2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện tiền lơng tối thiểu ở Việt Nam
2.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tiền lơng tối thiểu ở Việt Nam
Thứ nhất, về hình thức văn bản pháp luật.
Hiện nay, hệ thống các văn bản quy định về tiền lơng tối thiểu ở nớc ta là khá nhiều, tuy nhiên, các quy định đó còn chung chung, cha hợp lý thậm chí là chồng chéo, mâu thuẫn với nhau và nằm rải rác ở nhiều vấn đề khác nhau. Thực tế trên yêu cầu cần đến một văn bản quy phạm pháp luật có tính thống nhất cao luật tiền lơng tối thiểu điều chỉnh toàn bộ các vấn đề về tiền lơng tối thiểu. Luật tiền l-
ơng tối thiểu ra đời hứa hạn sẽ giải quyết hợp lý mọi mâu thuẫn đang tồn tại hiện nay trong pháp luậtvề tiền lơng tối thiểu ở Việt Nam. Luật tiền lơng tối thiểu phải thiết lập dựa trên các căn cứ, nguyên tắc xác định, điều chỉnh và cơ chế áp dụng mức lơng tối thiểu chung cũng nh cơ chế hình thành mức lơng tối thiểu theo vùng, mức lơng tối thiểu theo ngành.
Thứ hai, về vấn đề xác định tiền lơng tối thiểu.
Thực tế ở nớc ta tiền lơng đợc tiền tệ hoá ở mức thấp, không đáp ứng đợc các nhu cầu trong cuộc sống của ngời lao động và gia đình họ. Cho nên xảy ra tình trạng ngời lao động đòi hỏi có các khoản thu thập ngoài lơng, có lúc các khoản thu thập đó còn lớn hơn lơng. Lúc đó tiền lơng không đủ mạnh để thực hiện các chức năng của mình. Điều đó kéo theo nhiều tiêu cực trong xã hội. Do đó khi xác định tiền lơng tối thiểu yêu cầu phải:
- Đánh giá một cách khách quan mức sống thực tế và tối thiểu để có các ph- ơng án tiền lơng tối thiểu đảm bảo các yêu cầu của đất nớc, đảm bảo tiền lơng thực sự đáp ứng đợc các nhu cầu và phản ánh đúng cuộc sống của ngời lao động tránh tình trạng “lơng chỉ là phụ” nh hiện nay.
- Phải tiến hành điều tra một cách nghiêm túc thực trạng của các cơ sở sản xuất, kinh doanh để có căn cứ xác định mức lơng tối thiểu có tính khả thi. Để làm đợc điều đó phải tiến hành thực hiện cải cách chế độ tài chính doanh nghiệp, áp dụng phơng pháp kế toán và tài chính mới để đánh giá đúng tình hình của các doanh nghiệp.
- Một thực tế là lao động Việt Nam luôn đợc trả lơng với giá rất thấp so với các nớc khác là thấp. Cho nên phải tiến hành điều tra mức lơng tối thiểu thực tế áp dụng ở các nớc trên thế giới có điều kiện kinh tế-xã hội tơng đơng với Việt Nam. Trên cơ sở đó sẽ tính toán mức lơng tối thiểu ở Việt Nam sao cho bằng với các nớc khác. Đảm bảo sự bình đẳng giữa ngời lao động Việt Nam với lao động các nớc trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay.
Thứ ba, về vấn đề điều chỉnh lơng tối thiểu.
Theo quy định của pháp luật thì khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền lơng thực tế của ngời lao động bị giảm sút, khi đó Chính phủ điều chỉnh mức lơng tối thiểu để đảm bảo tiền lơng thực tế. Nhng trên thực tế khi chỉ số giá sinh
hoạt tăng thì cha chắc lơng tối thiểu đã đợc tăng, nếu có tăng thì tăng lơng nh thế nào so với mức tăng giá cũng cha có quy định nào cụ thể. Bản chất của tiền lơng tối thiểu là giá cả sức lao động đợc hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động cho nên luôn chịu tác động của các quy luật của nền kinh tế thị trờng. Nhng ở nớc ta, tiền lơng không đợc tự điều chỉnh theo thị trờng mà có sự can thiệp quá sâu của Nhà nớc nên chỉ điều chỉnh lơng tối thiểu khi có sức ép của xã hội và cứ nói đến tiền lơng là lại nói đến cân đối ngân sách. Thực tế đó đặt ra yêu cầu, phải xây dựng một cơ chế kiểm soát và điều chỉnh lơng tối thiểu, sao cho lơng tối thiểu đợc điều chỉnh thờng xuyên theo yếu tố thị trờng. Đồng thời, Nhà nớc không đợc can thiệp quá sâu mà chỉ ban hành các quy định mang tính định hớng về tiền lơng, Nhà nớc chỉ quy định lơng của khu vực hành chính, còn đơn vị sự nghiệp và khu vực sản xuất kinh doanh thì để các đơn vị tự thoả thuận và trao quyền chủ động đến mức tối đa cho các doanh nghiệp khi xây dựng chế độ tiền lơng. Ngoài ra cần có một quy định cụ thể ấn định ngày công bố mức lơng tối thiểu hàng năm và có thể đợc điều chỉnh bất thờng khi có các điều kiện nhất định.
Việc điều chỉnh tiền lơng tối thiểu không phải quan trọng nhất là tăng lơng mà cơ chế trả lơng thay đổi đối với từng khu vực. Lơng phải đảm bảo nguyên tắc: trả lơng công bằng, phải tiến tới xoá bỏ cơ chế trả lơng bình quân, công bằng nh hiện nay.
Thứ t, về việc thống nhất mức lơng tối thiểu.
Hiện nay ở nớc ta đang song song tồn tại hai loại tiền lơng tối thiểu là tiền l- ơng tối thiểu chung và tiền lơng tối thiểu áp dụng trong khu vực có vốn đầu t nớc ngoài. Nh vậy, cùng là lao động Việt Nam cùng làm việc trên lãnh thổ Việt Nam nhng lại có hai mức lơng khác nhau, thậm chí ở các tỉnh, thành phố lớn lơng tối thiểu ở khu vực có vốn đầu t nớc ngoài cao hơn gần 2 lần so với mức lơng tối thiểu áp dụng trong khu vực nhà nớc và t nhân. Trớc khi, do chính sách thu hút đầu t cho nên nhà đầu t nớc ngoài đợc hởng các u đãi đầu t từ phía Nhà nớc. Do đó, lợi nhuận thu đợc sau một chu trình sản xuất cùng loại với doanh nghiệp trong nớc th- ờng cao hơn. Nhng Luật đầu t đợc Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 đã thống nhất quy địmh các biện pháp khuyến khích đảm bảo đầu t cho nhà đầu t trong nớc lẫn nớc ngoài. Mặt khác, do sự phát
triển của khoa học kỹ thuật, của nền kinh tế cũng nh sự tác động của quy luật cạnh tranh trên thị trờng lao động, các doanh nghiệp trong nớc cũng đòi hỏi lao động làm việc trong doanh nghiệp có trình độ chuyên môn và cờng độ lao động cao hơn trớc đây. Nh vậy, những lý do tạo nên sự khác nhau giữa doanh nghiệp trong nớc và doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài hiện nay đang dần mất đi. Do đó, yêu cầu phải tiến tới thống nhất hai mức lơng tối thiểu này để xóa bỏ cách biệt, tạo sự công bằng trong trả công lao động. Để làm đợc điều đó, đòi hỏi tiền lơng tối thiểu chung phải đợc nâng lên từng bớc cho ngang tầm với tiền lơng tối thiểu áp dụng trong khu vực có vốn đầu t nớc ngoài.
Một thực tế khó lý giải ở Việt Nam là khu vực có vốn đầu t nớc ngoài đã có sự phân vùng và quy định mức tiền lơng tối thiểu theo vùng. Nh ở khu vực trong n- ớc lại chỉ có một mức lơng chung áp dụng thống nhất cho tất cả các địa phơng. Điều đó yêu cầu phải tiến hành điều tra và phân vùng mức sống để từ đó xây dựng tiền lơng tối thiểu theo vùng, đảm bảo sự công bằng và quy định thống nhất hai loại lơng tối thiểu.
Th năm, quản lý Nhà nớc về tiền lơng tối thiểu.
Vấn đề quản lý Nhà nớc về tiền lơng tối thiểu ở nớc ta hiện nay hậu nh không đợc quan tâm đến, thanh tra lao động thì hoạt động kém hiệu quả, lỏng lẻo. Cho nên phải tăng cờng quản lý Nhà nớc về tiền lơng tối thiểu bằng cách xây dựng một văn bản vi phạm pháp luật tiền lơng tối thiểu quy định rõ thẩm quyền chung, cơ quan chuyên trách và các cơ quan có liên quan. Đồng thời, phải tăng cờng năng lực cho các cơ quan hoạch định, nghiên cứu chính sách tiền lơng.
Th sáu, vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về tiền lơng tối thiểu.
Hiện nay, tình trạng vi phạm pháp luật về tiền lơng tối thiểu ở nớc ta là khá nhiều, không chỉ ảnh hởng tới quyền lợi của ngời lao động mà còn gây ảnh hởng tới các vấn đề xã hội khác. Để hạn chế vi phạm pháp luật về tiền lơng tối thiểu yêu cầu phải:
- Xây dựng các quy định về vấn đề này một cách cụ thể và rõ ràng hơn hiện nay. Không nên chỉ quy định chung chung các hành vi vi phạm mà phải có hớng dẫn cụ thể các dấu hiệu trên thực tế của các dạng vi phạm đó để thuận tiện cho công tác phát triển và xử lý kịp thời.
- Trong Nghị định số 113/2004NĐ-CP quy định xử phạt hành chính của hành vi vi phạm pháp luật lao động chỉ quy định hành vi vi phạm của chủ sử dụng lao động mà không có quy định về trách nhiệm của ngời lao động. Trên thực tế, ngời lao động bị vi phạm luôn có suy nghĩ lơng thà thiếu còn hơn không có cho nên vô hình chung đã tạo điều kiện cho ngời sử dụng lao động vi phạm. Mà bản chất của tiền lơng là giá cả của hàng hoá sức lao động trên cơ sở sự thoả thuận của hai bên. Vậy thì nên chăng có thêm quy định trách nhiệm của ngời lao động trong vấn đề này, khi có hành vi vi phạm thì ngời lao động cũng có thể bị xử lý, Quy định đó sẽ ràng buộc trách nhiệm của ngời lao động, để họ ý thức đợc rằng việc thực hiện các quy định về tiền lơng tối thiểu không chỉ là quyền mà còn là nghĩa vụ của họ.
- Trong thời gian qua việc vi phạm về tiền lơng tối thiểu đã kéo theo nhiều vấn đề xã hội khác nh phản ứng của ngời lao động bằng cách tổ chức các cuộc đình công làm ảnh hởng nghiêm trọng trật tự xã hội. Do đó, tác giả mạnh dạn đề nghị nên có quy định xử lý hình sự đối với dạng vi phạm này nếu việc vi phạm gây ra hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.
- Tăng cờng hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, phải có các quy định đảm bảo quyền lợi cho họ khi đứng ra bảo vệ quyền lợi cho ngời lao động. Hiện nay, cán bộ công đoàn chủ yếu là đi lên từ cơ sở cho nên trình độ còn hạn chế do đó yêu cầu phải tăng cờng đào tạo đội ngũ này để có thể bảo vệ ngời lao động một cách có hiệu quả hơn.
- Trên thực tế ngời lao động khi bị vi phạm cũng không biết là mình bị vi phạm nên cần tăng cờng tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho ngời lao động, để họ có thể tự bảo vệ đợc cho mình.
Kết luận
Tiền lơng tối thiểu không còn là vấn đề mới lạ, nhng nó là vấn đề gắn liền với ngời lao động và luôn đợc các ngành, các cấp, toàn thể ngời lao động và ngời sử dụng lao động quan tâm.
Đề tài tiền lơng tối thiểu theo quy định pháp luật lao động Việt Nam không phải là một đề tài mới mà đã đợc nhiều ngời quan tâm. Tuy nhiên cái mới của khoá luận này chính là những phát hiện mới của tác giả, những tìm tòi, nghiên cứu. Trên cơ sở khoa học và lập luận có logic, tác giả mạnh dạn đa ra những đánh giá riêng với mong muốn đóng góp ý kiến để hoàn thiện pháp luật về tiền lơng tối thiểu của Việt Nam.
ở Việt Nam, pháp luật về tiền lơng tối thiểu đã có lịch sử 60 năm, cùng với thời gian, chính sách tiền lơng tối thiểu luôn đợc hoàn thiện và phát huy đợc vai trò của nó. Và hiện nay chính sách tiền lơng tối thiểu đang ngày hoàn thiện hơn thể hiện sự đồng bộ, nhất quán, đồng thời phù hợp với thế giới. Muốn vậy, trong quá trình xây dựng, Nhà nớc ta cần tham khảo tiếp thu những tiến bộ trong quá trình xây dựng tiền lơng tối thiểu của các nớc phát triển trên thế giới.
Danh mục các tài liệu tham khảo
1. C.Mác- Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 23, NXB Chính trị Quốc gia, 1995.
2. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB Chính trị Quốc gia 2002.
3. Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Tạp chí cộng sản số 4, 2006.
4. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Quốc Hội khoá IX.