Phật giáo với lối sống

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay doc (Trang 42 - 50)

Lối sống là thể hiện cụ thể quan điểm tư tưởng, quan niệm đạo đức trong những hình thức hoạt động của con người trong xã hội. Lối sống là những hoạt động cụ thể của con người trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội. Trong các hoạt động sống của con người, trước hết là hoạt

động vì mục tiêu và lý tưởng của giai cấp, của dân tộc, của Tổ quốc mà mỗi con người gắn bó phấn đấu bởi lợi ích chân chính và cao cả. Lối sống cũng thể hiện ở chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn trong quan hệ giữa người và người nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp, văn minh, tiến bộ. Lối sống cũng thể hiện rõ nhân sinh quan, thế giới quan, trình độ văn hóa của mỗi người [30, tr. 34]. Từ cách tiếp cận trên có thể hiểu, đạo đức, lối sống có những nội dung riêng, nhưng lại có sự thống nhất, gắn bó, tác động, chi phối lẫn nhau. Đạo đức là cái nền tảng, cái cơ sở. Lối sống là sự thể hiện, sự chuyển hóa, là kết quả rèn luyện đạo đức thành hành vi trong cuộc sống sinh động đời thường.

Sự phân chia như vậy có tính chất tương đối, vì hai nội dung đó là thống nhất, đều biểu hiện phẩm chất, nhân sinh quan, thế giới quan của mỗi người.

Như vậy, lối sống được hiểu là phương thức sống của con người (cá nhân, nhóm, cộng đồng xã hội) trong một xã hội nhất định và được biểu hiện trên các lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như: hoạt động lao động sản xuất, hoạt động chính trị - xã hội, hoạt động văn hóa tinh thần và hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Trên toàn bộ ý nghĩa đó, lối sống của người Việt Nam đó chính là truyền thống yêu nước sâu sắc, ý chí đấu tranh kiên cường, bất khuất, tinh thần thương yêu đùm bọc lẫn nhau, tính cần cù lao động, thông minh sáng tạo... Ngoài ra, chịu ảnh hưởng của các hệ tư tưởng trong đó có hệ tư tưởng tôn giáo. Người Việt Nam thiên về đời sống nội tâm, đề cao những giá trị tinh thần nhân bản cao quý, có cuộc sống hài hòa với môi trường, khung cảnh thiên nhiên.

Tuy nhiên, tùy theo quan điểm lịch sử cụ thể, phải thừa nhận rằng tùy theo đặc trưng cụ thể của từng thời kỳ lịch sử, tùy theo đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng, miền khác nhau mà ngoài đặc tính chung có tính phổ quát, lối sống còn có những nét đặc thù riêng.

Lối sống của người dân Lâm Đồng là biểu hiện tính đặc thù trong lối sống của người Việt Nam. Tính đặc thù đó do nhiều yếu tố quy định, trong đó thế giới quan, nhân sinh quan Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát triển lối sống của người dân Lâm Đồng.

Lâm Đồng vừa là tổng hòa các mối giao lưu, vừa là kết quả tổng hợp các tinh hoa từ nhiều miền để hình thành cho mình một bản sắc, một lối sống với nhiều dáng vẻ độc đáo. Trong quá trình tổng hợp, không loại trừ khả năng chọn lọc, đào thải, vì thế bản sắc cư dân Lâm Đồng không phải tổng hợp các sắc thái địa phương. Điều này xác định cư dân Lâm Đồng có đặc điểm giống cư dân các miền khác, nhưng không phải là cư dân bất cứ một miền nào trên đất nước.

"Chắt lọc, tinh tế, tổng hòa đã đúc thành một mẫu người Lâm Đồng có lối sống mang dáng dấp Huế nhưng không phải Huế, Hà Nội mà không phải Hà Nội, Quảng mà không hẳn là Quảng Nam hay Quảng Ngãi" [51, tr. 250]. Đó là người Lâm Đồng vừa có cái nhẹ nhàng tinh túy, tế nhị, vừa có tính cần cù, chịu thương chịu khó, vừa mang tính chân chất, thật thà trong nghi lễ, tất cả cái đó hình như đều có trong mỗi người dân Lâm Đồng.

Lối sống của người dân Lâm Đồng chịu ảnh hưởng của Phật giáo, không những thể hiện qua truyền thống yêu nước, yêu quê hương làng xóm, yêu thương con người mà còn được thể hiện cả trong lao động sản xuất.

Cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo muốn tồn tại và phát huy ảnh hưởng của mình trong đời sống xã hội, thì tự nó phải thích nghi, hòa nhập vào cộng đồng, vào xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, trước xu thế phát triển của thời đại, trước công cuộc đổi mới của đất nước, xu hướng nhập thế càng được khẳng định như một yêu cầu khách quan của Phật giáo. Vì thế mọi sinh hoạt của Phật giáo không còn khép kín trong phạm vi cổng chùa, không chỉ còn là gõ mõ, tụng kinh nữa, không còn thờ ơ trước niềm vui, nỗi buồn mà nó còn được mở rộng phạm vi, tham gia trực tiếp vào đời sống hiện thực, mà trước hết là tham gia vào hoạt động lao động sản xuất.

Phật dạy: "Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực" nghĩa là "một ngày không làm, một ngày không ăn". Phật giáo chủ trương lao động, lấy việc phục vụ chúng sinh cứu khổ, cứu nạn làm điều kiện tu hành. Phật coi lợi ích kinh tế như một điều kiện của hạnh phúc con người, nhưng Phật không thừa nhận một sự tiến bộ nào là hiện thực và đích thực, nếu như sự tiến bộ không chỉ có tính chất thuần túy là vật chất mà không gắn bó với nó một đời sống tinh thần và đạo đức. Khi khuyến khích tiến bộ vật chất, Phật giáo nhấn

mạnh từ sự phát triển về tinh thần và đạo đức nhằm thiết lập một xã hội nghiêm túc và toàn vẹn. ở Lâm Đồng hầu hết những người xuất gia tu hành ngoài việc đạo, họ còn tham gia vào việc đời, một mặt lo tăng gia sản xuất để tự lo cuộc sống của mình, mặt khác tham gia vào hoạt động từ thiện như mở lớp học tình thương, giữ trẻ, mở cơ sở chữa bệnh theo phương pháp cổ truyền dân tộc, cứu giúp người hoạn nạn. Mặc dù đó là những nghề đơn giản nhưng mang ý nghĩa nhân bản lớn lao, yêu thương con người, giúp đỡ kẻ hoạn nạn. Đó là điều làm cho người theo đạo hay không theo đạo không còn có sự cách biệt, khác xa nhau, làm cho Phật giáo thực sự hòa quyện, thấm sâu vào mỗi người dân Lâm Đồng. Người tu hành, hay người dân bình thường ai cũng phải tự lực cánh sinh, sống giản dị bằng chính khả năng của mình. Và đó cũng chính là điều khác nhau giữa Phật giáo với các tôn giáo khác (như Tin Lành, Thiên Chúa). Các tôn giáo đó luôn được sự hỗ trợ về vật chất của các lực lượng truyền giáo, vì thế, ở họ còn sự cách biệt giữa các hàng ngũ chức sắc và quần chúng tín đồ.

Chính tư tưởng và nếp sống đạo hạnh đó của nhà Phật đã thấm sâu vào cách nghĩ, cách làm và vào lối sống của người dân Lâm Đồng.

Với quan niệm "tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ", "có làm thì mới có ăn, không dưng ai dễ đem phần cho ai" người dân Lâm Đồng từ bao đời nay luôn có truyền thống cần cù, chịu thương, chịu khó. Bởi lẽ đa số người dân Lâm Đồng là những người lao động, vì hoàn cảnh kinh tế tụ tập về đây làm ăn sinh sống. Họ đến đây với hai bàn tay trắng, không có chỗ dựa vật chất, tinh thần. Vì thế, tính cần cù trong lao động, nếp sống giản dị, tiết kiệm, ý thức tự lập, tự cường, không ngừng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống là nét nổi bật trong tính cách, lối sống của người dân Lâm Đồng.

Mặc dù chưa có các trung tâm công nghiệp lớn của cả nước, cũng không phải là nơi giao lưu, buôn bán phát triển, Lâm Đồng, với thế mạnh của mình là du lịch và nghỉ dưỡng, thuận lợi trồng cây công nghiệp như chè - cà phê, trồng hoa, rau và phát triển các ngành tiểu, thủ công nghiệp, chế biến hàng nông sản phẩm, phổ biến là nghề đan len, thêu, chạm, điêu khắc gỗ, làm mứt mận, hồng, dâu, Actichaut v.v... Đó là những nghề truyền thống, ổn định phù hợp với điều kiện sống và tính cách của người dân Lâm Đồng. Người dân Lâm Đồng bằng chính sức lực và trí tuệ của mình, bằng sự kiên trì, nhẫn nại,

bằng sự chịu thương, chịu khó một nắng hai sương để tạo lập cuộc sống cho mình. Họ luôn tự bằng lòng với chính mình, sống trong sạch, giản dị, không bon chen, cạnh tranh. Cuộc sống tuy không có cái tấp nập, sầm uất của một thành phố phát triển, nhưng lại ổn định và yên tĩnh, tạo cho con người ở đây một cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng. Phải chăng điều này cũng chính là do ảnh hưởng của nếp sống nhà Phật.

Người dân Lâm Đồng giàu tình cảm, đầy lòng nhân ái, nhẹ nhàng trong tính cách, nên người ta ngại làm những nghề buôn bán xô bồ, thô bạo hoặc những nghề sát sinh, nhưng nếu do nhu cầu mưu sinh, buộc họ phải làm những nghề đó thì trong hoàn cảnh ấy họ lại vận dụng triết lý chuyển "nghiệp" của đạo Phật để tự điều chỉnh mình bằng việc tu dưỡng thân tâm, thông qua việc làm từ thiện, cầu cúng, bố thí, phóng sinh vào ngày lễ, ngày sóc, vọng.

Chúng ta đang phát triển một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và kết quả đạt được thật khả quan. Nhưng thực tế đó đã và đang bộc lộ những mặt trái của nó, cấp bách đòi hỏi một sự nỗ lực chung của toàn xã hội nhằm khắc phục tệ hối lộ, tham nhũng, thậm chí vì đồng tiền bất chấp đạo lý, lẽ phải, chà đạp lên nhân phẩm, giá trị con người. Tất cả những tiêu cực đó đang được cố gắng khắc phục bằng nhiều biện pháp, nhưng rõ ràng, quan niệm của Phật giáo về vấn đề trên có ảnh hưởng tốt đối với người dân Lâm Đồng trong việc giáo dục con người về nhân cách, về lối sống hiện nay.

Tuy nhiên, quan niệm trên của Phật giáo đã làm nảy sinh tư tưởng luôn bằng lòng với cái mình có, ít chịu khó phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, ít năng động, sáng tạo tìm cách cải thiện điều kiện sống của mình. Khắc phục tình trạng trên hiện nay, không ít người dân Lâm Đồng trước sự phát triển của xã hội, đặc biệt là sự sôi động của nền kinh tế thị trường đã không ngừng năng động, sáng tạo, tìm tòi cách làm ăn mang lại hiệu quả, có ý chí làm giàu và biết cách làm giàu cho quê hương, đất nước, với phong trào "xóa đói, giảm nghèo", phong trào "lá lành, đùm lá rách" đã có tác dụng tích cực, tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân tự vươn lên trong cuộc sống, điều đó đã làm thay đổi dần bộ mặt đời sống người dân Lâm Đồng.

Không những cần cù, chịu khó trong lao động, người dân Lâm Đồng còn yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên, con người Lâm Đồng gần như được bao quanh bởi

thiên nhiên. Từ những rừng thông bạt ngàn xanh biếc, những ngôi nhà vườn rau xanh ngát, đến những ngôi biệt thự xinh xắn nằm dấu mình dưới những rặng thông, vẻ đẹp tự nhiên của những thung lũng, đồi, núi, thác hồ, màu xanh của đất trời cây cỏ đã mang đến cho con người một cảm giác yên lành bình thản. Tất cả đều thể hiện nét hài hòa giữa con người chân chất với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Chính điều đó đã góp phần tạo cho người dân Lâm Đồng một tính cách, một lối sống vừa hiền lành, đôn hậu của người sống gần thiên nhiên, vừa có nét hiện đại, hài hòa với cốt cách dân tộc. Chính vì thế nhiều nhà xã hội học đã cho rằng: Người nông dân hiền lành, thật thà, chất phác hơn người thành phố là do họ thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên. Lối sống đó ít nhiều mang dáng dấp của lối sống nhà Phật. Bởi lẽ hầu hết những người xuất gia tu hành đều chọn cảnh trí thanh tịnh, gần gũi với thiên nhiên để gửi gắm tâm hồn mình vào đó. Và ta thấy không sai khi nói "đất Vua, chùa làng, phong cảnh Bụt".

ấn tượng tốt đẹp đầu tiên khi du khách đến thăm Lâm Đồng là cảnh quan thiên nhiên và con người. Hiền hòa, thanh lịch, mến khách không còn là một tình cảm mà trở thành lẽ sống. Nét đẹp này rất dễ thấy ở những người dân lao động sự chân thật, hiền lành, ở các chị bán hàng chào mời ân cần, niềm nở, nhẹ nhàng tôn trọng khách, không có ngôn ngữ thách đố. Những người phục vụ như xe thồ, khuân vác, nhân viên nhà hàng, khách sạn v.v... không có thái độ bắt chẹt, thóa mạ khách hàng. Người dân Lâm Đồng có cái nhìn thiện cảm, không xoi mói, ganh tị và sẵn sàng giúp đỡ, chỉ dẫn khi có người hỏi đến.

Bị chi phối bởi môi trường thiên nhiên, do vậy, người Lâm Đồng phần đông sống trầm mặc, kín đáo, ít cởi mở, thể hiện trong nếp sống không ồn ào, náo nhiệt như ở các nơi khác. Mọi hoạt động hầu như chỉ tập trung vào ban ngày còn buổi tối có dịp ra ngoài đường ta thấy rất ít người đi lại vui chơi, giải trí như các vùng xứ nóng. Ngoài ra trong y phục, trang phục, ăn, ở, của người dân Lâm Đồng dù biệt thự hay nhà bình dân vẫn ấm cúng, không thoáng gió như ở xứ nóng. Mọi sinh hoạt chỉ thu gọn trong phạm vi ngôi nhà. Vẻ kín đáo đó làm cho người dân Lâm Đồng có nét trầm tư, thanh lịch. Và lối sống đó ta lại thấy mang dáng dấp của lối sống nhà Phật, một lối sống "thanh tịnh".

Tuy nhiên, lối tư duy hướng nội nói trên, một mặt tạo nên nét đẹp trong tính cách người Lâm Đồng nhẹ nhàng, kín đáo, lịch sự, nhưng mặt khác hạn chế sự giao lưu, tiếp xúc của các thành viên trong cộng đồng xã hội. Mà điều đó lại rất cần trong điều kiện mở cửa của đất nước, và trong điều kiện của nền kinh tế thị trường.Rõ ràng, hạn chế đó có sự tham gia không nhỏ của lối tư duy nhà Phật.

Hiền hòa, lịch sự, giàu lòng nhân ái và tinh thần hướng thiện, đó là nét nổi rõ ở người Lâm Đồng, bên cạnh những nét được xem như hằng tính mang tính truyền thống của mỗi người Việt Nam: yêu nước và yêu quê hương làng xóm, yêu con người, yêu thiên nhiên, cần cù chịu thương, chịu khó. Truyền thống này sẽ càng được bổ sung hoàn thiện, vun đắp, phát triển theo sự tiến bộ của xã hội. Ngoài ra, ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống người dân Lâm Đồng còn thể hiện qua nhiều lễ nghi, tập tục Phật giáo.

Mặc dù Lâm Đồng không phải là mảnh đất Thiền kinh, nhưng toàn bộ những sinh hoạt cuộc sống hàng ngày của người dân nơi đây không tránh khỏi sự chi phối của những lễ nghi, tập tục Phật giáo.

Đối với đa số người dân Lâm Đồng, đi chùa lễ Phật vào những ngày lễ, ngày tết hay những ngày sóc, vọng đã trở thành một nếp sống bình thường không thể thiếu được trong đời sống tâm linh của họ. Trong những ngày đó, có dịp lên chùa ta chứng kiến cảnh đông vui, nhộn nhịp, già, trẻ, lớn, bé đủ mọi thành phần (đông nhất vẫn là phụ nữ và thanh niên) ai ai cũng lên chùa thắp hương giải hạn, cầu may, nhưng không ít người đi chùa để tìm thấy ở đó sự thanh thản, nhẹ nhàng của tâm hồn. Và không ai bảo ai khi đến chùa người ta cư xử với nhau có nghĩa, có tình, không ồn ào, xô bồ như các nơi công cộng khác. ý nghĩa đạo đức và nét đẹp văn hóa chính là ở chỗ đó, lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, lễ Phóng sinh, lễ Hoa đăng (trên Hồ Xuân Hương - Đà Lạt) không còn là lễ riêng của nhà Phật, mà những người dân lao động trong những ngày đó, có một sinh hoạt cộng đồng khá tưng bừng, tấp nập. Tục ăn chay vào những ngày lễ như 30, mùng 1 và 15 hàng tháng đã trở nên phổ biến không những đối với người xuất gia tu hành mà còn khá phổ biến đối với đông đảo người dân Lâm Đồng, thậm chí có cả cán bộ, đảng viên. Họ ăn chay vài

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay doc (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)