Xác lập đường cong lãi suất cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Chương 1: Bong bóng tài sản (Trang 44 - 46)

Trước tiên, chúng ta xem xét CSTT trở thành một yếu tố quan trọng làm phát sinh nền kinh tế bong bóng như thế nào? Sự sụt giảm trong chi phí đi vay, sự mở rộng của việc tài trợ vốn cho

nền kinh tế và sự gia tăng giá trị tăng thêm của các tài sản rủi ro được xem như là ba yếu tố mà nhờ đó CSTT có thể dẫn đến sự tăng giá tài sản. Những yếu tố này luôn vận hành cùng với việc

Điểm quan trọng nhất khi xem xét mối liên hệ giữa việc xuất hiện bong bóng với CSTT là khi một mức lãi suất thấp được duy trì trong suốt thời kì nền kinh tế tăng trưởng, sự mong đợi về

mức lãi suất thấp ở hiện tại tiếp tục được duy trì trong tương lai sẽ tiếp tục tăng nhanh, sẽ dẫn đến việc tăng cường ảnh hưởng của ba yếu tố trên lên việc tăng giá tài sản.

Và khi đó một CSTT được gọi là hiệu quả trong việc ngăn chặn bong bóng là nó phải thay đổi

kỳ vọng của nhà đầu tư về sự gia tăng trong giá tài sản. Vậy đâu là cơ sở cho việc xác lập kỳ

vọng của nhà đầu tư? Đó là đường cong lãi suất – đường cong lãi suất là đồ thị đường biểu thị

mối quan hệ giữa lãi suất đáo hạn và thời gian đáo hạn cho trái phiếu có cùng rủi ro tín dụng nhưng khác thời gian đáo hạn. Vậy đường cong lãi suất dự báo tốt như thế nào?

Bởi vì, hầu hết các nhà kinh tế học điều đồng ý rằng hai nhân tố chủ yếu tác động lên độ

nghiêng của đường cong lãi suất là kỳ vọng của nhà đầu tư cho lãi suất trong tương lai và phần

bù rủi ro mà nhà đầu tư đòi hỏi để nắm giữ trái phiếu dài hạn. Tức là mẫu hình khác nhau của đường cong lãi suất sẽ phản ánh kỳ vọng khác nhau của nhà đầu tư.

 Đường cong lãi suất dốc đứng thường ngụ ý rằng lãi suất sẽ bắt đầu tăng trong tương lai. Nhà đầu tư sẽ đòi hỏi một mức tỷ suất sinh lợi cao hơn khi thời gian nắm giữ dài

hơn nếu nhà đầu tư kỳ vọng tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bởi vì rủi ro kết hợp của

lạm phát càng cao thì lãi suất càng cao. Điều nay có thể gây tổn hại lên tỷ suất sinh lợi

trái phiếu.

 Đường cong lãi suất phẳng thường báo hiệu cho sự suy giảm trong nền kinh tế. Tức là

lúc đó NHTW sẽ gia tăng lãi suất để kiềm hãm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế; tỷ

suất sinh lợi ngắn hạn sẽ gia tăng cùng với lãi suất của NHTW, trong khi đó tỷ suất

sinh lợi dài hạn sẽ gia tăng khi mà kỳ vọng về lạm phát dịu đi. Đường cong lãi suất

phẳng ra là một dấu hiệu cho thấy sự chuyển giao hoặc là độ nghiêng tăng hoặc là giảm.

 Đường cong lãi suất vòm võng xuống có thể báo hiệu cho sự suy thoái. Khi mà tỷ suất

sinh lợi của trái phiếu ngắn hạn cao hơn trái phiếu dài hạn, tức là các nhà đầu tư kỳ

vọng lãi suất sẽ sụt giảm trong tương lai.

Như vậy, thông qua đường công lãi suất các nhà làm luật có thể thấy được kỳ vọng của nhà

Theo chúng tôi nhận định rằng, đây là một công cụ hữu hiệu để có thể dùng để hoạch định CSTT nhưng với Việt Nam, để có thể áp dụng được điều này chúng ta phải phát triển thị trường nợ, bằng việc hình thành định chế định mức tín nhiệm. Để không chỉ các doanh nghiệp

có thể huy động nợ mà còn cho cả Chính phủ, mà quan trọng hơn là xác lập niềm tin trong giới đầu tư về khoản nợ mà họ đầu tư. Đồng thời, Chính phủ phải cải thiện các kỳ hạn trái phiếu vì cho tới nay kỳ hạn của các trái phiếu Chính phủ – công cụ chủ yếu sử dụng trong nghiệp vụ thị trường tiền tệ vẫn chưa thực sự đa dạng hóa, nhất là tín phiếu Kho bạc với thời hạn ngắn dưới 364 ngày ít được phát hành. Thậm chí, đến nay chưa có tín phiếu Kho bạc với kỳ hạn ngắn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng …Điều này sẽ không thể hình thành nên đường cong lãi suất được.

Một phần của tài liệu Chương 1: Bong bóng tài sản (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)