Về khuôn khổ pháp lý

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam doc (Trang 72 - 73)

e) Các doanh nghiệp nhà nước theo kiểu văn phòng: việc tư nhân hóa các xưởng vẽ, kho sách,v.v hiện vẫn đang được các cơ quan có thẩm quyền xem xét, nhưng chưa rõ

2.3.3.1. Về khuôn khổ pháp lý

Vấn đề đầu tiên là phải xác định được những đối tượng nào được coi là doanh nghiệp nhà nước, để từ đó nhà nước và Chính phủ mới có thể đưa ra phương thức và biện pháp quản lý cụ thể. Trên phương diện này, cả Hàn Quốc và Đài loan đều coi những doanh nghiệp vốn sở hữu nhà nước trên 50% trong cơ cấu sở hữu đều là doanh nghiệp nhà nước. Cách tiếp cận như vậy có hai ý nghĩa:

- Bản thân doanh nghiệp có vốn sở hữu nhà nước (trên hoặc dưới 50% vốn) phải hoạt động theo luật doanh nghiệp chung như đối với mọi loại hình doanh nghiệp khác. Điều này tránh được tình trạng phải hình thành một luật riêng cho doanh nghiệp nhà nước; buộc doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động trong cùng một hành lang pháp lý với doanh nghiệp khác. Mặt khác, cũng đơn giản hóa được trường hợp phức tạp khi vốn sở hữu nhà nước dịch chuyển trên, dưới 50% vốn của doanh nghiệp (doanh nghiệp không phải chuyển đổi khung pháp lý), đặc biệt khi nhà nước thấy cần thiết phải tư nhân hóa một doanh nghiệp nhà nước (bán phần sở hữu nhà nước xuống dưới 50%) hoặc nắm lại một doanh nghiệp để trở thành doanh nghiệp nhà nước (mua thêm cổ phần cho tới mức trên 50%) tùy theo mục tiêu và chiến lược phát triển cho từng thời kỳ.

- Bên cạnh một luật chung này, doanh nghiệp nhà nước phải chịu sự chi phối của một định chế pháp lý khác về doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên, nói chung định chế pháp lý này (dù có tên gọi khác nhau giữa Hàn Quốc và Đài Loan) chỉ có hiệu lực đối với phần vốn nhà

nước tại doanh nghiệp, còn hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì vẫn theo luật chung [46, tr. 24].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam doc (Trang 72 - 73)