Trình độ của điều tra viên còn yếu kém

Một phần của tài liệu những khía cạnh tâm lý trong hoạt động đối chất (Trang 45 - 46)

Điều tra viên là ngời đại diện cho cơ quan pháp luật có quyền sử dụng các biện pháp cần thiết để tác động tâm lý khi đối chất, giữ vai trò trực tiếp điều khiển cuộc đối chất. Vì vậy có thể nói thành công hay thất bại trong quá trình tác động tâm lý trong khi thực hiện đối chất phụ thuộc nhiều vào trình độ, năng lực, kinh nghiệm, sự hiểu biết và khéo léo sử dụng các phơng pháp tác động tâm lý của điều tra viên. Nhng trong thực tiễn điều tra vẫn còn một số điều tra viên có trình độ chuyên môn còn yếu kém, những hiểu biết về khía cạnh tâm lý còn hạn chế, cha sử dụng một cách linh hoạt và đồng bộ các phơng pháp tác động. Theo báo cáo tóm tắt đề tài khoa học về tổ chức và hoạt động của cơ quan điều tra, cục chính trị tổng cục cảnh sát cho thấy “Số điều tra viên thạo việc chỉ chiếm 30 – 40%, có nơi chỉ chiếm 20%, và 41,5% điều tra viên có trình độ đại học và cao đẳng, 47% có trình độ trung học, còn 11% là trình độ đại học sơ học hoặc cha qua đào tạo cơ bản” [8, tr.7]. Thực trạng đó gây ảnh hởng rất lớn đến quá trình đối chất, làm cho hoạt động này không đạt đợc hiệu quả.

Trong bối cảnh cuộc đối chất, điều tra viên cùng một lúc phải thu nhận một lợng thông tin lớn từ hai ngời tham gia đối chất, vừa phải tiến hành phân tích đánh giá những thông tin đó phải quan sát, đánh giá thái độ của họ để lựa chọn, điều chỉnh các phơng pháp tác động tâm lý... nên điều tra viên luôn ở trạng thái tâm lý căng thẳng.

Bản chất của hoạt động đối chất là hoạt động t duy có tính sáng tạo. Do đó bất cứ điều kiện nào, hoàn cảnh nào, sự vi phạm về quyền và nghĩa vụ của điều tra viên trong khi tiến hành đối chất là thể hiện sự bất lực, sự non kém về trình độ nghiệp vụ của điều tra viên trớc những ngời tham gia đối chất. Với chất lợng điều tra viên nh vậy, việc vi phạm pháp luật nh vội vàng buộc tội khi cha có đủ chứng

cứ trong đối chất là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra. Trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vụ án thể hiện trình độ non kém của điều tra viên khi tiến hành điều tra. Chẳng hạn: “Vụ án Dơng Thị Nga, từ lời tố cáo vu vơ mà một ngời đi khám bệnh đến bị bắt tù. Một trong những cái sai của công an quận Hoàn Kiếm (HàNội) là không trực tiếp xác minh,cũng nh sự vận dụng “tiểu xảo” tâm lý một cách vô căn cứ. Khi bà Nga nhận trả cho bà Lê 200.000 đồng thì điều tra viên quy chụp: Chỉ có ngời có tội mới chịu bồi thờng... [9, tr.12]. Khi ngời bị đối chất ngoan cố, gan lỳ không chịu khai báo thành khẩn,thay vì sử dụng các biện pháp, chiến thuật tác động thích hợp điều tra viên đã nôn nóng, không kiềm chế đợc bản thân và buộc tội họ, hoặc làm cho những ngời bị đối chất càng gan lì hơn hoặc quên các tình tiết và bị rơi vào trạng thái tâm lý “cuống” và không thể nhớ đợc chính xác những tình tiết đó.

Một phần của tài liệu những khía cạnh tâm lý trong hoạt động đối chất (Trang 45 - 46)