Ngăn ngừa tình trạng Dollar hóa trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu Chương 1: Bong bóng tài sản (Trang 43 - 44)

Ta có công thức về lượng cung tiền trong nền kinh tế là:

M2 = D + C = D + kD = D(1+k) = (1+k)/(k+r+e) x MB

Trong đó: tổng giá trị tiền mặt do NHNN phát hành là MB gồm: Tiền mặt trong lưu thông (C);

tiền mặt dưới hình thức tiền gửi dự trữ bắt buộc của NHTM tại NHNN (R) và tiền mặt dưới

hình thức dự trữ đảm bảo thanh toán tại quĩ của các NHTM (E); gọi D là tổng tiền gửi các loại

Từ biểu thức định nghĩa M2, hầu hết các chỉ tiêu cấu thành M2 gồm MB và các hệ số k,r,e đều

là những biến số hoàn toàn do NHTW làm chủ và kiểm soát được thông qua qui định của chính

mình.

Nếu xuất hiện thêm (và nền kinh tế mở thì đương nhiên phải xuất hiện) một số loại ngoại tệ

khác tham gia vào tổng phương tiện thanh toán thì NHNN chỉ có thể làm chủ và kiểm soát

được M2 thực trong điều kiện nền kinh tế không bị Dollar hoá. Nghĩa là toàn bộ tiền mặt ngoại

tệ (ví dụ Cf) và toàn bộ tiền gửi ngoại tệ (ví dụ Df) phải được thống nhất kiểm soát qua NHNN để NHNN nội tệ hoá ngoại tệ đó khi nó tham gia thanh toán trong nội địa và trả lại nguyên hình thái của nó khi thanh toán quốc tế thông qua NHTM bằng chuyển khoản hoặc bằng tiền mặt

ngoại tệ chi trả giá trị nhập hàng hoá, dịch vụ hay trả nợ ở ngoài lãnh thổ.

Do đó, nếu trong nền kinh tế tồn tại tình trạng Dollar hóa thì NHNN sẽ không thể tính toán một cách chính xác lượng cung tiền nội tệ và ngoại tệ cho nền kinh tế,và lúc đó, một lượng tiền lớn

không nằm trong tầm kiểm soát của NHNN. Từ đó, NHNN sẽ không thể đánh giá chính xác lượng tiền đang lưu thông để đề ra các công cụ kiểm soát hợp lý hay các công cụ kiểm soát sẽ

không phát huy hết sức mạnh vốn có của mình để hút tiền trong dân về. Và cực kỳ nguy hiểm

cho một nền kinh tế, khi mà người dân sử dụng đồng ngoại tệ trong việc mua bán tài sản – tức

là giá tài sản lại được hình thành từ một đồng tiền mà không có thể giám xác được ở nước sở

tại. Và như vậy, các công cụ kiểm soát không thể thiết lập ảnh hưởng lên đồng ngoại tệ và nếu

có một sự sụp đổ của giá tài sản đó, thì CSTT sẽ không thể can thiệp vào.

Mặc dù, các dẫn chứng lịch sử về bong bóng tại các quốc gia trên thế giới, thì tình trạnh Dollar hóa không được đề cập đến. Nhưng chúng tôi nhận định rằng, tình trạng này đang thể hiện rõ nét tại Việt Nam, và nếu chúng ta không thể giải quyết nó (Dollar hóa) trong nền kinh tế thì khi

đó, chính chúng ta tự tạo ra một “gót chân Achille” trong việc điều hành CSTT.

Một phần của tài liệu Chương 1: Bong bóng tài sản (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)