CHƯƠNG 2: NỀN KINH TẾ VIỆT NAM Cể ĐỐI MẶT VỚI
2.1 Thực trạng nền kinh tế Việt Nam
2.1.5 Tăng trưởng tín dụng
Nguồn vốn huy động của năm 2007 qua hệ thống ngân hàng tăng 36.5% so với cuối năm 2006 và là năm có tốc độ tăng huy động vốn cao nhất so với nhiều năm trước đây. Trong đó, việc huy động tiền đồng Việt Nam tăng cao, khoảng 45.6% so với năm 2006, huy động bằng ngoại tệ chỉ tăng ở mức 22.5%. Nếu xét về nỗ lực huy động vốn cho nền kinh tế thì đây là một thành tích đáng kể của hệ thống ngân hàng. Kết quả đó có thể cho phép chúng ta khẳng định nền kinh tế không thiếu vốn, vấn đề là hấp thụ và sử dụng đồng vốn như thế nào cho có hiệu quả.
Hình 2.5: Tốc độ tăng vốn huy động
Tốc độ tăng vốn huy động
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm
%
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Từ nguồn vốn huy động được, hệ thống ngân hàng đã gia tăng cấp tín dụng cho nền kinh tế.
Năm 2007, dư nợ của hệ thống ngân hàng cho vay toàn nền kinh tế tăng khá mạnh, tăng 37.8%, cao đột biến so với nhiều năm trước đây. Để nền kinh tế tăng trưởng cao cần tăng vốn đầu tư cho nền kinh tế, nhưng nếu tăng trưởng tín dụng quá cao như năm 2007 thì cần bàn thêm. Vấn đề cần bàn chính là chỗ vòng quay đồng tiền năm 2007 có cao hơn các năm do các nhu cầu vốn cho kinh doanh chứng khoán, kinh doanh bất động sản và vay vốn cho tiêu dùng.
Sự hoạt động sôi động và phát triển mạnh của lĩnh vực chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng đã tác động ngược vào hệ thống ngân hàng làm cho nó cũng sôi động theo. Hơn nữa, có lẽ vấn đề chuyển dịch cơ cấu tín dụng còn chưa đúng hướng và có diễn biến phức tạp, thể hiện ở chỗ cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất có xu hướng tăng mạnh, trong khi lĩnh vực sản xuất lại chưa đáp ứng được nhu cầu.
Hình 2.6: Tốc độ tăng dư nợ cho vay nền kinh tế
Tốc độ tăng dư nợ cho vay nền kinh tế
0.00%
5.00%
10.00%
15.00%
20.00%
25.00%
30.00%
35.00%
40.00%
45.00%
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
Năm
%
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Hệ thống ngân hàng Việt Nam có mức tăng trưởng huy động và cho vay cao vào hàng nhất của khu vực, trong khi đó hầu hết các hệ thống ngân hàng so sánh thuộc khu vực có mức tăng trưởng kinh tế nhanh và năng động nhất thế giới cũng chỉ có mức tăng trưởng huy động và cho vay dưới hai chữ số. Điều này thực sự trở thành nguy cơ đe dọa sự an toàn và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nói cách khác, mức tăng trưởng huy động và cho vay quá mức tạo ra mức độ rủi ro cho hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thể hiện:
Vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam rất thấp, chất lượng tài sản có thấp, nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam còn lớn. Các NHTMCP hầu hết còn có qui mô tài chính và hoạt động nhỏ, khả năng tăng vốn và xử lý nợ xấu của các NHTMQD còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng Việt Nam thấp.
Mức độ an toàn của hệ thống ngân hàng Việt Nam rất thấp so với hệ thống ngân hàng trong khu vực (hệ số an toàn vốn của hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa đạt chuẩn mực quốc tế 8%, trong khi đó hầu hết các ngân hàng trong khu vực đạt tỷ lệ an toàn vốn trên 8%).
Hiệu quả kinh doanh và khả năng sinh lời của hệ thống ngân hàng Việt Nam không tương xứng với mức độ gia tăng rủi ro và qui mô hoạt động, đồng thời ở mức thấp so với các nước trong khu vực.
Với năng lực tài chính có hạn và nhu cầu rất lớn về vốn cho nền kinh tế, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn mà chưa đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài
hạn. Trong khi đó, thị trường chứng khoán chưa phát triển đầy đủ, các doanh nghiệp chưa đủ minh bạch tài chính để huy động vốn theo kênh này, do vậy ngân hàng vẫn là lựa chọn duy nhất để tìm kiếm các khoản vốn trung và dài hạn. Phần lớn nguồn vốn của doanh nghiệp là vay ngân hàng và hiện tại khoảng 25% vốn ngắn hạn của ngân hàng được dành để cho vay dài hạn. Điều này đã làm tăng rủi ro mang tính hệ thống của ngành ngân hàng. Thị trường vốn cần phải được phát triển hơn nữa để cung cấp tài chính trung và dài hạn, còn các ngân hàng chỉ cung cấp vốn ngắn hạn.