Tăng cường quảnlý Nhà nước với hoạt động của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 92 - 93)

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢNLÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ TIỀN PHONG

3.3.1.5. Tăng cường quảnlý Nhà nước với hoạt động của doanh nghiệp

Nền kinh tế của nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quản lý nền kinh tế nhằm mục đích không để nền kinh tế đi chệch định hướng Xã hội chủ nghĩa cũng như bảo đảm công bằng bình đẳng trong xã hội. Do đó, trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng thì vai trò quản lý của Nhà nước lên nền kinh tế cũng như đối với các doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng, nó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị.

Nhà nước thực hiện vai trò quan lý vĩ mô nền kinh tế của mình thông qua công cụ chủ yếu là pháp luật. Nhà nước ban hành và thường xuyên đổi mới hệ thống các văn bản pháp luật theo hướng ngày càng khuyến khích cho sự phát triển của doanh nhgiệp nhưng vẫn không mất đi tính nghiêm minh của pháp luật, bảo đảm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp luôn diễn ra trong khuôn khổ của hiến pháp, pháp luật, không những đem lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn mang lại lợi ích cho đất nước và không xâm phạm tới lợi ích của doanh nghiệp khác.

Bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật mới, Nhà nước còn phải không ngừng bổ xung và hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện có, tránh sự lạc hậu và cản trở sự phát triển của các doanh nghiệp. Nhà nước cũng phải thường xuyên mở rộng mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp cũng như

với nước ngoài trên cơ sở hai bên cùng có lợi và tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh khuyến khích các doanh nghiệp phát triển.

Nguồn nhân lực là nhân tố có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của một doanh nghiệp. Do đó, để góp phần thúc đẩy doanh nghiẹp phát triển, Nhà nước xây dựng các chương trình đào tạo, bồi dưỡng chuyên gia, đặc biệt là bồi dưỡng các nhà quản lý, đảm bảo cho chất lượng đào tạo cũng như chất lượng của nguồn nhân lực ngày càng cao hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao hiện nay.

Nhà nước sử dụng các công cụ của mình để quản lý vĩ mô nền kinh tế nhưng Nhà nước không được lạm dụng các công cụ của mình để can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp. Nhà nước nên tạo điều kiện để các doanh nghiệp chủ động hơn trong mọi hoạt động của mình, từ đó có thể tận dụng và phát huy được tiềm lực cũng như sự sáng tạo của các doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w