Về phơng diện lập pháp

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở Hà Nội) (Trang 89 - 91)

- Đòi đất cho mợn, cho sử dụng

3.3.2.1.Về phơng diện lập pháp

Chúng tôi cho rằng, đây là phơng diện quan trọng nhất, bởi lẽ khi Nhà nớc xây dựng đợc một hệ thống pháp luật cả về nội dung và hình thức đầy đủ, cụ thể và có chất lợng thì đó là cơ sở pháp lý để các TAND áp dụng pháp luật, thi hành pháp luật đúng đắn, thống nhất và có hiệu quả cao. Về phơng diện này chúng tôi xin đa ra một số giải pháp sau:

- Cần sớm xây dựng và ban hành Bộ luật Tố tụng Dân sự để làm cơ sở pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các TAND trong công tác giải quyết các tranh chấp về quyền sử dụng đất, bảo đảm đợc quyền, lợi ích hợp pháp của các bên đơng sự, mà một trong các nội dung quan trọng cần đợc điều chỉnh trong Bộ luật này là:

+ Thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân các tranh chấp về quyền sử dụng đất. Thẩm quyền của TAND không chỉ giới hạn đối với các loại việc đợc quy định tại khoản 1 Điều 136 Luật Đất đai năm 2003 (có hiệu lực từ 1/ 7/ 2004) mà còn đợc mở rộng đối với các tranh chấp có liên quan đến các giao dịch dân sự mà đối tợng của các giao dịch đó là quyền sử dụng đất, các yêu cầu về đền bù, bồi thờng thiệt hại khi đất bị thu hồi giao cho ngời khác sử dụng. Nhằm tránh sự chồng chéo về thẩm quyền giữa TAND và UBND cũng nh giữa Tòa dân sự và Tòa hành chính.

+ Nghĩa vụ chứng minh của các đơng sự, nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án, thời hạn giao nộp và hậu quả của việc vi phạm.

- Cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về đất đai:

ở nớc ta hiện nay, tuy Nhà nớc đã ban hành rất nhiều văn bản pháp luật về đất đai nhng các quy định còn tản mạn, chồng chéo, thiếu sự thống nhất, do đó về lâu dài cần thống nhất các quy định về đất đai trong Bộ luật Đất đai. Trên tinh thần đó cần phải xem xét lại các điều kiện chuyển quyền sử dụng đất, hạn chế sự can thiệp của các cơ quan công quyền vào việc thực hiện các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, nh việc phải xin phép UBND khi chuyển quyền sử dụng đất, thủ tục hành chính trớc bạ sang tên, không nên lấy tiêu chuẩn hình thức để phủ định các điều kiện nội dung của giao dịch dân sự…

- Phải xây dựng hệ thống pháp luật đất đai đồng bộ, hoàn chỉnh, kịp thời sửa đổi, bổ sung các văn bản không còn phù hợp.

- Xây dựng khung pháp lý cần thiết cho việc phát triển thị trờng bất động sản ở Việt Nam, xây dựng Trung tâm giao dịch bất động sản, phát triển mạng lới dịch vụ có liên quan, tăng cờng vai trò quản lý, điều tiết của Nhà nớc.

- Giải quyết dứt điểm những tồn tại về nhà, đất do lịch sử để lại theo ph- ơng châm ổn định, hợp lý, bảo đảm hiệu quả sử dụng đất.

- Tăng cờng hiệu quả quản lý nhà nớc, xử lý nghiêm các vi phạm pháp luật về đất đai.

- Củng cố nâng cao năng lực Tòa án hành chính để giải quyết tốt các khiếu kiện hành chính có liên quan đến quản lý đất đai, cần sớm sửa đổi Luật khiếu nại, tố cáo, đơn giản hóa các thủ tục để ngời dân dễ dàng đến với Tòa án.

- Tiếp theo Luật Đất đai năm 2003, đề nghị Quốc hội nên ban hành một Nghị quyết về đờng lối giải quyết các giao dịch dân sự liên quan đến quyền sử dụng đất diễn ra trớc khi có Hiến pháp năm 1980, sau khi có Hiến pháp 1980 và từ khi có Hiến pháp 1992 cho đến nay nhằm giải quyết các vớng mắc trong việc

áp dụng pháp luật khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất.

Chính phủ sớm ban hành các Nghị định triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2003 để có cơ sở pháp lý triển khai thực hiện việc quản lý và sử dụng đất trong cả nớc nói chung và Hà Nội nói riêng theo các quy định của Luật Đất đai 2003. Ban hành nghị định về phơng pháp xác định giá các loại đất; nghị định mới thay thế Nghị định số 87/ NĐ-CP về quy định khung giá đất; Nghị định về chính sách bồi thờng giải phóng mặt bằng và tái định c (thay thế Nghị định số 22/ NĐ-CP về đền bù thiệt hại khi Nhà nớc thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng); Nghị định về các nghĩa vụ tài chính với Nhà nớc của ngời sử dụng đất... Đây là những vấn đề nhạy cảm cần có cơ sở pháp lý cụ thể để xử lý các quan hệ phát sinh trong xã hội.

Một phần của tài liệu giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở Hà Nội) (Trang 89 - 91)