Biên tập chủ đề, tư tưởng của bản thả:

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động biên tập - xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (Trang 40 - 43)

II. HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG-XÃ HỘ

o Biên tập chủ đề, tư tưởng của bản thả:

Các bản thảo đều nằm trong một kế hoạch đề tài chung là kế hoạch xuất bản một bộ sách (sêri sách) về phóng sự xã hội, gọi là sách chuyên đề phóng sự xã hội. Trong quá trình biên tập từng bản thảo, biên tập viên phải chú ý sắp xếp các bài viết và ảnh minh hoạ hướng vào một chủ đề cụ thể để thu hút sự chú ý của độc giả, tránh sự trùng lặp giữa các cuốn sách. Đây là một công việc tương đối khó khăn vì số lượng bản thảo nhiều, quy trình biên tập bản thảo lại diễn ra liên tục. Chẳng hạn với bản thảo Lọ lem trôi dạt, đây là tập phóng sự phản ánh hiện trạng phụ nữ, trẻ em gái bị đưa đẩy vào con đường buôn bán tình dục vì nhiều

nguyên do khác nhau như: muốn lấy chồng nước ngoài, muốn thay đổi môi trường sống hoặc bị lừa bằng các thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt...Số phận mỗi người mỗi khác nhưng cuối cùng đều không tránh khỏi những cay cực, bất hạnh. Số lượng bài viết về mảng này khá nhiều, biên tập viên có trách nhiệm chọn lọc những bài tiêu biểu, chất lượng nhất và có tác dụng cảnh tỉnh đối với độc giả. Cùng lúc với việc biên tập bản thảo này, biên tập viên còn tiếp nhận bản thảo

Nhan sắc phố, nhận thấy mảng đề tài về tình trạng mua bán phụ nữ và trẻ vị thành niên trong bản thảo khá lạc lõng, xa rời chủ đề Nhan sắc phố nên biên tập viên mạnh dạn trao đổi ý kiến với phía Công ty Hà Thế nên cắt và chuyển phần nội dung này vào bản thảo Lọ lem trôi dạt cho phù hợp chủ đề. Như vậy, với chùm đề tài này, cuốn sách thực sự là hồi chuông cảnh tỉnh những cô gái đừng nên nhẹ dạ cả tin nghe lời rủ rê, lừa phỉnh ngọt ngào để rơi vào cạm bẫy của bọn buôn người. Ngoài ra, theo sát thông tin sự kiện, bản thảo Lọ lem trôi dạt

còn tập hợp một số bài báo đưa tin về vụ án PMU18 và các vị lãnh đạo Bộ liên quan. Mảng đề tài này không sát với chủ đề cuốn sách song để đáp ứng nhu cầu của độc giả, biên tập viên vẫn giữ lại những bài mới nhất. Đây cũng là việc thông tin một cách xâu chuỗi theo quá trình bởi trong hầu hết các tập sách chuyên đề phóng sự xã hội, vụ việc về PMU18 và những sự việc liên quan đều được phản ánh một cách kịp thời.

Hay với bản thảo Gió bụi hồng quần, biên tập viên cũng rất cẩn trọng trong quá trình xem xét nội dung tư tưởng. Sau khi cuốn Chân dài và bóng đêm được phát hành, Công ty Hà Thế nhận thấy sự đồng tình hưởng ứng của độc giả đối với loạt bài phóng sự điều tra phản ánh về những “chân dài“ đang khoác áo ca sỹ, diễn viên, người mẫu...nên đã tiếp tục đăng tải những vụ việc liên quan, tiếp tục lên tiếng để “vạch mặt chỉ tên“ những người có lối sống sa đoạ, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự nghề nghiệp của giới nghệ sỹ. Tuy nhiên trong bản thảo này, do lạm dụng thông tin, Công ty Hà Thế đã đề cập vấn đề sex quá nhiều với những đoạn mô tả trần trụi, chi tiết, minh hoạ quá sâu...Một số bài thậm chí còn mô tả sinh động các vật dụng nhạy cảm một cách dung tục, câu khách, giật gân. Điều này rõ ràng không phù hợp với thuần phong mĩ tục của Việt Nam, gây ảnh hưởng đến môi trường văn hoá – xã hội. Do đó để đảm bảo

đúng tinh thần của Luật Xuất bản, điều 10 về “Những hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản“, trong đó có cấm truyền bá lối sống dâm ô, đồi truỵ, biên tập viên đã kiên quyết cắt bỏ những đoạn mô tả trên để tránh tình trạng phản tác dụng khi vô tình quảng cáo cho các loại thuốc kích dục cũng như tránh kích thích tính tò mò của một bộ phận độc giả.

Trong quá trình biên tập biên tập viên còn phải nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin, hiểu biết toàn diện về các đường lối, chính sách của Đảng, về mọi lĩnh vực văn hoá, xã hội...Có như vậy, biên tập viên mới có thể chủ động xử lý bản thảo, nhất là khi bản thảo có những vấn đề cần xem xét. Chẳng hạn tập bản thảo

Tình yêu thời @, bài Ưu điểm của đàn ông là dám bị sa ngã là sự phát biểu quan điểm, cách nghĩ của một số văn nghệ sỹ (Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh, Trang Hạ, Đỗ Hoàng Diệu) về đàn ông và tình yêu. Trong bài phát biểu của mình, Đỗ Hoàng Diệu quan niệm: “Trang viết là trang viết mà đời là đời. Nếu tôi mà lẫn lộn đàn ông của hai thế giới ấy thì không biêt tôi là ai!“ và tác giả đã dẫn chứng về tình yêu, về quan niệm tình dục trong tác phẩm Bóng đè của mình. Biên tập viên nhận thấy Bóng đè là một tác phẩm có vấn đề đã bị Bộ Văn hoá Thông tin quyết định thu hồi, cấm tái bản nên đã cắt bỏ phần ví dụ. Sự cắt bỏ này không ảnh hưởng nhiều đến toàn bộ nội dung bài viết mà lại đảm bảo cho bài viết được sự sáng rõ về nội dung tư tưởng.

Hay bản thảo Tôi đi bán tôi với Ngàn lẻ một chuyện về Nguyễn Việt Tiến - Kẻ bán linh hồn cho quỷ, biên tập viên phải chú ý trong quá trình biên tập và đặc biệt là phải xác định rõ nguồn bản thảo, nguồn tư liệu. Nguyễn Việt Tiến nguyên là Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, liên quan đến nhiều vụ án tiêu cực, tham nhũng mà hành vi cũng như tình tiết của vụ án lại nguy hiểm vào loại bậc nhất từ trước đến nay trong nền kinh tế - xã hội nước ta. Dư luận xã hội rất quan tâm đến vấn đề này, do vậy các bài báo liên tục cho ra các phóng sự điều tra và sách chuyên đề phóng sự xã hội từ đó “ăn theo“ là việc dễ hiểu. Tuy nhiên đứng ở vị trí biên tập viên, người biên tập phải xác định nguồn tài liệu để đánh giá bản thảo có chính xác, chân thực hay không, tránh tình trạng “tái bản“ lại bài của các tờ báo có tính chất đưa tin “lá cải“, đưa tin sai sự thật nhằm mục đích kiếm lời. Một khi biên tập viên không làm chủ được thông tin thì có thể sẽ tạo nên những xuất

bản phẩm có nội dung sai sự thật, vu khống, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc làm thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Một chủ đề nữa mà biên tập viên cũng phải đặc biệt chú ý khi biên tập, đó là các bài viết về lĩnh vực tâm linh, thần bí. Tập bản thảo Sen độc giết người với dòng chữ nhấn mạnh “Phóng sự xã hội - Kỳ án và những chuyện bí ẩn“ bao gồm nhiều câu chuyện kì lạ, bí ẩn cổ xưa không phù hợp với thể loại phóng sự xã hội. Do vậy biên tập viên đã cân nhắc khi chọn bài, chú ý giữa khía cạnh tâm linh và khoa học, tránh sa vào truyền bá tư tưởng mê tín dị đoan. Với những câu chuyện kì dị, quái gở, không có căn cứ khoa học thì biên tập viên cắt bỏ, chỉ giữ lại một số truyện ngắn đặc sắc như: Kiếp hổ (Phương Quý), Người rắn (Thái Bá Tân), Câu chuyện nhiều kỳ: Hành trình phương Đông hay bài ghi chép của phóng viên Phùng Nguyên về Chuyện của những người được “cải tử hoàn sinh“.

Như vậy việc nắm vững định hướng tư tưởng của Đảng – Nhà nước, quy định của Luật Xuất bản...là điều quan trọng đối với mỗi biên tập viên. Xuất bản vốn là hoạt động truyền bá tư tưởng nhằm xây dựng đạo đức và lối sống tốt đẹp cho nhân dân, do vậy mỗi xuất bản phẩm phải luôn hướng con người tới các giá trị Chân - Thiện – Mĩ. Tâm lý của Công ty Hà Thế là đáp ứng nhu cầu thị hiếu tầm thường của một bộ phận độc giả nên biên tập viên trong quá trình biên tập phải luôn tỉnh táo để không vượt quá giới hạn, không vi phạm Luật Xuất bản.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động biên tập - xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w