Về trang bìa: Nhiều ấn phẩm thiết kế trang bìa với hình ảnh quá gợi cảm, mát mẻ, màu sắc lè lẹt, giật tít giật gân, “rẻ tiền“ (xem minh hạ ở phần phụ lục).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động biên tập - xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (Trang 68 - 69)

I. NHẬN XÉT VỀ SÁCH CHUYÊN ĐỀ PHÓNG SỰ XÃ HỘI CỦA NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG – XÃ HỘ

o Về trang bìa: Nhiều ấn phẩm thiết kế trang bìa với hình ảnh quá gợi cảm, mát mẻ, màu sắc lè lẹt, giật tít giật gân, “rẻ tiền“ (xem minh hạ ở phần phụ lục).

mẻ, màu sắc loè loẹt, giật tít giật gân, “rẻ tiền“...(xem minh hoạ ở phần phụ lục).

Tiểu kết:

Hiện nay sách chuyên đề dạng tạp chí nói chung và sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động – Xã hội nói riêng đã đi vào thoái trào. Những ưu điểm cũng không thể khẳng định được vị trí lâu dài của loại sách này trên thị trường sách bởi chúng tồn tại nhiều nhược điểm ảnh hưởng tiêu cực tới văn hoá đọc. Lý giải hiện tượng này có thể là:

-- Thứ nhất, nội dung của các tập sách chuyên đề phóng sự xã hội này chủ yếu là thông tin thời sự, nóng bỏng về những vụ việc, vấn đề tiêu cực trong xã hội. Tại thời điểm chúng xảy ra dư luận xã hội hết sức quan tâm và chú ý theo dõi. Tuy nhiên khi những vụ việc, vấn đề nghiêm trọng đã được làm sáng tỏ thì dư luận cũng không còn “nóng“ nữa, nhu cầu thông tin đã được thoả mãn. Nó như một “cơn sốt“ đã hạ nhiệt. Như vậy sách chuyên đề phóng sự xã hội đã thực hiện xong “sứ mệnh“ thông tin và đi vào thoái trào là lẽ đương nhiên.

-- Thứ hai, chất lượng ấn phẩm là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn vong của chính nó. Sách chuyên đề phóng sự xã hội chủ yếu là sản phẩm do các đơn vị làm sách tư nhân tổ chức bản thảo, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ

phận độc giả nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Nhà xuất bản lại liên tục cấp giấy phép xuát bản mà thiếu sự quản lý chặt chẽ về nội dung, có biểu hiện chạy theo thị trường. Điều đó dẫn đến hệ quả là sách kém chất lượng, không đủ sức sống lâu bền trong lòng độc giả và nhu cầu về loại sách này vì thế mà giảm sút.

-- Thứ ba, vấn đề quản lý: Trước những nhược điểm, sai phạm của loại sách này cũng như nhiều ý kiến phê phán của xã hội, Bộ Văn hoá Thông tin đã có văn bản số 3652/BVHTT-XB ra ngày 05 tháng 9 năm 2006 về những quy định xuất bản sách chuyên đề dưới dạng tạp chí. Theo đó Bộ Văn hoá Thông tin sẽ kiểm tra toàn bộ các loại sách chuyên đề dưới dạng tạp chí, xử lý đối với các nhà xuất bản vi phạm. Như vậy những nhà xuất bản có sách chuyên đề dạng tạp chí đã ngừng việc xuất bản các tập tiếp theo. Với Nhà xuất bản Lao động – Xã hội tuy các tập sách chuyên đề phóng sự xã hội không vi phạm lớn về các quy định của Luật Xuất bản và Luật Báo chí về hình thức trình bày nhưng nội dung lại có nhiều vấn đề cần xem xét. Đứng trước công luận, tôn chỉ mục đích của ngành, Luật Xuất bản cũng như trách nhiệm, uy tín của doanh nghiệp, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội đã ngừng việc cấp giấy phép xuất bản đối với Công ty Hà Thế trong việc xuất bản các tập sách chuyên đề tiếp theo. Cơ quan chủ quản Nhà xuất bản cũng cẩn trọng, nghiêm túc hơn trong việc xét duyệt kế hoạch xuất bản để đảm bảo việc xuất bản sách của Nhà xuất bản thực hiện đúng quy định của Luật Xuất bản và Luật Báo chí.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hoạt động biên tập - xuất bản sách chuyên đề phóng sự xã hội của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w