Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và kiểm tra tình hình sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 79 - 86)

II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢNLÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BAO BÌ TIỀN PHONG

3.2.2. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và kiểm tra tình hình sử dụng vốn lưu động

dụng vốn lưu động

Những chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn lưu động có thể giúp lãnh đạo doanh nghiệp nghiên cứu và tìm ra những biện pháp cụ thể để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bởi vậy, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng đối với việc phát triển sản xuấ, cùng một số vốn có thể sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, hoàn thành được nhiều khối lượng xây dựng hơn.

Tổ chức hợp lý các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ giảm được rất nhiều các khoản chi phí nằm trong giá thành sản phẩm, do đó có ảnh hưởng tích cực đến việc hạ thấp giá thành đồng thời doanh thu bán hang và lợi nhuận cũng được thực hiện nhanh chóng khiến cho doanh nghiệp có đủ vốn để đảm bảo thoả mãn các nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Khi đề ra biện pháp để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động phải xét kỹ đến điều kiện cụ thể sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp trước hết phải quy định rõ những biện pháp trong các giai đoạn sản xuất và lưu thông vì mỗi giai đoạn đều có những hình thức và phương pháp khác nhau để nâng cao hiệu suất sử dụng vốn lưu động.

Tìm phương hướng để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động tức là thực hiện những biện pháp về các mặt mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, thanh toán với người mua, người bán. Tác dụng của các phần vốn lưu động trong quá trình tái sản xuất tuy không giống nhau, nhưng cũng có thể xác định một số phương pháp tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động cho Công ty để cải thiện tình hình vốn lưu động của Công ty.

Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất:

Phương hướng chủ yếu để thúc đẩy tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất của Công ty là rút ngắn chu kỳ sản xuất. Do đó những biện pháp nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất là những biện pháp đẩy nhanh vốn lưu động trong khâu sản xuất. Muốn vậy, Công ty phải có những biện pháp để rút ngắn thời gian làm việc trong quá trình công nghệ và thời gian gián đoạn giữa các khâu trong sản xuất.

Trên thực chất, chu kỳ sản xuất dài hay ngắn là do tình hình kỹ thuật, loại sản phẩm, công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất và trình độ tay nghề của công nhân quyết định. Do đó, muốn rút ngắn thời gian sản xuất phải có những chuyển biến tích cực ở các yếu tố này.

Trong công nghiệp, việc đưa kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào sản xuất có ya nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động vì nhờ đó mà rút ngắn nhanh được thưòi gian sản xuất và làm cho khối lượng sản phẩm dở dang cũng giảm đi.

Khi làm cho số lượng các loạt, các lô sản xuất nhỏ đi thì vốn lưu động trong khâu sản xuất cũng nhỏ đi. Khi giá thành đơn vị tăng lên thì mức sinh lợi lại giảm xuống. Mặt khác, để hạ được giá thành phỉa có biện pháp đưa các loạt, các lô sản xuất lên đến mức cần thiết thì nhu cầu vốn lưu động phải tăng lên. Trường hợp này không thể hạn chế mức vốn lưu động. Do đó, phải dựa

trên cơ sở của sự biến động của giá thành và vốn lưu động mà quan tâm đến số lượng các loạt, các lô phù hợp hơn, kinh tế hơn.

Tiêu chuẩn hoá sản phẩm, chuyên môn hoá sản xuất đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt nhu cầu về vốn lưu động. Có tiêu chuẩn hoá thì mới sản xuất được những loạt hàng lớn. Có chuyên môn hoá sản xuất của Công ty vào những sản phẩm nhất định, với một loại hình sản xuất hàng loạt thích ứng thì mới đảm bảo được sản xuất phát triển.

Chuyển sang sản xuất hàng loạt lớn trong điều kiện cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế phỉa tiến hành đồng thời với việc áp dụng những phưong pháp kỹ thuật và công nghệ. Có như vậy mới bù lại được một cách xứng đáng tình trạng chu kỳ sản xuất kéo dài và số sản phẩm đang sản xuất tăng lên do số lượng các lợt đã tăng lên. Cần phải hướng vào việc cải tiến quá trình công nghệ để có thể động viên được khả năng tiềm tang của vốn lưu động.

Tổ chức tốt hơn quá trình lao động cũng rút ngắn được chu kỳ sản xuất. Ở đây cần có biện pháp tích cực để khai thác khả năng tiềm tàng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh bằng cách nghiên cứu áp dụng quy trình sản xuất đúng đắn nhằm giảm thời gian chờ đợi giữa các quá trình lao động. Tăng cường kỷ luật sản xuất, tìm mọi cách để loại bỏ việc phải ngừng sản xuất bộ phận.

Bên cạnh những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến thời gian của Chu kỳ sản xuất còn có những nhân tố khác, tuy không rút ngắn được thời gian của chu kỳ sản xuất nhưng lại giảm được số lao động sống và lao động vật hoá tiêu dùng cho một đơn vị sản phẩm. Vì vậy, phải quy định định mức tiêu hao vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. Nhưng định mức tiêu hao không phải là những định mức cố định mà phải luôn được cải tiến như những định mức về lao động. Càng tốn ít nguyên vật liệu cho một khối lượng sản xuất nhất định thì càng cần ít vốn lưu động. Ở đây, tiêu chuẩn hoá sản phẩm cũng đóng một

vai trò quyết định vì tiêu chuẩn hoá sản phẩm thường hạ thấp được một cách đáng kể số nguyên vật liệu tiêu dùng.

Tiêu chuẩn hoá và chuyên môn hoá trên thực chất còn ảnh hưởng đến chiều hướng phát triển của vốn dự trữ sản xuất. Tiêu chuẩn hoá sản phẩm thì giảm bớt được số công việc phải làm, do đó có thể tiếp cận được nhiều vật liệu hơn, qua đó rút ngắn được chu kỳ mua sắm. Chuyên môn hoá sản xuất thì củng cố được mối quan hệ với các đơn vị cung ứng, làm cho chu kỳ mua sắm được tiến hành một cách đều đặn, và như vậy sẽ giảm bớt được số vốn dự trữ bảo hiểm. Tận dụng vật liệu địa phương, trong nước, tìm nguồn hàng gần nhất, mua làm nhiều lần với số lượng mỗi đợt hợp lý sẽ có thể giảm được lượng dự trữ vật tư trong kho và giamt giá thành vật tư. Khi vật tư về đến Công ty tranh thủ bốc dỡ, kiểm nhận nhập kho nhanh sẽ rút ngắn được thời gian chờ đợi và cho phép hạ thấp tỷ lệ hao hụt mất mát. Thường xuyên kiện toàn việc bảo quản, định kỳ kiểm kê sẽ giúp cho việc bảo toàn vật tư, vừa có thể phát hiện kịp thời vật tư ứ đọng, giải quyết nhượng bán vật tư ứ đọng là biện pháp giải quyết vốn ứ đọng.

Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực lưu thông

Thời gian luân chuyển vốn khâu lưu thông về cơ bản phụ thuộc vào cách tổ chức tốt những hoạt động tiêu thụ và mua sắm. Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ luôn luôn phấn đấu để rút ngắn thời gian luận chuyển tới mức tối thiểu. Khi xác định nhu cầu về vốn thành phẩm phải nghiên cứu kỹ thị trường tiêu thụ và khả năng sản xuất tối đa của bản thân Công ty và Công ty phỉa quản lý tốt khâu này. Vốn thành phẩm nằm trong giai đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn của Công ty, nếu quản lý vốn không tốt ở khâu này thì tình hình tài chính của Công ty sẽ gặp khó khăn, làm cho những kết quả tăng tốc độ luân chuyển vốn và tiết kiệm vốn ở các khâu trước bị ảnh hưởng.

Muốn cho công việc trong lưu thông theo đúng kế hoạch thì Công ty phải hoàn thành kế hoạch sản xuất về mặt số lượng, chất lượng cũng như về mặt chủng loại. Không có được những điều kiện ấy thì quá trình tiêu htụ không tiến hành được theo kế hoạch và vốn lưu động sẽ luân chuyển chậm.

Vấn đề ký kết hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy vốn lưu động luân chuyển. Đối với Công ty, hợp đồng điều hoà quá trình tiêu thụ sản phẩm và nhập nguyên vật liệu.

Công ty phải ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng như thế nào để có thể đảm bảo sản xuất được liên tục và tiêu thụ được nhanh chóng. Hợp đồng góp phần voà việc thực hiện kế hoạch luân chuyển vốn lưu động và vào việc hạ chi phí xuống một cách thích đáng.

Vốn lưu động trong khâu lưu thông luân chuyển nhanh phải được thể hiện ở chỗ nó nhanh chóng chuyển sang hình thái tiền tệ rồi tiếp tục luân chuyển phục vụ cho quá trình tái sản xuất. Do đó, tất cả các biện pháp của Công ty để nhanh chóng thu hồi nợ, giải phóng vốn ứ đọng trong thanh toán là những biện pháp đẩy nhanh luân chuyển vốn lưu động trong lưu thông.

Kiểm tra tình hình sử dụng vốn lưu động

Kiểm tra việc sử dụng hiệu quả vốn lưu động có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong đó, trách nhiệm và vai trò to lớn thuộc về cán bộ tài chính của Công ty. Nếu kiểm tra có hệ thống, Công ty có thể kịp thời nêu lên những thành tích cũng như những thiếu sót về mặt sử dụng vốn lưu động và cũng có thể phát hiện ra những khả năng mới về cải tiến chỉ tiêu chất lượng. Thực hiện kiểm tra đối với việc hoàn thành kế hoạch về các chỉ tiêu chất lượng của vốn lưu động là biện pháp để chấm dứt những khuyết điểm và đề phòng những thất bại về mặt sử dụng vốn lưu động.

Kiểm tra trước nhằm đạt được chỉ tiêu tốt nhất về sử dụng vốn lưu động. Sự kiểm tra đó phải áp dụng đối với việc mua sắm, dự trữ, vận chuyển

nguyên vật liệu, đề phòng tình trạng tích trữ quá mức. Việc quy định mức dự trữ vật tư hàng hoá của các kho và mức mua sắm trong các kỳ nhất định của các nhân viên cung ứng bằng chỉ tiêu tiền tệ và chỉ tiêu hiện vật có tác dụng đảm bảo mức dự trữ đã quy định. Việc kiểm tra trước cũng có thể áp dụng khi xác định kỳ hạn và mức độ tổ chức các nguồn vốn huy động như vốn vay, vốn liên doanh liên kết, vốn bổ sung trong nội bộ Công ty, cũng có thể áp dụng khi quy định số lượng nguyên vạt liệu sẽ mua bổ sung trong sản xuất và khi quy định kỳ hạn và biện pháp trả tiền nợ.

Việc kiểm tra sau không những có thể xác định đựoc tính chất và quy mô của những hoạt động sản xuất kinh doanh đã hoàn thành mà còn có thể xác định được kết quả của những hoạt động sản xuất kinh doanh đó về mặt sử dụng và luân chuyển vốn lưu động. Việc kiểm tra sau chủ yếu là kiểm tra trên cơ sở dùng những tài liệu tính toán và tài liệu báo cáo của Công ty và các bộ phận trong Công ty mà xem xét thực hiện các biện pháp kinh tế kỹ thuật có liên quan đến việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động và sự cải tiến việc sử dụng vốn lưu động. Việc kiểm tra có thể thông qua quá trình mua sắm vật tư, sản xuất, bán hang trên cơ sở phân tích chặt chẽ để tìm mọi biện pháp tổ chức chính xác việc mua sắm, bảo quản và chi dùng vật tư để chấm dứt những hiện tượng ứ đọng vốn về nguyên vật liệu, sản phẩm đang sản xuất và hàng hoá dự trữ thừa.

Việc sử dụng hợp lý vốn lưu động hiện có được thể hiện ở quy mô hợp lý của các dự trữ tồn kho để đảm bảo cho sản xuất được liên tục. Tiêu chuẩn để xem xét dự trữ có hợp lý hay không phải được phân tích trên cơ sở nhu cầu kế hoạch với số dư thực tế của vốn của từng loại cụ thể. Nhờ đó mà có thể thấy được khả năng, giảm bớt một phần vốn lưu động, đẩy nhanh vòng quay của vốn lưu động.

Công ty phải thường xuyển kiểm tra tiêu thụ sản phẩm vì tiêu thụ sản phẩm vì tiêu thụ sản phẩm có tính chất quyết định trong việc đảm bảo cho sự luân chuyển của vốn lưu động không gặp khó khăn. Nếu tồn kho tăng lên thì phải có biện pháp làm cho hang hoá được tiêu thụ tăng lên. Nếu số tồn kho tụt xuống dưới mức bình thường có nghĩa là Công ty đã gặp khó khăn trong khâu sản xuất. Mặt khác, Công ty còn phải xem xét khả năng tiêu thụ của số tồn kho thành phẩm, ví dụ như các sản phẩm kém chất lượng, không đúng tiêu chuẩn thì sẽ làm cho tiêu thụ sản phẩm bị ngưng trệ. Sauk hi tiêu thụ phải thường xuyên theo dõi khả năng chi trả củ ngưòi mua, giám sát những khách hang chi trả không đúng hạn để áp dụng thanh toán có hiệu quả hơn, đồng thời xử lý những việc vi phạm kỷ luật thanh toán hoặc tạm thời đình chỉ giao hàng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2006-2010 (Trang 79 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w