Những kết luận sơ bộ

Một phần của tài liệu Chương 1: Bong bóng tài sản (Trang 36 - 39)

Với kết quả thu được từ mô hình kiểm định nhận quả Granger giữa các biến kinh tế vĩ mô

trong nền kinh tế với chỉ số VN-Index, chúng ta có thể kết luận rằng:

 Mặc dù đã có những bước phát triển tăng trưởng vượt bậc trong giai đoạn từ năm

2004-2007 đưa mức vốn hoá của toàn thị trường chứng khoán lên mức trên 30% GDP của nền kinh tế nhưng chỉ số VN-Index vẫn chưa thể trở thành một phong vũ biểu

thực sự của nền kinh tế, bởi những thay đổi của VN-Index vẫn chưa thể trở thành nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong các biến vĩ mô quan trọng của nền kinh tế như lãi suất, cung tiền. lạm phát, tỉ giá, sản lượng công nghiệp và vì thế nên khi căn

cứ vào sự tăng giảm của VN-Index chúng ta vẫn chưa thể rút ra những kết luận về

mức độ xác thực của nền kinh tế của chúng ta.

 Do đó, với thực trạng của thị trường chúng ta hiện nay tuy có tồn tại những dấu hiệu

của một thị trường bong bóng (theo các dấu hiệu định tính mà chúng tôi đã đề cập ở

phần trên) nhưng nếu như chẳng may bong bóng trên thị trường chứng khoản có đổ

vỡ thì chúng ta cũng chưa thể căn cứ vào sự sụp đổ trên thị trường chứng khoán để đo lường những tác động của nó đối với các yếu tố kinh tố vĩ mô chủ yếu của nền kinh

tế. Và càng chắc chắn rằng trong giai đoạn hiện nay, chúng ta chưa thể căn cứ vào sự

sụp đổ trên thị truờng chứng khoán để có thể đi đến kết luận nó sẽ kéo theo sự sụp đổ

của toàn bộ nền kinh tế. Bởi vì hiện nay chỉ số VN-Index của chúng ta vẫn còn quá non trẻ và vẫn còn thiếu các công ty hàng đầu trong các ngành kinh tế mũi nhọn, quan

trọng của quốc gia để giúp cho sự thay đổi của VN-Index có thể tác động đến các yếu

nay vẫn chưa thể dựa vào VN-Index như là phong vũ biểu của nền kinh tế để đưa ra

các quyết sách cho nền kinh tế.

Chính vì vậy, mà chúng tôi sẽ không thực hiện việc chứng minh tính bong bóng của TTCK

Việt Nam. Vì như đã nói, TTCK của chúng ta chưa phản ánh được các biến số vĩ mô trong nền

kinh tế và nó cũng không thể tác động lên biến vĩ mô và TTCK vẫn còn là “thị trường dẫn dắt” hơn là “thị trường phản ánh thông tin”. Nên nó sẽ không có giá trị để xem xét tính bong bóng

CHƯƠNG 3:

NHỮNG GỢI Ý ĐỂ NỀN

KINH TẾ VIỆT NAM

ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu và rộng của Việt Nam, chúng ta sẽ

ngày càng quen thuộc với những từ như “bong bóng” hay “đỗ vỡ” và hậu quả của chúng đối

với nền kinh tế là vô cùng nghiêm trọng. Do đó, thật sự cần thiết để nghiên cứu các cách hành xử của các quốc gia phát triển về cách “xì hơi” hoặc “ngăn chặn” bong bóng.

Như chúng tôi đã trình bày ở trên (chương 1), bong bóng hình thành từ ba nhân tố chính là CSTT và CSTK, mất cân bằng trong cung cầu và cuối cùng là tâm lý thị trường. Một hệ thống

kế toán và luật pháp minh bạch, rõ ràng và bao quát tốt, kết hợp với một cấu trúc điều hành hợp lý sẽ giúp hạn chế độ nhạy cảm rủi ro của các ngân hàng và doanh nghiệp. Một CSTK thận

trọng, khôn ngoan sẽ giúp củng cố niềm tin của công chúng vào các yếu tố vĩ mô. Đây là những thành tố rất quan trọng nhằm cách ly nền kinh tế ra khỏi các xáo động của thị trường tài chính. Tuy nhiên, các dẫn chứng lịch sử về sự đỗ vỡ trong giá tài sản gây hại cho nền kinh tế

thì CSTT đã duy trì sự ảnh hưởng mạnh mẽ. Dù tất cả chúng ta điều đồng ý rằng, bản thân

CSTT không thể là công cụ có thể thổi bùng bong bóng hay làm nổ bong bóng, nhưng một

khía cạnh nào đó, khi NHTW điều hòa được CSTT thì khả năng kiểm soát bong bóng sẽ tốt hơn. Vì vậy, trong phần này, chúng tôi tập trung phân tích cách hành xử của các NHTW trên thế giới, từ đó có thể tìm kiếm các kinh nghiệm cho NHNN Việt Nam trong việc áp dụng CSTT như là công cụ đủ mạnh để đói phó với bong bóng tài sản.

Một phần của tài liệu Chương 1: Bong bóng tài sản (Trang 36 - 39)