Cơ cấu tổ chức quản lý của tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước gồm hội đồng quản trị và ban điều hành.
- Hội đồng quản trị: Toàn bộ thành viên hội đồng quản trị ở hầu hết các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn là người do Chính phủ cử vào nhưng không phải mọi thành viên được cử là những cán bộ của các cơ quan nhà nước, trong nhiều trường hợp người được cử thuộc thành phần kinh tế tư nhân như ở Tập đoàn dầu khí Trung Hoa, Ngân hàng Thương mại Quốc tế, Thị trường Chứng khoán Đài Loan. Hội đồng quản trị bao gồm: chủ tịch, một số thành viên làm việc thường xuyên và thành viên kiêm nhiệm (phần lớn là các cán bộ nhà nước thuộc những ngành nghề có liên quan). Trong các mối quan hệ với bên ngoài, chủ tịch hội đồng quản trị thường được gọi là chủ tịch công ty - là người có thẩm quyền quyết định cao nhất trong doanh nghiệp. Nhà nước can thiệp vào doanh nghiệp
thông qua việc cử người vào hội đồng quản trị doanh nghiệp, bổ nhiệm chủ tịch ban điều hành, các kiểm toán viên (bộ chủ quản bổ nhiệm chủ tịch ban điều hành, các kiểm toán viên theo đề nghị của hội đồng quản trị).
- Ban điều hành: Hội đồng quản trị chỉ là cơ quan quản lý và là đại diện những quyền lợi cơ bản của chủ sở hữu, còn việc điều hành kinh doanh có tính tác nghiệp hàng ngày thì được giao cho ban điều hành. Ban điều hành bao gồm các giám đốc phụ trách những lĩnh vực chuyên môn riêng của doanh nghiệp như giám đốc marketing, giám đốc nhân sự, giám đốc sản xuất, v.v. Các giám đốc trong ban điều hành là những người chuyên nghiệp, trực tiếp do hội đồng quản trị thuê theo cơ chế thị trường [46, tr. 17].
2.3.2.3. Vấn đề đa dạng hóa sở hữu và cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Đài Loan Loan
Vấn đề cải cách doanh nghiệp nhà nước ở Đài Loan có quan hệ chặt chẽ với việc xác định vai trò và vị trí của Chính phủ (nhà nước) đối với hoạt động của nền kinh tế trong từng giai đoạn phát triển.
Trong một số năm đầu, do nền kinh tế Đài Loan chưa phát triển, số người dân có vốn để thành lập doanh nghiệp quy mô lớn còn rất ít và không có trong những ngành quan trọng hoặc có tác dụng hỗ trợ các ngành khác phát triển hoặc ổn định nền kinh tế.Vì vậy, nhà nước phải thành lập các doanh nghiệp nhà nước với 100% vốn nhà nước; hoạt động trong các ngành, nghề và lĩnh vực mà nhà nước thấy nhất thiết phải chi phối, nắm giữ, nhằm ổn định kinh tế đất nước trong giai đoạn khởi sự, v.v.
Tiếp theo, cùng với sự phát triển của một nền kinh tế thị trường, của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán; dân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã giàu lên và có quy mô lớn hơn, có khả năng quản lý tốt hơn; nhu cầu mở cửa nền kinh tế dẫn đến nhu cầu buộc phải xác định lại chức năng, vai trò và những thay đổi quan trọng về tổ chức, quản lý của Chính phủ. Đồng thời, việc đầu tư quá mức vào các doanh nghiệp nhà nước ở một số lĩnh vực dẫn đến nhu cầu giảm bớt năng lực; việc nhiều doanh nghiệp nhà nước và đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động độc quyền kém hiệu quả; nhu cầu đòi hỏi phải nâng cao trình độ công nghệ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp này khi tự do hóa, mở cửa nền kinh tế đã dẫn đến nhu cầu cải cách sâu rộng khu vực doanh nghiệp nhà nước.
Tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước ở Đài Loan được hiểu là quá trình bán bớt số cổ phần của nhà nước ở doanh nghiệp và sau khi số cổ phần của nhà nước giảm xuống dưới 50% thì được coi là việc tư nhân hoá doanh nghiệp nhàđược hoàn thành. Chính phủ Đài Loan xác định mục tiêu chủ yếu của cải cách doanh nghiệp nhà nước nhằm:
- Điều chỉnh lại vai trò của nhà nước theo hướng giảm bớt sự can thiệp vào thị trường, vào quản trị kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thiết lập cơ chế cạnh tranh trong tất cả các ngành nghề, lĩnh vực; hỗ trợ phân phối một cách có hiệu quả các nguồn lực xã hội.
Hiện nay, Đài Loan phân ra thành 5 loại doanh nghiệp nhà nước có thể được đa dạng hóa sở hữu, đó là: