Biên tập ngôn ngữ:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động biên tập - xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (Trang 43 - 50)

II. HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG-XÃ HỘ

o Biên tập ngôn ngữ:

Biên tập viên không chỉ thẩm định giá trị nội dung, hồn cốt của tác phẩm mà còn phải chú ý đến cách diễn đạt như thế nào để đạt được hiệu quả tiếp nhận cho bạn đọc và tăng giá trị nghệ thuật cho tác phẩm. Trong quá trình biên tập, biên tập viên phải biết kiềm chế cái chủ quan, không được áp đặt cảm tính, tư biện...Những can thiệp thiếu cơ sở khoa học là điều tối kị. Do vậy, biên tập viên tuân thủ nguyên tắc: sai đâu sửa đấy, chữa đúng trọng tâm, đúng đối tượng và trung thành với tác giả về nội dung, tư tưởng, ý đồ. Khi biên tập, biên tập viên cẩn trọng với thao tác sửa chữa trong từng đoạn, từng câu, từng từ, thậm chí từng dấu câu.

-- Thứ nhất, ở cấp độ đoạn: Tác giả thường mắc một số dạng lỗi như:

Tại khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh có hơn 20 vũ trường, quán bar (thường núp bóng bưới tên gọi là nhạc trẻ, câu lạc bộ). Từ lâu người ta đã tự phân định lịch “tiếp khách“ khá rõ: đến 0h và từ 0h-3h sáng“ (Dân chơi rỗng ruột). Ở đây tác giả đã đột ngột chuyển từ phạm vi rộng (vũ trường, quán bar) sang phạm vi hẹp (lịch “tiếp khách“) mà không có sự chuyển tiếp, liên hệ làm cho câu sau lạc lõng so với câu trước. Biên tập viên sửa lại bằng cách tạo “nhịp cầu nối“ giữa chúng, thành :

Tại khu vực trung tâm thànhphố Hồ Chí Minh có hơn 20 vũ trường, quán bar (thường núp bóng bưới tên gọi là nhạc trẻ, câu lạc bộ). Trong giới kinh doanh sàn nhảy đó, từ lâu người ta đã tự phân định lịch “tiếp khách“ khá rõ: đến 0h và từ 0h-3h sáng“.

Ở một đoạn văn khác trong tập 2 Xứ Hàn – Muôn dặm đường dài, tác giả phạm lỗi lạc chủ đề:

“Giờ hãy để tôi nói đôi chút về Ulsan, một thành phố công nghiệp lớn ở phía nam của Hàn. Tôi ghé Ulsan mục đích chính chỉ là thăm H., thằng bạn lâu ngày không gặp đang học tại University of Ulsan. H. là giảng viên trẻ đại học Bách khoa Tp.Hồ Chí Minh. Hai thằng gặp nhau lần đầu tiên tại phòng chờ máy bay ở Tân Sơn Nhất vào một đêm khuya. Những chuyến bay đi Hàn đều giữa khuya, hầu hết các duty free shop cũng đóng cửa nghỉ cả càng làm tăng thêm vẻ quạnh quẽ. Trong cái tĩnh lặng và hơi lạnh của phòng chờ, khi những xúc động sau cuộc chia tay với những người thân trong gia đình hãy còn tươi mới(..).H. được các nhân viên hướng dẫn cách giải quyết vấn đề, và tôi cũng xán lại an ủi cậu ta. Thế là quen“. Câu đầu tiên của đoạn văn là câu chủ đề, cho biết đoạn văn sẽ nói tới Ulsan, một thành phố của nước Hàn. Thế nhưng những câu tiếp theo của cả đoạn lại nói về cuộc gặp gỡ làm quen của tác giả với người bạn tên là H. Như vậy các câu sau không tập trung vào cùng một chủ đề mà chuyển sang một đề tài khác. Biên tập viên đã biên tập lại câu chủ đề cho phù hợp với nội dung những câu sau bằng cách bỏ cụm từ “Giờ hãy để tôi nói đôi chút về“ và thay bằng: “Trong chuyến đi dài ngày này, điểm dừng chân kế tiếp của tôi là Ulsan, một thành phố...“.

-- Thứ hai, ở cấp độ câu: Câu là đơn vị giao tiếp của ngôn ngữ, có cấu tạo ngữ pháp hoàn chỉnh, diễn đạt nội dung thông báo tương đối hoàn chỉnh, thể hiện chức năng thông tin và biểu đạt, có một ngữ điệu kết thúc. Lỗi về câu trong các bản thảo sách chuyên đề phóng sự xã hội tương đối nhiều, do vậy biên tập viên phải chỉnh sửa câu một cách cẩn thận để bạn đọc tiếp nhnận bản thảo một cách hiệu quả nhất.

Với trường hợp câu sai về cấu tạo ngữ pháp, thiếu thành phần chủ ngữ thì biên tập viên đã sửa lại bằng cách bổ sung thêm chủ ngữ.

Ví dụ 1: “Với cơ chế hiện nay đang phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp của nạn “cò“ trong mọi lĩnh vực và nghề nghiệp“ ( Sập bẫy mĩ nhân).

Ở đây thiếu chủ ngữ, do vậy biên tập viên thêm chủ ngữ là “chúng ta“ làm cho câu văn rõ nghĩa hơn: “Với cơ chế hiện nay chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả khủng khiếp của nạn “cò“ trong mọi lĩnh vực và nghề nghiệp“ .

Ví dụ 2: “Từ chỗ một người đàn ông đàng hoàng có nhà cửa vợ con trở thành kẻ tha hương, một người sống như chạy trốn những kỳ thị về “ết“ một căn bệnh mà mình hoàn toàn không mác phải“ ( Nhan sắc phố).

Ở đây nếu để nguyên văn trong bản thảo gốc sẽ gây ra sự tối nghĩa, cả câu văn chỉ giữ vai trò trạng ngữ. Câu văn nói về nhân vật tên là Mạnh, do đó biên tập viên đã bổ sung chủ ngữ - chủ thể của hành động- bằng cách nêu đích danh tên nhân vật: “Từ chỗ một người đàn ông đàng hoàng có nhà cửa vợ con, Mạnh trở thành kẻ tha hương, một người sống như chạy trốn những kỳ thị về “ết“ một căn bệnh mà mình hoàn toàn không mác phải“ .

Hay với câu thiếu vị ngữ:

“Hải Phòng – Thành phố cảng nổi tiếng của xứ Bắc, địa danh ám ảnh đối với bất cứ ai từng đặt chân tới nơi đây bởi những “đặc sản đen“ thời nào cũng có: những tay anh chị đao búa giang hồ tồn tại cùng với “luật rừng“ và nạn buôn bán, hút xách tràn lan“ (Tôi đi bán tôi). Câu này chỉ mới có chủ ngữ (Hải Phòng) và toàn bộ phần sau có chức năng phụ chú. Để nó trở thành câu đầy đủ thành phần, biên tập viên đã thêm thành phần vị ngữ:

“Hải Phòng – Thành phố cảng nổi tiếng của xứ Bắc và cũng là địa danh ám ảnh đối với bất cứ ai từng đặt chân tới nơi đây bởi những “đặc sản đen“ thời nào

cũng có: những tay anh chị đao búa giang hồ tồn tại cùng với “luật rừng“ và nạn buôn bán, hút xách tràn lan“ (Tôi đi bán tôi)

Việc sử dụng câu ghép trong các bài phóng sự xã hội là tương đối nhiều. Tuy vậy một số câu ghép bị nhầm lẫn trong việc dùng các cặp quan hệ từ. Chẳng hạn với câu: “Bởi lẽ đó, với tầm nhận thức và hiểu biết pháp luật còn hạn chế cho nên các em nữ sinh đã phải tận tuỵ “phục vụ“ các “má mì“ này mà không dám hé răng nửa lời“ (Lọ lem trôi dạt). Với từ “cho nên“ kết cấu quan hệ từ ở đây chỉ sự nhân quả: “Vì / bởi...cho nên“, còn từ “với“ đi với kết cấu quan hệ từ chỉ cách thức, điều kiện. Ở đây câu văn chỉ quan hệ từ có ý nghĩa phương tiện, cách thức nên việc sử dụng cặp quan hệ từ “với...cho nên“ là rơi vào trường hợp nhầm lẫn hai kiểu loại câu điều kiện - hệ quả. Biên tập viên đã sửa lại bằng cách bỏ quan hệ từ “cho nên“, câu văn trở thành:

“Bởi lẽ đó, với tầm nhận thức và hiểu biết pháp luật còn hạn chế cho, các em nữ sinh đã phải tận tuỵ “phục vụ“ các “má mì“ này mà không dám hé răng nửa lời“ (Lọ lem trôi dạt).

Một lỗi về câu mà biên tập viên đặc biệt chú ý là câu mơ hồ về nghĩa. Đó là loại câu có thể tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau, gây khó khăn cho việc lĩnh hội của người nghe, người đọc. Ví dụ: “Những chiếc áo phông của D&G được sản xuất từ Italia thường được lọt vào tầm ngắm của dân “nghiền“ đồ hiệu với chất liệu cotton tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cùng với nhiều kiểu dáng hợp thời trang“ (Dân chơi rỗng ruột). Câu văn này tạo ra sự mơ hồ về nghĩa, có thể hiểu ít nhất bằng hai cách:

1. Những chiếc áo phông của D&G được sản xuất từ Italia với chất liệu cotton...

2. Dân “nghiền“ đồ hiệu có chất liệu cotton...

Ở đây biên tập viên sửa lại để câu văn trong sáng, diễn tả rõ ràng ý của tác giả bằng cách sắp xếp lại: : “Những chiếc áo phông của D&G được sản xuất từ Italia với chất liệu cotton tạo cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cùng với nhiều kiểu dáng hợp thời trang thường được lọt vào tầm ngắm của dân “nghiền“ đồ hiệu“.

Có trường hợp tác giả viết câu bị chập về logic tư duy: “Cô mơ ước có một tấm chồng và vài đứa con, nhưng cô biết liệu có ai chấp nhận cô không“ (Gió bụi

hồng quần). Ý đồ của câu là nội dung nghi vấn: “không biết liệu...không?“ nhưng câu lại chập nội dung khẳng định với nội dung câu hỏi. Như vậy câu không rõ ràng về mục đích biểu đạt nào, biên tập viên sửa lại bằng cách tường minh hoá một nội dung nhất định: “Cô ước mơ có một tấm chồng và vài đứa con nhưng cô

không biết liệu có ai chấp nhận cô hay không?“

Khi mạch văn đang dồi dào, ý tưởng đến liên tục thì tác giả rất khó làm chủ được ngòi bút, do vậy sẽ dẫn đến cách diễn đạt phức tạp. Trong trường hợp này biên tập viên phải sửa lại cho câu trở nên ngắn gọn, dễ hiểu hơn. Ví dụ, ở câu văn này tác giả sử dụng câu có cấu tạo phức tạp: “Nhưng có một điều khó hiểu, đây là tụ điểm nổi cộm, tụ tập nhiều gái mại dâm dạt về hành nghề nhưng đến nay các cơ quan ban ngành chưa có một chiến dịch truy quét cũng như giải toả“ (Gió bụi hồng quần). Cấu trúc câu thường là “a nhưng b“, ở đây tác giả lại sử dụng “Nhưng...nhưng“ vừa lặp từ vừa tạo cấu trúc phức tạp, rườm rà. Biên tập viên sửa lại bằng cách thay từ “nhưng“ ở đầu câu bằng một từ có ý nghĩa tương đương, nội dung câu vẫn không thay đổi: Tuy nhiên có một điều khó hiểu, đây là tụ điểm nổi cộm, tụ tập nhiều gái mại dâm dạt về hành nghề nhưng đến nay các cơ quan ban ngành chưa có một chiến dịch truy quét cũng như giải toả“.

Hoặc tác giả viết câu quá dài, ý bị lặp: “Hai cô còn cho biết thêm, khi thông tin về cách hành xử thiếu văn hoá và thậm chí còn là những hành vi côn đồ này đã được những nạn nhân kể lại, nhắc nhở rộng ra với những người đang có ý định và đang định đến Việt Nam, chúng ta sẽ thiệt hại một lượng khách rất lớn trong các lĩnh vực ngoại giao, hợp tác trong các chương trình kinh tế, dự án khoa học và nhất là ngành công nghiệp không khói sẽ mất đi nguồn thu nhập và lượng khách rất lớn“ (Sập bẫy mĩ nhân). Trong câu văn này, tác giả không nhất thiết phải sử dụng hai cụm từ “đang có ý định“ và “đang định đến“ cùng một lúc vì chúng có ý nghĩa tương đương. Tác giả cũng sử dụng ý sau: “mất đi nguồn thu nhập và lượng khách rất lớn“ lặp ý trước: “thiệt hại một lượng khách rất lớn“. Vì vậy câu được sửa lại bằng cách bỏ cụm từ thừa và ý lặp:

“Hai cô còn cho biết thêm, khi thông tin về cách hành xử thiếu văn hoá và thậm chí còn là những hành vi côn đồ này đã được những nạn nhân kể lại, nhắc nhở rộng ra với những người đang có ý định đến Việt Nam, chúng ta sẽ mất đi một

lượng khách rất lớn và thiệt hại nguồn thu nhập đáng kể trong các lĩnh vực ngoại giao, hợp tác trong các chương trình kinh tế, dự án khoa học và nhất là ngành công nghiệp không khói“.

Ngược lại, cũng có khi tác giả viết câu què, câu cụt: “Chủ doanh nghiệp này thổ lộ, thỉnh thoảng anh ta còn những cuộc điện thoại lời lẽ hăm doạ, nói xa nói gần về công việc làm ăn của mình“ (Worldcup & Chuyện cá độ). Biên tập viên đã diễn đạt rõ ràng, đầy đủ hơn bằng cách làm rõ động từ “còn“ và sở hữu cách của “những cuộc điện thoại với lời lẽ...“ theo đúng ý đồ tác giả:

“Chủ doanh nghiệp này thổ lộ, thỉnh thoảng anh ta còn nhận được những cuộc điện thoại của người lạ với lời lẽ hăm doạ, nói xa nói gần về công việc làm ăn của mình“.

-- Thứ ba, ở cấp độ từ: Lỗi về dùng từ trong các bản thảo tương đối nhiều. Khi dùng sai từ thì tác giả sẽ không biểu hiện đúng ý nghĩa của từ, dẫn đến sự sai lạc ý nghĩa của từ và người đọc sẽ hiểu sai dụng ý của tác giả. Vì vậy công việc biên tập từ ngữ được biên tập viên rất chú ý.

Dùng sai từ, câu văn không những không rõ nghĩa mà thậm chí còn trở nên kì cục, ví dụ: “Vài sinh viên đi lơ vơ. Trường vắng và buồn buồn thế nào“ (Xứ Hàn, Muôn dặm đường dài). Ở câu đầu, “lơ vơ“ là từ không có nghĩa. Còn câu hai, “thế nào“ là cụm từ hàm ý hỏi, ở đây ý tác giả diễn tả nỗi buồn mà mình khó tả, phải sử dụng cụm từ là “thế nào ấy“. Các câu được sửa: “Vài sinh viên đi ngơ. Trường vắng và buồn buồn thế nào ấy! .Hay câu: “Mọi thứ còn mới tinh coong“ (Xứ Hàn- Bạn tìm gì). Cụm tính từ “mới tinh coong“ là vô nghĩa, phải là: “mới tinh“, “mới coong“. Câu được viết lại là: “Mọi thứ còn mới coong“.

Trong bản thảo khác, tác giả viết: “Tuổi thơ cơ cực của một thằng bé chăn trâu sống ở Hưng Tiến, Hưng Nguyên, Nghệ An đam mê với quả bóng nhựa và thậm chí là có lúc lấy cả vỏ bưởi đá vui cùng bạn bè rồi bắt đầu được các thầy phát hiện trong chiến dịch tìm nhân tài bóng đá của Đoàn bóng đá Sông Lam ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa“ (Worldcup & Chuyện cá độ). Ở đây câu văn không chỉ thiếu chủ ngữ, diễn đạt dài dòng mà còn sử dụng từ không chính xác. Thông thường người ta dùng quả bưởi để đá banh chứ không thể dùng “vỏ bưởi“ được. Biên tập viên sửa lại cách diễn đạt và dùng từ như sau:

Đó là tuổi thơ cơ cực của một thằng bé chăn trâu ở Hưng Tiến, Hưng Nguyên, Nghệ An, đam mê với quả bóng nhựa và thậm chí là có lúc lấy cả quả bưởi đá vui cùng bạn bè, rồi được các thầy phát hiện trong chiến dịch tìm nhân tài bóng đá của Đoàn bóng đá Sông Lam ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa“.

Hoặc: “Một cản trở khác khiến các cơ quan pháp luật ở Quảng Ninh và nhiều địa phương chưa tìm được cách tháo dỡ, đó là...“. “Tháo dỡ“ là từ chỉ hành động tháo bỏ, dỡ bỏ một cái gì đó về vật chất. Ở đây phải dùng từ “tháo gỡ“ mới chính xác.

Còn trong bản thảo Tôi đi bán tôi, có câu: “Những hỗ trợ từ phía Nhà nước đối với những nạn nhân bị lạm dụng, gặp khó khăn như phụ cấp 3 tháng...“. “Hỗ trợ“ là từ Hán Việt, có nghĩa là “giúp lẫn nhau“. Ở đây hành động “giúp“ chỉ từ phía Nhà nước đối với nạn nhân, không có sự tác động qua lại nên biên tập viên thay thế bằng từ thích hợp:“Những giúp đỡ từ phía Nhà nước...“. Cũng trong bản thảo này có câu: “Nhắc đến Thanh Hằng là người ta nhớ đến đôi chân dài bất tận 1,12 cm“. “Bất tận“ là không có giới hạn. Ở đây đôi chân dài 1,12 cm thì không thể là “dài bất tận“ được, nên biên tập viên bỏ từ “bất tận“.

Có trường hợp thừa từ, lặp từ vì giữa các từ đó không có sự khác biệt về nội dung: “Để sớm khắc phục hậu quả hệ luỵ, không để xảy ra các khuyết điểm tương tự, Đảng uỷ cơ quan Bộ đã đề ra những giải pháp...“ (Sập bẫy mĩ nhân).

“Hệ luỵ“ có nghĩa là những mối liên hệ, liên luỵ (tiêu cực). Nó gần nghĩa với từ “hậu quả“. Ở đây tác giả đã lạm dụng từ Hán Việt. Biên tập viên bỏ từ “hệ luỵ“, chỉ để lại từ “hậu quả“ là đã diễn đạt đủ ý tác giả.

Bên cạnh việc chỉnh sửa câu từ, biên tập viên còn phải chú ý đến việc sửa các lỗi chính tả. Lỗi này tuy không lớn nhưng nếu có sẽ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuốn sách. Ví dụ: “chia xẻ“ sửa thành “chia sẻ“, “sao nhãng“ sửa thành

“xao nhãng“, “sáng lạng“ sửa thành “xán lạn“ (Xứ Hàn-Bạn tìm gì) hay “0g đến 3g“ thành “0h đến 3h“, “cuộc xát phạt“ thành “cuộc sát phạt“, “giận giữ“ thành

“giận dữ“(Thế giới ngầm và Worldcup), “vài nghìn kalo“ thành “vài nghìn calo“, “xuất diễn“ thành “suất diễn“ (Chân dài và bóng đêm)...

-- Thứ tư, lỗi sai về dấu câu: Sử dụng dấu câu sai sẽ dẫn đến câu văn bị mơ hồ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động biên tập - xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w