Đối với hạt động xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động biên tập - xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (Trang 71 - 77)

II. NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI NÓI CHUNG

o Đối với hạt động xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội:

Việc các đơn vị làm sách tư nhân ồ ạt tham gia liên kết xuất bản những đầu sách giải trí câu khách, dễ bán như sách chuyên đề phóng sự xã hội mà không có sự kiểm duyệt chặ chẽ của nhà xuất bản là điều kiện thuận llợi để lọt lưới ra thị trường những ấn phẩm có nội dung xấu, vô bổ, kém chất lượng. Những sơ suất này chủ yếu là do giám đốc các nhà xuất bản không kiểm soát được nội dung, có xu hướng chạy theo lợi nhuận. Điều này cho thấy tính chủ động của các nhà xuất bản chưa cao, dễ rơi vào thế bị động và bị tư nhân thao túng. Do vậy, vấn đề cần đặt ra là các nhà xuất bản cần phải tận dụng được quyền chủ động mà Luật mới mang lại, nhất là quyền chủ động trong lĩnh vực liên kết xuất bản để nâng cao khả năng cạnh tranh trước sóng gió thị trường và xu hướng hội

nhập quốc tế. Điều này có nghĩa là trước hết giám đốc các nhà xuất bản phải tự chịu trách nhiệm về xuất bản phẩm cả ở phương diện nội dung lẫn hình thức. Một thực trạng phổ biến ở các nhà xuất bản đó là việc đăng ký quá nhiều đề tài chồng chéo, trùng lặp, nhất là tủ sách chuyên đề phóng sự xã hội được thực hiện bởi các đơn vị làm sách tư nhân. Thêm vào đó, nội dung, chủ đề của loại sách này lại chủ yếu khai thác mặt trái và các tệ nạn xã hội như tham nhũng, cướp của, giết người, ngoại tình,v.v...quá đậm đặc, gây tâm lý bi quan trước cuộc sống. Do vậy, ngay từ khâu đầu là công tác kế hoạch đề tài các nhà xuất bản cũng cần phải xây dựng định hướng cụ thể dựa trên tôn chỉ, mục đích của nhà xuất bản và lấy lợi ích của bạn đọc chân chính làm mục tiêu hoạt động. Việc xuất bản sách thị trường không có nghĩa là nhà xuất bản chiều theo cách làm sách của một số đơn vị tư nhân, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả để tối đa hoá lợi nhuận từ xuất bản phẩm.

Sách chuyên đề phóng sự xã hội là loại sách dễ bán, có lãi nhiều nên các công ty truyền thông ồ ạt tham gia tổ chức bản thảo là lẽ đương nhiên. Tuy vậy các nhà xuất bản không nên vì thế mà cũng ồ ạt cấp giấy phép xuất bản. Đơn vị làm sách tư nhân hiện nay có nhiều loại và làm sách với nhiều mục đích khác nhau. Có đơn vị làm sách chuyên đề theo nhu cầu thị trường, mục đích thu nhiều lợi nhuận. Có đơn vị lại là các công ty quảng cáo, nhà tổ chức các sự kiện quảng bá thương hiệu cho một nhãn hàng nào đó nên mục đích làm sách chuyên đề là để làm quảng cáo, để thực hiện chiến dịch truyền thông...Do vậy các nhà xuất bản trong khi thực hiện liên kết xuất bản cũng cần phải xem xét đối tượng và mục đích làm sách, tránh tình trạng để tư nhân lọt lưới kiểm duyệt của các cơ quan quản lý xuất bản cũng như báo chí. Một số đơn vị tư nhân như: Công ty Cổ phần Văn hoá và truyền thông Nhã Nam, Công ty Đông A...với chiến lược làm ăn lâu dài và bài bản là minh chứng cho việc liên kết có hiệu quả giữa nhà xuất bản và tư nhân.

Hiện nay một số nhà xuất bản đã đi sâu đi sát nhu cầu thị trường, chẳng hạn như Nhà xuất bản Lao động – Xã hội có phòng Quan hệ thị trường với nhiệm vụ tìm hiểu, xây dựng chiến lược hoạt động xuất bản phù hợp với thị trường. Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà xuất bản cần quan tâm đến văn hoá đọc, đến

nhu cầu của độc giả, xem xét sự suy giảm diễn ra đối với loại sách nào và loại sách nào tăng lượng bạn đọc. Việc phân tích thị hiếu thẫm mỹ, nhất là nghiên cứu thị hiếu của giới trẻ đối với sách sẽ quan hệ đến việc loại xuất bản phẩm nào “lên ngôi“ trên thị trường sách. Đối với sách chuyên đề phóng sự xã hội, vì độc giả thấy hay, thấy lạ thì mới đọc. Hiện tượng này đặt ra suy nghĩ đối với những người làm sách: Sách chuyên đề phóng sự xã hội tuy bị xã hội lên án và bàn cãi về vấn đề nó nên tồn tại hay không nên tồn tại, hoặc tồn tại dưới hình thức nào...Chúng ta không nên khuyến khích sách chuyên đề phóng sự xã hội xuất bản tràn lan và ồ ạt nếu nó là loại sách thị trường, nhưng chúng ta có quyền yêu cầu các nhà xuất bản nghiêm túc hơn trong việc xây dựng kế hoạch đề tài, trong việc cấp giấy phép xuắt bản để những cuốn sách thực sự chất lượng ra đời, đáp ứng mong mỏi, kỳ vọng của những độc giả chân chính. Chỉ thị của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản (số 42-CT/TW) đã xác định rõ một trong những nhiệm vụ cụ thể của hoạt động xuất bản là: Bên cạnh việc phấn đấu có nhiều sách, nhiều bài hay, sâu sắc về tổng kết thực tiễn, phổ biến kinh nghiệm hay, tuyên truyền, động viên, biểu dương nhân tố mới, con người mới thì cần “Tiếp tục coi trọng sách, bài viết về đấu tranh phê phán các quan điểm sai trái, phản động, chống tham ô, lãng phí, sự xuống cấp về đạo đức, lối sống và các thói hư tật xấu, tệ nạn tham nhũng, nhưng phải quan tâm đạt được hiệu quả không những làm cho mọi người căm ghét mà còn nâng cao thêm ý thức trách nhiệm, dũng khí và quyết tâm đấu tranh với những cái sai trái, tiêu cực, hư hỏng đó“. Đây là một động lực để các nhà xuất bản tâm đắc với loại sách này (như Nhà xuất bản Công an nhân dân với bề dày 15 năm làm sách chuyên đề về đề tài an ninh, trật tự xã hội) duy trì và phát triển, nâng cao chất lượng, tạo ra một thương hiệu “đắt giá“ trong lòng bạn đọc.

Vậy đứng trước mục đích nâng cao chất lượng sách chuyên đề phóng sự xã hội thì loại sách này cần được thực hiện như thế nào? Việc tái bản các bài báo dưới dạng sách chuyên đề phóng sự xã hội là việc làm cần thiết và khá quen thuộc. Trên đại thể, báo được coi là ấn phẩm phục vụ kịp thời đối với bạn đọc rộng rãi. Ngày hôm sau, tuần lễ sau, hầu hết người đọc đã dẹp lại tờ báo ra từ ngày hôm trước, tuần lễ trước để sử dụng tờ báo mới. Hiện nay khi nhịp sống

gấp gáp, khẩn trương thì tuổi thọ của chúng thường là quá ngắn, thậm chí có những tờ báo không xa lạ gì đối với xã hội nói chung nhưng không hề có đời sống cụ thể trong một số bộ phận độc giả. Đối với bạn đọc rộng rãi, báo chí được sử dụng một phần ở thời điểm nó ra đời. Như vậy những bài báo có giá trị lâu dài được xuất bản trong các tập sách, được sách hoá là điều cần thiết. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là hiện nay có nhiều loại sách, bộ sách in lại các bài báo với những giá trị, chất lượng khác nhau. Thậm chí, có loại sách được làm một cách cẩu thả, vội vã, tuỳ tiện bằng cách gom gộp các bài báo lại, sắp xếp có hệ thống ở một mức độ nhất định để phục vụ bạn đọc rộng rãi. Vấn đề đáng bàn là ở chỗ: chúng không sai, không phạm luật nhưng nhạt nhẽo, lạc lõng..Như vậy, đối với những công ty truyền thông – đơn vị tổ chức bản thảo, họ cần phải có lòng tự trọng, nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và bạn đọc, bởi xét trên phương diện pháp luật, họ cũng là những người làm sách, là một bộ phận trong ngành xuất bản. Đồng thời, nhà xuất bản phải là “người lính gác“ trên mặt trận văn hoá tư tưởng, phải nghiêm khắc, đặt ra yêu cầu chặt chẽ hơn đối với những bản thảo có ý định trở thành sản phẩm xã hội. Một xuất bản phẩm là sản phẩm của quá trình liên kết xuất bản thì chất lượng của nó không chỉ phụ thuộc vào phía tổ chức bản thảo, mà còn quan hệ khăng khít với nhà xuất bản, nơi có nhiệm vụ đọc duyệt, cấp giấy phép xuất bản và tổ chức biên tập hoàn thiện bản thảo.

o Đối với công tác biên tập sách chuyên đề phóng sự xã hội:

Không một ấn phẩm sách nào không mang dấu ấn người biên tập. Mà dấu ấn ấy chính là cái tâm và cái tài của người biên tập kết tinh nên. Thế nhưng thực tế cho thấy, không phải ấn phẩm sách nào cũng là “tinh hoa“ của người biên tập kết thành. Đó thực sự là một câu hỏi cần sự giải đáp.

Cơ chế thị trường hiện nay tác động mạnh mẽ tới công việc xuất bản sách theo hướng kinh tế. Nhiều sách được xuất bản một cách nhanh chóng vội vã. Về nguyên tắc biên tập vẫn giữ đúng quy trình cơ bản. Nhưng thực tế, biên tập viên không phải do thiếu trình độ chuyên môn khoa học hay trình độ nghiệp vụ cơ bản, mà vì chưa được trang bị lập trường, tư tưởng đầy đủ để có thể có “sự can đảm từ chối“ (Bernard Grasset) những cuốn sách tầm thường, thế nên việc thị

trường sách tràn ngập những ấn phẩm sách chuyên đề phóng sự xã hội bị dư luận phê phán là điều không tránh khỏi. Trước thực trạng đó, nhà xuất bản cũng như mỗi biên tập viên cần quán triệt quan điểm mang tính chất xuyên suốt là: “Kinh doanh không phải là mục đích mà là một biện pháp để thực hiện mục đích của hoạt động xuất bản“, để từ đó giám định bản thảo một cách nghiêm túc, tránh chạy theo lợi nhuận trước mắt.

Là người “đi bước trước“ trong quá trình làm sách của nhà xuất bản và là độc giả đầu tiên, là người chịu trách nhiệm trước nhà xuất bản đứng đối diện với tác giả, đồng thời là người đứng cùng chỗ với tác giả nhằm tạo ra những tác phẩm có ích đối với độc giả, biên tập viên càg cần nhấn mạnh ý thức tự giác trong tinh thần trách nhiệm đối với công việc biên tập. Trước hết, trong công tác đọc đánh giá và giám định bản thảo sách chuyên đề phóng sự xã hội, biên tập viên cần phải kiên quyết hơn nữa để loại bỏ những bài viết kém chất lượng, nội dung câu khách, giật gân...Trong thời gian tới, khi vấn đề quản lý nhà nước đối với sách chuyên đề phóng sự xã hội đã được thực hiện một cách chặt chẽ và triệt để hơn thì đây là một thuận lợi cho hoạt động biên tập của biên tập viên. Các đơn vị tư nhân sẽ tổ chức bản thảo một cách có chọn lọc hơn và vậy biên tập viên cũng nâng cao ý thức, cẩn trọng và nghiêm túc hơn trong việc đánh giá bản thảo. Đối với những bản thảo sách chuyên đề phóng sự xã hội chất lượng kém sẽ ít có cơ hội được xuất bản hàng loạt như trong năm 2006.

Xét về bản chất, sách chuyên đề phóng sự xã hội là bản thảo được tập hợp từ các báo, do đó không ít biên tập viên đã đầu tư chất xám cho một trang bản thảo hết sức nghèo nàn. Thói quen làm việc cẩn trọng, biên tập kỹ càng, sửa từng câu, từng chữ, từng dấu chấm phẩy dường như đã “biến mất“ ở một số biên tập viên, gây ra nhiều sai sót đến mức báo động. Lợi ích kinh tế đã khiến nhiều biên tập viên tung ra thị trường không ít những ấn phẩm kém chất lượng cả về nội dung lẫn ấn loát, làm phương hại đến thẫm mỹ và niềm tin của bạn đọc.

Một thực tế cho thấy, dù biên tập viên là xương sống, là hạt nhân của nhà xuất bản song với chế độ lương khoán, làm bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, trong khi bản thảo ít ỏi thì một số nhà xuất bản và biên tập viên cùng chấp nhận “bán“ giấy phép xuất bản và biên tập sơ sài những ấn phẩm như sách chuyên đề

phóng sự xã hội. Như vậy một yêu cầu đặt ra là biên tập viên phải biết khai thác, tìm kiếm đề tài, lựa chọn tổ chức bản thảo chứ không chỉ là những người thợ chữ cặm cụi suốt ngày trên bàn viết. Sách chuyên đề phóng sự xã hội không nhất thiết do các đơn vị tư nhân tổ chức bản thảo. Biên tập viên với sự năng động và trách nhiệm nghề nghiệp hoàn toàn có khả năng để tổ chức những bản thảo chất lượng hơn bằng cách nghiên cứu thị trường, thị hiếu độc giả, quy tụ những cộng tác viên có trình độ, uy tín trên cơ sở đảm bảo tác quyền và thực hiện biên tập cẩn trọng, nghiêm túc. Trong cơ chế thi trường hiện nay, những tư duy mới về biên tập, xuất bản sẽ tạo nên sự cân bằng mục đích thích ứng thời đại và nâng cao hiệu quả công tác biên tập, hoạt động xuất bản.

KẾT LUẬN

Hiện nay thị trường sách xuất hiện những cuốn sách chất lượng kém, nội dung không đạt yêu cầu về vấn đề văn hoá. Nhưng đó chỉ là số ít, còn về cơ bản hoạt động xuất bản Việt Nam vẫn đang ngày càng đi lên và đóng vai trò thiết yếu trong đời sống xã hội. Đồng chí Đỗ Mười đã từng khẳng định :“Sách, báo là một bộ phận không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của mọi người, mọi dân tộc“. Vậy, đứng trước nhu cầu đa dạng về sách báo của độc giả, các nhà xuất bản càng cần phải nghiêm túc chọn lọc những tinh hoa, giá trị đích thực của nhân loại để cung cấp cho độc giả những “món ăn tinh thần“ cần thiết và bổ ích. Điều đó thiết nghĩ sẽ tạo nên mối quan hệ hài hoà giữa mục tiêu xã hội và mục tiêu kinh doanh, bởi nếu nhà xuất bản chạy theo thị trường mà xa rời mục đích, tôn chỉ của mình thì sẽ bị xã hội đào thải, ngược lại, nếu đáp ứng nhu cầu thị trường một cách có định hướng thì sẽ góp phần tạo dựng nên uy tín và niềm tin vững mạnh trong lòng độc giả.

Riêng với biên tập viên, những người lính gác trên mặt trận văn hoá tư tưởng, là “công bộc của nhân dân“ thì càng cần phải nâng cao ý thức nghề nghiệp. Kinh nghiệm sau đây của đồng chí Vũ Cao –Giám đốc Nhà xuất bản Hà

Nội (1979-1989) rất đáng để chúng ta quan tâm: “Công tác biên tập rất quan trọng nên các biên tập viên cần làm việc cẩn thận, công tâm. Ta không nên dễ dãi với cuốn sách này mà khắt khe với cuốn khác. Đây là vấn đề phức tạp, nhưng dù phức tạp đến mấy thì cũng phải tìm cách giải quyết thoả đáng“ (Đôi điều suy nghĩ về công tác xuất bản). Ý kiến này rất có ý nghĩa thực tiễn đối với công tác biên tập sách chuyên đề phóng sự xã hội hiện nay. Vấn đề nâng cao chất lượng loại sách này hơn bao giờ hết cần phải được giải quyết một cách thoả đáng, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước, nhà xuất bản, đơn vị làm sách tư nhân và lực lượng biên tập viên.

Thông qua việc thực hiện Khoá luận “Tìm hiểu hoạt động biên tâp - xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội“, điều mà tôi học hỏi được không chỉ là cách thức biên tập một loại sách cụ thể cần những thao tác gì, phương pháp ra làm sao...mà quan trọng hơn, đó là bài học về ý thức nghề nghiệp, về sự nghiêm túc, cẩn trọng đối với từng bản thảo. Nghề biên tập là một chức danh cao quý, vậy nên biên tập viên cần lao động xứng đáng với nghề, để ấn tượng của nhà văn Baber cũng như của những cộng tác viên, độc giả chân chính đối với biên tập viên không phải là những “kẻ nguy hiểm“ nữa.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động biên tập - xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w