dừng hay không?
Ho: chuỗi thời gian kiểm định là một chuỗi không dừng
H1 : chuỗi thời gian kiểm định là một chuỗi dừng
Bảng 2.3:Kết quả kiểm định chuỗi thời gian là chuỗi dừng hay không dừng
Biến ADF Unit Root Test
ADF Test Statistc 1% 5% 10%
VN-Index 0.337713 -3.6067 -2.9378 -2.6069 CPI 0.172323 -3.6067 -2.9378 -2.6069 DR -1.500719 -3.6067 -2.9378 -2.6069 EX 0.040638 -3.6067 -2.9378 -2.6069 ID -1.118533 -3.6067 -2.9378 -2.6069 M2 2.571476 -3.6067 -2.9378 -2.6069 RT -0.229923 -3.6067 -2.9378 -2.6069
Căn cứ vào kết quả ở bảng 1, giá trị kiểm định ADF của VN-Index và tất cả các biến vĩ mô của
nền kinh tế đều nhỏ hơn giá trị tới hạn ở cả 3 mức ý nghĩa lần lượt là 1%, 5% và 10%. Tức là chúng ta không thể bác bỏ giả thuyết Ho. Điều này đồng nghĩa tất cả các biến trong kiểm định ADF đều là những chuỗi không dừng. Do đó khi tiến hành hồi qui các biến này trong cùng một
mô hình, chúng ta phải tiến hành kiểm định xem các biến này có đồng liên kết hay không để
tránh hiện tượng hồi qui tương quan giả.
2.3.4.2 Kiểm định nhân quả Granger
Bảng 2.4:Bảng tổng hợp mối quan hệ nhân quả giữa VNI-Index và các biến
Nhân quả Granger p-value Mức ý nghĩa Tác động Chiều
CPI => VN-Index 0.459225 0.1 Không
VN-Index => CPI 0.630974 0.1 Không
DR=> VN-Index 0.042680 0.1 Có -
VN-Index => DR 0.152169 0.1 Không
EX => VN-Index 0.326276 0.1 Không
VN-Index => EX 0.276738 0.1 Không
ID=> VN-Index 0.141176 0.1 Không
VN-Index => ID 0.616248 0.1 Không
M2 => VN-Index 0.008388 0.1 Có +
VN-Index => M2 0.424894 0.1 Không
RT=> VN-Index 0.632155 0.1 Không
Từ kết quả của bảng 2, chúng ta có thể thấy rằng chỉ có duy nhất hai biến vĩ mô trong nền kinh
tế có tác động đến chỉ số VN-Index đó là biến cung tiền M2 và biến lãi suất huy động DR. Kết
quả này phù hợp với nghiên cứu của Wing-Keung Wong, Habibullah Khan và Jundu (2005) cho biến cung tiền và lãi suất đối với thị trường chứng khoán Singapore. Trong khi đó ở chiều ngược lại, VN-Index chỉ có tác động đến duy nhất một biến tổng mức bán lẻ hàng hoá trong số
tất cả các biến vĩ mô được đề cập đến trong đề tài.