e) Các doanh nghiệp nhà nước theo kiểu văn phòng: việc tư nhân hóa các xưởng vẽ, kho sách,v.v hiện vẫn đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, nhưng chưa rõ
3.1. Một số định hướng về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và tổng công ty nhà nước
ty nhà nước
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chuyển mạnh sang kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, Đảng và Nhà nước chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong đó có các tổng công ty nhà nước trong các ngành, lĩnh vực nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn để xã hội hóa và huy động thêm vốn.
Ngoài ra, Chính phủ xác định các tổng công ty có quy mô lớn, có vai trò quan trọng của nền kinh tế, trước mắt chưa cổ phần hóa toàn tổng công ty thì thực hiện cổ phần hóa hầu hết các doanh nghiệp thành viên. 60 tổng công ty còn lại sẽ tiến hành cổ phần hóa toàn tổng công ty hoặc cổ phần hóa tất cả các doanh nghiệp thành viên.
Có thể nói, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới được thể hiện qua định hướng của Chính phủ: đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước theo hướng hình thành loại hình doanh nghiệp nhà nước có nhiều chủ sở hữu, chủ yếu là các công ty cổ phần, thu hẹp và tiến tới bỏ chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, mở rộng hơn diện cổ phần hóa, nhà nước chỉ giữ 100% vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo đảm an ninh, quốc phòng và sản xuất, cung ứng dịch vụ công ích thiết yếu, chỉ giữ cổ phần chi phối đối với các tổng công ty, công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực, ngành bảo đảm điều tiết vĩ mô và những cân đối lớn của nền kinh tế và triển khai các mặt công tác hoàn thiện khung pháp lý về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh vững chắc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước theo tinh thần mới, tăng cường tổ chức chỉ đạo thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện và quyết liệt hơn.