Giải pháp chung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay doc (Trang 64 - 73)

Một hệ thống giải pháp đúng cho vấn đề Tôn giáo phải trên cơ sở nhận thức đúng, đầy đủ và khoa học về Tôn giáo. Phương pháp khoa học nhất, đúng đắn nhất hiện nay là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Chỉ bằng phương pháp ấy mới có thể nhận chân nguồn gốc, bản chất, vai trò của Tôn giáo, cũng như các mối quan hệ của nó trong đời sống mọi mặt của lịch sử xã hội loài người nói chung và đương đại nói riêng. Từ đó, để ứng xử với nó bằng hệ thống pháp luật cụ thể, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc. Đó là những giải pháp sau đây:

Trước hết, phải trang bị và củng cố cho cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân Lâm Đồng có nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước ta về Tôn giáo và công tác Tôn giáo

Mác, Ăngghen, Lênin không phải là những nhà khoa học chuyên nghiên cứu về Tôn giáo. Học thuyết của các Ông nhằm mục tiêu giải phóng giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới thoát khỏi bóc lột, nghèo khổ, ngu dốt để có cuộc sống làm chủ, ấm no, tự do và hạnh phúc. Các Ông không để lại một tác phẩm nào bàn riêng về Tôn giáo, mà chỉ bàn đến Tôn giáo khi nó có liên quan đến mục

tiêu cách mạng giải phóng giai cấp vô sản và nhân loại. Do vậy, không thể đòi hỏi chủ nghĩa Mác - Lênin một hệ thống lý luận hoàn chỉnh về Tôn giáo. Cũng vì thế mà những người chống lại chủ nghĩa Mác - Lênin, xuyên tạc các luận điểm về Tôn giáo của các Ông, thậm chí có cả những người Mác xít hiểu sai và dẫn đến sai lầm trong chính sách đối với Tôn giáo đưa đến hậu quả xấu và phải trả giá quá đắt. Do đó, cần phải được hiểu lại một cách đúng đắn và vận dụng sáng tạo những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin về Tôn giáo vào điều kiện cách mạng, hoàn cảnh lịch sử cụ thể.

Đối với Phật giáo, có lẽ Mác - Ăngghen và Lênin chưa có điều kiện tiếp cận, những luận điểm của các Ông về Tôn giáo chủ yếu rút ra từ việc xem xét, nhìn nhận đạo Kitô. Nhưng với phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì những luận điểm ấy trở thành phương pháp luận chung để nhận thức về các Tôn giáo hiện hữu, kể cả các Tôn giáo mới hình thành vào thời cận, hiện đại.

Trong tác phẩm "Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen" khi bàn về bản chất của Tôn giáo C. Mác viết:

Sự nghèo nàn của Tôn giáo, một mặt là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực và mặt khác là sự phản kháng chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những điều kiện xã hội không có tinh thần, Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân [17, tr. 14].

Chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra mặt tiêu cực, tính độc hại của Tôn giáo. Nó mang lại cho con người một bức tranh không chân thực về thế giới, nó giam cầm con người trong các quan niệm duy tâm thần học, quy phục các lực lượng siêu nhiên, hạn chế tính tích cực khoa học, ru ngủ và biến con người thành những kẻ thụ động cam chịu số phận. Tuy nhiên, luận điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin còn chỉ ra ý nghĩa nhân văn sâu xa của Tôn giáo trong đời sống tâm linh của con người vì "sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy", "là tiếng thở dài" của chúng sinh bị áp bức.

Quan điểm trên của chủ nghĩa Mác - Lênin nói lên thái độ nhất quán phải khắc phục mặt tiêu cực trong các Tôn giáo, đó là yêu cầu khách quan của sự nghiệp giải phóng con người, sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng điều đó không có nghĩa là phủ

nhận, loại bỏ hoàn toàn, không biết kế thừa những giá trị nhân bản tốt đẹp của các Tôn giáo. Vì vậy theo C.Mác: "Xóa bỏ Tôn giáo với tính cách là xóa bỏ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúc thực sự của nhân dân" [16, tr. 1]. Do vậy, muốn thay đổi ý thức xã hội phải thay đổi tồn tại xã hội.

Đấu tranh với Tôn giáo là gián tiếp đấu tranh với cái thế giới mà niềm vui tinh thần là Tôn giáo chứ không phải trực tiếp "tấn công" vào thần thánh, "truy kích" thượng đế. Do đó, phê phán thượng giới biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị. Lênin đã phê phán hai khuynh hướng giải phóng vấn đề tôn giáo là khuynh hướng truyên truyền thuần túy và khuynh hướng tả khuynh vô chính phủ đẩy cuộc đấu tranh Tôn giáo lên trên cuộc đấu tranh chính trị, đấu tranh giai cấp, Người đã cảnh báo: "Cần phải cực kỳ thận trọng trong cuộc đấu tranh chống lại các thành kiến Tôn giáo, trong cuộc đấu tranh này, ai làm tổn thương đến tình cảm Tôn giáo thì người đó sẽ gây ra sự thiệt thòi lớn lao" [32, tr. 8].

Giải quyết vấn đề Tôn giáo, quan điểm Mácxít yêu cầu phải phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng của vấn đề Tôn giáo, thực chất là phân biệt tính chất khác nhau của hai loại mâu thuẫn tồn tại trong vấn đề Tôn giáo. Mặt chính trị phản ánh mâu thuẫn đối kháng về lợi ích giữa các phần tử lợi dụng Tôn giáo để chống phá cách mạng, áp bức tín đồ, nhân dân lao động về tinh thần. Còn mặt tư tưởng là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, giữa những người có tín ngưỡng, Tôn giáo khác nhau hoặc không có tín ngưỡng, Tôn giáo không mang tính chất đối kháng. Xóa bỏ mặt chính trị phản động của Tôn giáo, sự lợi dụng Tôn giáo vào mục đích chính trị là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách bảo đảm cho sự thành công của cách mạng, giải quyết mặt tư tưởng, tiêu cực của Tôn giáo là nhiệm vụ lâu dài, gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới, văn minh, dân chủ và hạnh phúc. Khi hạnh phúc thực sự của nhân dân chưa có thì hạnh phúc ảo tưởng chưa thể bị xóa bỏ, không nên ảo tưởng cho rằng xóa bỏ Tôn giáo với tính cách là hạnh phúc ảo tưởng thì sẽ có hạnh phúc thực sự. Trong cuộc đấu tranh này chúng ta không được quên lời chỉ bảo của Lênin: "Đối với chúng ta, sự thống nhất của cuộc đấu tranh thực sự cách mạng đó là giai cấp bị áp bức, bóc lột để sáng tạo ra một cảnh cực lạc trên trái đất là quan trọng hơn sự thống nhất ý kiến của những người vô sản

về cảnh cực lạc trên thiên đàng" [32, tr. 174]. Và ảnh hưởng của Tôn giáo đến đời sống xã hội chỉ mất đi khi "con người không những chấm dứt được cái tình trạng chỉ biết có mưu sự không thôi, mà lại còn định đoạt cho thành sự nữa". Khi đó "cái sức mạnh xa lạ cuối cùng hiện nay vẫn còn đọng và phản ánh vào Tôn giáo mới sẽ mất đi và do đó chính ngay sự phản ánh Tôn giáo cũng sẽ mất đi" [5, tr. 547].

Những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về Tôn giáo đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu và vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi những giá trị nhân bản của các Tôn giáo là những di sản văn hóa, tinh thần quí báu của nhân loại, bằng tri thức cách mạng, vốn hiểu biết về văn hóa sâu sắc và cái nhìn duy vật biện chứng Người đã phát hiện và tiếp nhận cái thiện, cái đẹp, cái cốt lõi nhân văn trong các Tôn giáo Người viết:

Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.

Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái, cao cả. Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.

Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều kiện nước ta.

Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều mưu cầu hạnh phúc cho loài người, cho xã hội. Nếu nay họ còn sống trên đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau hoàn mỹ như những người bạn thân thiết. Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy [56, tr. 134].

Vì vậy, chúng ta không ngạc nhiên khi Hồ Chí Minh, người Cộng sản, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam không dưới một lần ca ngợi những người sáng lập ra các Tôn giáo một cách thành kính:

Chúa Giê Su dạy Đạo đức là bác ái Phật thích ca dạy Đạo đức là từ bi Khổng tử dạy Đạo đức là nhân nghĩa.

Tình cảm trân trọng và sự ngưỡng mộ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với giá trị nhân văn của Tôn giáo, không có nghĩa Hồ Chí Minh là Tín đồ của các Tôn giáo ấy, phải thấy rằng chủ nghĩa nhân đạo có sẵn trong con người Hồ Chí Minh rất gần gũi với mục đích, tư tưởng của Tôn giáo. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người vô thần đầy tư tưởng bao dung, Người không giáo điều, cục bộ, hẹp hòi, Người đã khéo léo vận dụng phương pháp duy vật phê phán Mácxít để "gạn đục khơi trong", kế thừa những giá trị văn hóa mang tính nhân văn cao đẹp của các Tôn giáo. Điều đó làm cho các tôn giáo không hoàn toàn đối lập với chế độ xã hội chủ nghĩa mà trái lại một số giá trị văn hóa, đạo đức Tôn giáo có thể hòa nhập cùng dân tộc trên con đường xây dựng một xã hội mà trong đó dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng - dân chủ và văn minh với một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là mục tiêu bao quát.

Đối với đạo Phật, Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện cả tính khoa học và nghệ thuật để giải quyết mọi vấn đề, nhưng đồng thời chứa đựng tính nhân bản, nhân văn đối với con người, đối với quần chúng có đạo. Có lẽ vì thế mà Người đã được giới Phật giáo Việt Nam coi như là tấm gương mẫu mực phấn đấu cho đạo và cho đời của dân tộc Việt Nam. Nhiều vị cao tăng lãnh đạo Phật giáo Việt Nam hiện nay vẫn coi Chủ tịch Hồ Chí Minh là người của Phật và họ tôn thờ Người như là người có công lao đối với đạo Phật Việt Nam.

Tự do tín ngưỡng và đại đoàn kết toàn dân là những nguyên tắc cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ngay từ khi mới giành được độc lập, tại phiên họp đầu tiên của chính phủ người đã khẳng định: "Thực dân phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào lương để dễ bề thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ra tuyên bố Tín ngưỡng tự do, lương giáo đoàn kết" [26, tr. 7]. Trong buổi ra mắt Đảng Lao động Việt Nam năm 1951, Người lại khẳng định: "Chúng tôi xin nói thêm 2 điều, nói rõ để tránh sự hiểu lầm: Một là vấn đề Tôn giáo thì Đảng Lao Động Việt Nam hoàn toàn tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của mọi người..." [13].

Đối với các chức sắc Tôn giáo, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tranh thủ sự ủng hộ của họ đối với cách mạng, thông qua họ để động viên tín đồ gắn bó với dân tộc, bảo vệ xây dựng đất nước ngay cả ở những người có tư tưởng bán nước như giám mục Lê Hữu

Từ nhưng khi còn tranh thủ được Người tranh thủ đến cùng trên tình huynh đệ con người, nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng xấu và tổn thất do họ gây ra.

Tiếp thu và vận dụng đúng đắn, sáng tạo những nguyên lý, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xuất phát từ tình hình, đặc điểm Tôn giáo ở nước ta hiện nay. Đảng, Nhà nước ta đã và đang tiến hành thực hiện đổi mới về công tác Tôn giáo. NQ - 24/NQ -TW năm 1990 của Bộ chính trị về "Tăng cường công tác Tôn giáo trong tình hình mới" đã đề cập đến vấn đề Tôn giáo và công tác Tôn giáo một cách toàn diện, đúng đắn, đó là thành quả của quá trình đổi mới tư duy của Đảng và Nhà nước ta. Có thể nói lần đầu tiên Đảng ta có một nghị quyết chuyên đề bàn về Tôn giáo và công tác Tôn giáo. Năm 1998, sau khi tổng kết gần 10 năm thực hiện NQ 24/NQ-TW năm 1990, Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 37/CT-TW năm 1998 về công tác Tôn giáo trong tình hình mới.

Những quan điểm và nguyên tắc cơ bản trên đây của Đảng ta về Tôn giáo và công tác Tôn giáo được nhắc lại trong nhiều văn kiện khác của Đảng có liên quan đến tôn giáo và được thể chế hóa trong các văn bản Pháp luật và quy phạm pháp luật của Nhà nước. Điều 70 Hiến pháp năm 1992 đã ghi:

Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, các Tôn giáo đều bình đẳng trước Pháp luật, những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, Tôn giáo được pháp luật bảo hộ, không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, Tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, Tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước.

Nghị định 26/1999/NĐ - CP ngày 19/4/1999 thay thế Nghị định 69/HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng quy định về các hoạt động Tôn giáo nhằm đảm bảo quyền tự do Tín ngưỡng, Tôn giáo của công dân, tạo điều kiện cho các tổ chức Tôn giáo hoạt động theo Pháp luật, đó là bước tiến quan trọng thể chế hóa quan điểm của Đảng ta về công tác tôn giáo, nhằm từng bước quản lý xã hội, quản lý các hoạt động Tôn giáo bằng Pháp luật.

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối chính sách của Đảng ta về Tôn giáo và công tác Tôn giáo là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam

trong mọi hành động, nó là phương pháp luận giúp cho cán bộ, đảng viên nhận thức tốt thực tiễn công tác tôn giáo đặt ra.

Thế nhưng trên thực tế ở Lâm Đồng hiện nay việc nâng cao nhận thức về chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng ta nói chung, về công tác tôn giáo nói riêng trong cán bộ,đảng viên, đặc biệt là trong quần chúng có đạo còn chưa đầy đủ, thiếu thường xuyên. Tính đến nay, tỉnh mới mở vài lớp bồi dưỡng kiến thức cơ bản về tôn giáo cho một số cán bộ chủ chốt, với số lượng khoảng hơn 200 người. Còn đối với quần chúng nhân dân nói chung, quần chúng có đạo nói riêng thì việc phổ biến, truyền truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo hầu như chưa có, có chăng chỉ là những chính sách đã được cụ thể hóa có liên quan đến việc đạo, liên quan đến đời sống của quần chúng tín đồ. Qua khảo sát một số nơi có đông quần chúng tín đồ Phật giáo như ở Đà Lạt, ta thấy sự am hiểu những kiến thức trên còn rất hạn chế. Tìm hiểu nguyên nhân của tình hình trên thì thấy một mặt, do chúng ta chưa thật sự quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao nhận thức cho quần chúng có đạo. Từng nơi, từng lúc còn có hiện tượng thành kiến với họ, xem họ như là thành phần chậm tiến. Mặt khác, quần chúng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay doc (Trang 64 - 73)