nhập khẩu máy móc thiết bị và dây chuyền công nghệ từ các nước có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển như Mỹ, Nhật và các nước Tây Âu.

- Chiếm đa số trong lực lượng các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi là các công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân với qui mô sản xuất nhỏ và tiềm lực tài chính hạn hẹp. Các doanh nghiệp thuộc nhóm này chủ yếu trang bị một số máy móc cần thiết cho các công đoạn sản xuất chính như máy nghiền, máy trộn, máy đóng gói trong đó đa số được gia công trong nước hoặc nhập từ Đài Loan. Một đặc trưng dễ thấy ở các doanh nghiệp này là hầu hết trang thiết bị phục vụ cho giai đoạn chuẩn bị sản xuất rất thô sơ, thậm chí nhiều doanh nghiệp tư nhân không trang bị hệ thống làm sạch và sấy khô nguyên liệu. Nếu các doanh nghiệp lớn lưu trữ nguyên vật liệu, sản phẩm chủ yếu thống qua hệ thống silô, thì các doanh nghiệp nhỏ lưu trữ sản phẩm chủ yếu là nhà kho với các tiêu chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm không đạt yêu cầu.

- Một số máy móc thiết bị dùng cho các công đoạn chế biến thức ăn khác gồm: máy sấy nguyên liệu và thành phẩm, máy nghiền nguyên liệu, silo lưu trữ nguyên liệu và thành phẩm, máy trộn, mô tơ, cân, băng tải, thiết bị thí nghiệm… là những thiết bị mà bất cứ dây chuyền công nghệ nào cùng đều phải trang bị và sử dụng. Do chức năng đơn giản, không đòi hỏi kỹ thuật cao nên hiện nay các loại thiết bị này có thể sản xuất trong nước hoặc sản xuất tại Trung Quốc, Đài loan với giá thành tương đối rẻ mà không ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất lượng sản phẩm. - Đối với hệ thống thiết bị phân tích, phòng thí nghiệm: đây là hệ thống thiết bị đòi

hỏi kỹ thuật cao, người sử dụng phải am hiểu về chuyên môn. Thông thường hệ thống thiết bị này rất nhiều tiền và không ngừng thay đổi công nghệ, chính vì thế mà chỉ một số doanh nghiệp lớn hoặc các phòng thí nghiệm thuộc các viện nghiên cứu mới có khả năng trang bị nhằm chủ động phục vụ cho quá trình phân tích hay thí nghiệm các chỉ tiêu hóa lý sản phẩm. Còn lại hầu hết các doanh nghiệp có qui mô nhỏ đều phải thuê dịch vụ thí nghiệm từ các viện hoặc các doanh nghiệp lớn. Mức độ hiện đại, tính chính xác của thiết bị thí nghiệm, thiết bị phân tích ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, chính vì thế hầu hết thiết bị này đều được các doanh nghiệp nhập khẩu từ Mỹ, Nhật hoặc các nước Tây Âu.

2.2.4 Nguồn nhân lực

Để đánh giá nguồn nhân lực phục vụ cho ngành chế biến thức chăn nuôi, có thể đánh giá thông qua hai nguồn chính đó là nguôn nhân lực phục vụ cho quá trình sản

xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp và nguồn nhân lực thuộc các viện nghiên cứu, cơ quan quản lý Nhà nước và các trường đại học.

Đối với lực lượng lao động phục vụ cho sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp, có thể phân loại theo hai tiêu thức chính là hình thức lao động và trình độ học vấn, cụ thể:

Bảng 10: Cơ cấu nhân lực theo hình thức lao động

Đơn vị tính: người

Hình thức lao động Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Lao động trực tiếp 9.173 11.007 12.108 10.897

Lao động gián tiếp 3.931 4.717 5.189 4.670

Tổng Cộng 13.104 15.725 17.297 15.568

Bảng 11: Cơ cấu nhân lực theo trình độ học vấn

Học vấn Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004

Trên Đại học 262 314 346 311

Đại học 2.621 3.145 3.459 3.114

Cao đẳng 1.966 2.359 2.595 2.335

Lao động phổ thông 8.256 9.907 10.897 9.808

Tổng công 13.104 15.725 17.297 15.568

Nguồn: Cục Nông Nghiệp-Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Nhận xét:

- Lực lượng lao động ngành chế biến thức chăn nuôi hàng năm có sự gia tăng về số lượng tương ứng với qui mô và số lượng các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi. Tuy nhiên vào cuối năm 2003, đầu năm 2004 do ảnh hưởng của dịch cúm gia

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển nghành chế biến thức ăn chăn nuôi (Trang 28)