Công ty mẹ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam doc (Trang 42 - 44)

Phương thức hoạt động và mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết được thể hiện như dưới đây:

a) Công ty mẹ

Công ty mẹ bao gồm:

- Văn phòng trụ sở chính và các văn phòng đại diện trong và ngoài nước - Trung tâm đầu tư tài chính;

- Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới; - Các trung tâm đào tạo;

- Các đơn vị sản xuất kinh doanh, hạch toán phụ thuộc; - Các ban quản lý dự án trọng điểm;

* Chức năng của công ty mẹ

- Công ty mẹ vừa thực hiện chức năng kinh doanh vừa thực hiện chức năng đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết. Thông qua đầu tư, công ty mẹ làm chủ sở hữu toàn bộ hoặc một phần chi phối (trên 50%) vốn điều lệ tại các công ty con và sở hữu vốn góp không chi phối (dưới 50%) tại các công ty liên kết.

- Công ty mẹ có quyền chi phối các quyết định sản xuất kinh doanh quan trọng trong các công ty con bao gồm định hướng chiến lược, quyết định đầu tư, quyết định công tác, tổ chức cán bộ, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát v.v... Thông qua quyền của chủ sở hữu vốn trong các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Đối với các công ty liên kết, công ty mẹ không thực hiện quyền chi phối nói trên mà quan hệ trên cơ sở hợp đồng kinh doanh, liên kết, hợp tác liên doanh phù hợp với điều lệ của công ty liên kết và công ty mẹ.

- Công ty mẹ chi phối các công ty thông qua công nghệ và thị trường. Mục đích của chi phối là nhằm phục vụ lợi ích của cả công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết. Trong đó công ty mẹ sẽ thực hiện việc kiểm soát chiến lược, kiểm soát thị trường, sản

phẩm, công nghệ, thương hiệu hoặc tăng cường tiềm lực tài chính nhằm tối đa hóa lợi nhuận từ việc góp vốn vào các công ty con và công ty liên kết.

- Công ty mẹ giữ vai trò chỉ đạo, định hướng các công ty con và công ty liên kết về đầu tư tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường, đào tạo phát triển nguồn lực, xây dựng chiến lược chung để thực hiện chiến lược tổng thể.

- Vốn điều lệ của công ty mẹ bao gồm toàn bộ vốn chủ sở hữu nhà nước ở toàn Tổng Công ty tại thời điểm chuyển đổi sau khi đã xử lý theo nguyên tắc được cấp có thẩm quyền quy định và vốn cổ phần phát hành thêm trong quá trình cổ phần hóa.

- Thực hiện chế độ báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ và công ty con, công khai tài chính hàng năm và các thông tin để đánh giá trung thực về hoạt động của công ty mẹ và các công ty con, công ty liên kết.

* Quyền hạn và nghĩa vụ của công ty mẹ

- Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của công ty mẹ.

- Thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp khác từ tài sản của công ty mẹ. - Thay đổi cơ cấu tài sản để phát triển sản xuất kinh doanh.

- Chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản, quyền sử dụng đất của công ty theo quy định của pháp luật.

- Quản lý và sử dụng các tài sản là đất đai, tài nguyên do nhà nước giao theo quy định của pháp luật để hoạt động kinh doanh.

- Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

* Trách nhiệm và quyền hạn của công ty mẹ với công ty con

- Công ty mẹ thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cổ đông, thành viên, bên liên doanh, bên góp vốn chi phối theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty có cổ phần, vốn góp chi phối của công ty mẹ.

- Vốn của công ty mẹ đầu tư vào các công ty con có thể bằng tiền, tài sản hữu hình và tài sản vô hình (thương hiệu của công ty mẹ, phát minh, sáng chế, bản quyền sở hữu công nghiệp và các lợi thế kinh doanh khác).

- Công ty mẹ trực tiếp quản lý phần cổ phần, vốn góp chi phối tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty liên doanh với nước ngoài, công ty ở nước ngoài; có quyền hạn và nghĩa vụ đối với cổ phần, vốn góp theo quy định của pháp luật.

- Công ty mẹ chi phối công ty con về các vấn đề quan trọng như định hướng chiến lược phát triển, mô hình quản lý, chiến lược đầu tư, phân chia thị trường, sử dụng thương hiệu,...v.v

* Trách nhiệm và quyền hạn của công ty mẹ với công ty liên kết

- Mối quan hệ giữa công ty mẹ và các công ty liên kết được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng hợp tác kinh doanh, các thỏa thuận kinh tế phù hợp với điều lệ của công ty mẹ.

- Đối với các công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không có vốn góp của công ty mẹ và tự nguyện tham gia thành viên của công ty mẹ, mối quan hệ giữa các công ty này với công ty mẹ sẽ được thực hiện trên cơ sở bình đẳng, hợp tác và cùng có lợi, phù hợp với hợp đồng liên kết hoặc theo thỏa thuận giữa công ty mẹ với công ty tự nguyện tham gia thành viên của công ty mẹ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Hoàn thiện khung pháp luật về cổ phần hóa tổng công ty nhà nước ở Việt Nam doc (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)