Một số các thủ thuật tác động tâm lý trong hoạt động đối chất

Một phần của tài liệu những khía cạnh tâm lý trong hoạt động đối chất (Trang 29 - 34)

Thủ thuật tác động tâm lý là kỹ năng, kỹ xảo để thực hiện một tác động nào đó trong những hoàn cảnh cụ thể, là cách thể hiện làm cho nội dung tác động đạt hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy: “ Những thủ thuật tác động tâm lý th- ờng có hiệu quả hơn so với các thủ thuật khác” [31, tr.9].

Thiết lập tiếp xúc tâm lý. Thiết lập tiếp xúc tâm lý là hoạt động có mục đích, có kế hoạch rõ ràng nhằm tạo điều kiện đảm bảo cho giao tiếp diễn ra theo hớng cần thiết và đạt đợc các mục đích giao tiếp.

Trong đối chất, việc thiết lập tiếp xúc tâm lý giữa điều tra viên với những ngời tham gia đối chất là điều tất yếu, và rất quan trọng. Nó là cơ sở cho việc giải quyết những mâu thuẫn trong lời khai, xung đột về tâm lý giữa những ngời tham gia đối chất. Qua đó, có thể thấy để thiết lập đợc mối quan hệ tích cực trong hoạt động đối chất, điều tra viên cần tạo ra các điều kiện cần thiết có tác dụng làm tăng tính hng phấn của những ngời tham gia đối chất, để họ sẵn sàng tiếp thu và tích cực t duy giải quyết nhiệm vụ do điều tra viên đặt ra, cũng nh tỏ thái độ đúng đắn trong việc tiếp nhận các tác động từ phía điều tra viên. Tuy nhiên việc thiết lập tâm lý tích cực giữa điều tra viên và những ngời bị đối chất là một nhiệm vụ không đơn giản, đặc biệt là trờng hợp ngời bị đối chất là những bị can ngoan cố, lì lợm, bất cần... ở trờng hợp này, do có sự khác nhau về vị thế, về lập trờng, quan điểm sẽ gây ra những khó khăn, cản trở cho quá trình xác lập mối quan hệ tâm lý tích cực giữa ngời bị đối chất và điều tra viên. Do vậy, trớc khi thiết lập tiếp xúc tâm lý, điều tra viên phải có sự chuẩn bị kỹ lỡng về mọi mặt để cuộc tiếp xúc đợc thành công.

Để đối chất đạt hiệu quả cao, khi thiết lập tâm lýđiều tra viên cần giải thích về trách nhiệm, nghĩa vụ phải khai báo trung thực của ngời đối chất. Nếu ngời bị đối chất có thái độ khai báo thành khẩn nhng do quên hoặc nhầm lẫn, cần động viên, ổn định t tởng, giúp họ bình tĩnh, tập trung chú ý và có thái độ tin cậy cơ quan điều tra khi khai báo. Đồng thời, khi tiếp xúc với những ngời tham gia đối chất điều tra viên phải nhanh chóng phát hiện các trạng thái tâm lý của những ngời tham gia đối chất qua lời nói, thái độ, cử chỉ, dáng điệu, để có các biện pháp tác động phù hợp. Ví dụ: Khi ngời bị đối chất cố tình khai báo gian dối, điều tra viên cho ngời thân của họ vào đối chất, có thể lời nói của họ bị ngắt quãng, vẻ mặt bối rối lúc đó trong họ đang có sự hối hận về hành vi của mình. Đây là thời điểm thích hợp để điều tra viên tiếp tục thuyết phục, phân tích để khơi dậy tâm lý tích cực của họ.

Trong các tình huống tiếp xúc tâm lý nhằm thay đổi động cơ tiêu cực của ngời bị tác động, cần nhấn mạnh các phơng pháp tác động nh phân tích thuyết phục, truyền đạt thông tin và hớng dẫn t duy. Còn ở tình huống tiếp xúc để tạo ra các trạng thái thuận lợi, kích thích hoạt động tâm lý tích cực của ngời bị tác động thì chủ yếu sử dụng các phơng pháp phân tích thuyết phục, gợi nhớ, và tác động tình cảm. Đồng thời qua đó điều tra viên cũng thực hiện nhiệm vụ giáo dục cảm hoá đối tợng khai báo gian dối bằng tình cảm, pháp luật và thực tế.

Nh vậy, tiếp xúc tâm lý là một trong những biện pháp quan trọng. Nó tạo ra những điều kiện cần thiết trong tâm lý của các chủ thể tham gia đối chất, làm tăng cờng tính tích cực về hành vi của họ trong đối chất.

Tạo tính bất ngờ. Hiệu quả của đối chất luôn phụ thuộc vào tính bất ngờ. Vì thế điều tra viên phải tính toán đến thứ tự của những ngời tham gia đối chất, sao cho hai bên không có điều kiện tiếp xúc với nhau trớc để có thể thống nhất lời khai hoặc có hành vi bất lợi khác cho cuộc đối chất. Thời điểm ngời bị đối chất đang hoang mang dao động, không có thông tin gì về quá trình điều tra, không biết gì về sự chuẩn bị cho cuộc đối chất sắp tới. Đó là lúc thích hợp nhất cho việc tổ chức hớng dẫn đấu tranh động cơ ở ngời bị đối chất, là thời điểm mà sự xuất hiện của ngời làm chứng hay đồng bọn khai báo, tác động dễ mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt không để cho ngời bị đối chất biết gì về quá trình chuẩn bị cho cuộc đối chất phải giữ đợc bí mật nhng thông tin mà ngời đối chất sẽ khai báo. Ngoài ra điều tra viên có thể lợi dụng tâm lý chủ quan của ngời bị đối chất, tin rằng cơ quan điều tra không biết về hành vi phạm tội của mình, đồng bọn cha bị bắt. Trong tình huống đó đối chất đợc tổ chức sẽ có tác dụng bất ngờ vào sự ngoan cố của đối t- ợng. Ví dụ: “Vụ án buôn bán phụ nữ của Hà Thị Hồng, điều tra viên đã tận dụng tính bất ngờ trong việc vạch mặt kẻ phạm tội. Thủ đoạn của Hồng là dụ dỗ các cô gái trẻ nhẹ dạ, nhà nghèo lên cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn) buôn bán quần áo. Khi đến cửa khẩu cô ta lại lừa các cô gái sang Quảng Tây (Trung Quốc). Tại đây các cô gái bị bán vào các nhà chứa làm gái mại dâm. Sau nhiều lần cố gắng N (một nạn nhân trong đờng dây này) đã trốn thoát về Việt Nam. Sau khi về nớc cô đã đến công an Thành phố Bắc Ninh tố cáo đối tợng. Khi bị bắt cô ta một mực ngoan cố không nhận tội. Chỉ sau khi điều tra viên cho N vào đối chất với cô ta,

khi nhìn thấy N, Hồng đã tái mặt và rất bất ngờ vì tin rằng N vẫn ở Trung Quốc và không thể về Việt Nam. Sau đó Hồng đã phải khai nhận về toàn bộ hành vi phạm tội của mình” [7, tr.27].

Tận dụng hiệu ứng “ấn tợng có mặt”. Điều tra viên phải đảm bảo bí mật bất ngờ về sự xuất hiện của ngời đối chất. Phải hỏi ngời đối chất trớc, nhằm củng cố lời khai của họ. Chuẩn bị cho ngời đối chất để họ có tâm lý vững vàng, thái độ c- ơng quyết khi tiếp xúc với đối tợng. Sự tác động lẫn nhau giữa hai ngời bằng chính sự hiện diện của họ thông qua lời nói, thái độ, cử chỉ...luôn có ý nghĩa tăng cờng cảm xúc, nhất là với những ngời khai báo giả dối. Nó là “ Phơng tiện tác động tâm lý đặc biệt, riêng có của đối chất mà các biện pháp điều tra khác trong tố tụng hình sự không thể có đợc” [1, tr.163].

Tỏ ra cha biết gì. Trong cuộc đối chất điều tra viên tỏ ra cha biết gì về những hành vi phạm tội của đối tợng. Đối tợng sẽ có tâm lý chủ quan và hy vọng có thể che dấu đợc hành vi phạm tội của mình. Khi đến thời điểm thích hợp, điều tra viên cho ngời đối chất vào. Đối tợng khi nhìn thấy ngời đối chất (có thể là ngời thân, ngời làm chứng, hay đồng bọn) sẽ rơi vào trạng thái tâm lý hoang mang lo sợ, cuối cùng phải thay đổi thái độ khai báo. Hoặc có những trờng hợp, điều tra viên khi đã nhận đợc thông tin nh mong muốn cũng không nên tỏ thái độ nh hài lòng, thoả mãn thể hiện ra bên ngoài nh: Mỉm cời, vội vàng hỏi xoáy vào những vấn đề đó. Điều đó sẽ làm cho đối tợng đề phòng, hoặc nghĩ ra các phơng án khai báo theo chiều hớng xấu, khi cho đối chất sẽ làm giảm tính bất ngờ. Vì vậy trong quá trình đối chất, điều tra viên tuyệt đối không đợc để lộ thái độ của mình, ngay cả khi đó là những vấn đề đã biết.

Sử dụng quyền đợc hỏi nhau trong đối chất. Điều tra viên có thể đặt các câu hỏi cho ngời đối chất sao cho lời khai của họ vạch mặt đựoc sự giả dối của ngời bị đối chất. Điều tra viên cũng có thể để cho những ngời tham đối chất hỏi lẫn nhau. Các câu hỏi đợc nêu ra trong quá trình đối chất không chỉ là những tác động tâm lý sắc bén vạch trần đợc sự ngoan cố của ngời bị đối chất, mà còn có thể giúp điều tra viên biết đợc những điều trớc đây họ cha biết, hoặc có căn cứ để phân tích đánh giá các chứng khác có liên quan đến vụ án.

Phán đoán tâm lý qua những biểu hiện bên ngoài của đối tợng bị tác động. Thế giới nội tâm của con ngời đợc biểu hiện qua những hành vi cử chỉ của họ. Mỗi cử chỉ không chỉ là động tác của cơ thể mà còn là động tác của nội tâm, thông báo cho ta về nguyện vọng, quan điểm, thái độ của đối tợng tại thời điểm đó. Dù ngời phạm tội tìm cách che giấu nội tâm của mình, cố tỏ ra bình thờng, nhng trong hành vi, cử chỉ của họ vẫn lộ ra những biểu hiện thiếu tự nhiên. Từ đó giúp cho điều tra viên có các biện pháp tác động thích hợp, làm cho đối tợng phải thay đổi thái độ khai báo. Chẳng hạn, khi cho đối chất giữa ngời đã biết rõ hành vi phạm tội của ngời bị đối chất có thái độ ngoan cố vào đúng thời điểm thích hợp, sẽ làm cho xuất hiện xung đột tâm lý mạnh mẽ. Biểu hiện bên ngoài có thể là da mặt đỏ ửng, trán vã mồ hôi, tay đa gãi đầu... chứng tỏ là ngời bị đối chất đang ở trạng thái lo lắng, hoang mang. Lúc này cùng với việc đa thông tin đến ngời bị đối chất, điều tra viên nên thực hiện có hiệu quả phơng pháp phân tích thuyết phục sẽ rất thuận lợi, giúp cho họ nhanh chóng khai báo đúng sự thật. Có trờng hợp ngời bị đối chất tỏ vẻ hối hận, ăn năn về hành vi của mình đợc thể hiện qua ngôn ngữ nói ấp úng, nét mặt buồn... ở đây điều tra viên cần sử dụng phơng pháp tác động tình cảm để đánh mạnh vào tâm lý đó, làm khơi dậy tâm lý tích cực của họ để có thêm tự tin để khai báo. Thủ thuật này mang lại hiệu quả cao với nhóm ngời phạm tội ngoan cố, gan lì, không chịu nhận tội.

Nh vậy, hiệu quả của việc đối chất không chỉ là việc sử dụng các phơng pháp tác động, mà còn phải có thủ thuật khi sử dụng các phơng pháp ấy. Trong đối chất, phơng pháp và thủ thuật tác động tâm lý luôn gắn liền với nhau. Do đó điều tra viên cần sử dụng khéo léo, nhạy bén để đối chất đạt đợc hiệu quả cao.

2.3.4. Tác động tâm lý với những ngời tham gia đối chất

Tác động tâm lý trong hoạt động điều tra hình sự là một hệ thống các tác động có mục đích, có kế hoạch của cơ quan điền tra đối với những ngời có liên

quan đến quá trình điều tra vụ án nhằm làm chuyển biến và dẫn đến thay đổi

những biểu hiện tâm lý nào đó ở họ đáp ứng yêu cầu cụ thể của hoạt động điều tra. Mục đích cơ bản của việc sử dụng tác động tâm lý trong hoạt động đối chất nhằm: Thay đổi thái độ của đối tợng cố ý khai báo gian dối, kích thích tính tích cực trong hoạt động tâm lý của những ngời khai báo do nhầm lẫn các sự kiện, tình tiết liên

quan đến vụ án, xác định sự thật về vụ án một cách đầy đủ. Tác động tâm lý đợc sử dụng rất phổ biến và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động điều tra hình sự. Theo số liệu thống kê của các điều tra viên, thì: đã có 73,1% thành công trong tác động tâm lý ngời đối chất” [1, tr.245]. Việc tác động tâm lý đợc sử dụng thông qua một hệ thống các phơng pháp và chiến thuật tác động tâm lý khác nhau.

Một phần của tài liệu những khía cạnh tâm lý trong hoạt động đối chất (Trang 29 - 34)