4. 2.Vài nét sơ lược về VN.
4.5.1. Trung Quốc và ViệtNam
a) Điểm tương đồng.
Thể chế chính trị xã hội : cả 2 quốc gia châu Á này đều là nước theo chế độ Xã hội chủ nghĩa đơn đảng và có chế độ chính trị ổn định cao. Nên đây cũng là ưu điểm thu hút FDI của các nhà đầu tư trên thế giới. Nhưng bên cạnh ưu điểm cũng có nhược điểm với chế độ chính trị này. Cả hai đều vẫn đang phải gánh chịu những yếu kém của một khu vực nhà nước mà hầu hết đều do ngân sách nhà nước hỗ trợ. Ngoài ra, cả hai nước đều phải hứng chịu tệ nạn tham nhũng, những cản trở hành chính …
Nhận thức cải cách kinh tế ( trước và sau cải cách): Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền KT TT định hướng XHCN, thực hiện chính sách mở cửa hội nhập và chủ trương thu hút đầu tư ( cơ chế 1 cửa)
Lợi thế về địa lý và nhân công : nằm trong vùng kinh tế sôi động nhất thế giới,Việt Nam và Trung Quốc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là giá nhân công rẻ, tài nguyên dồi dào cũng như thị trường nội địa luôn sẵn sàng cho sự xâm nhập từ bên ngoài, tạo điều kiện cho các công ty đa quốc gia đầu tư vào mở rộng mạng lưới chi nhánh, tăng doanh số.
Trình độ phát triển kinh tế : Đi lên từ 1 nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, sản xuất manh mún phân tán; xuất khẩu chủ yếu là nông sản và nguyên liệu thô; thu nhập bình quân đầu người thấp; cơ sở vật chất, kỹ thuật,hạ tầng thấp kém; công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ;Tình hình kinh tế:trước khi mở cửa cả 2 quốc gia đều không theo cơ chế thị trường nên đã tạo nên rào cản cho sự xâm nhập FDI. Nhưng sau khi hội nhập WTO, cả 2 quốc gia đều thực hiện giảm các hàng rào thuế quan và phi
thuế quan cũng như phải điều chỉnh các chính sách thương mại, công nghiệp, dịch vụ và cải cách các thể chế điều tiết kinh té theo các nguyên tắc của WTO nên đã tạo được điều kiện thuận lợi, mở cửa thị trường thu hút các nhà đầu tư mở rộng đầu tư vào 2 quốc gia.
Thủ tục chính sách pháp lý: tại Việt nam và Trung quốc doanh nghịêp không được sở hữu đất. doanh nghiệp chỉ được thuê đất trong khu công nghịep hay thuê mặt bằng kinh doanh theo quy hoạch; được chuyển nhượng , thế chấp vay vốn.
b) Sự khác biệt.
Vị thế trên trường quốc tế:
• TQ: có vị thế mạnh trên trường quốc tế và là 1 trong năm thành viên của hội đồng bảo an liên hợp quốc nên có tiếng nói trong các vấn đề trên thế giới, bao gồm cả kinh tế.
• VN: trải qua 1 thời kỳ dài chiến tranh, lệ thuộc vào các nước XHCN khác và bị cấm vận bởi Mỹ trong 1 thời gian dài.
Cách thức sử dụng nguồn FDI : TQ rải đều, VN chủ yếu tập trung vào khu chế xuất và KCN.
• Trung Quốc đã tiến hành mở cửa từng khu vực, bắt đầu từ điểm (5 đặc khu kinh tế), đến tuyến (14 thành phố mở cửa ven biển), đến diện (3 vùng mở cửa ven sông, ven biển, ven biên giới) từng bước hình thành cục diện mở cửa toàn diện, nhiều tầng nấc từ nam đến bắc, từ đông sang tây, từ ven biển vào nội địa theo kiểu cuốn chiếu tạo nên không gian thông thoáng cho các nhà đầu tư.
• Tại Việt Nam phần lớn các dự án FDI tập trung ở các đô thị lớn và các khu công nghịêp tập trung, nơi có điều kiện hạ tầng cơ sở thuận lợi, nguồn lao động dồi dào và có trình độ kỹ năng. Vd như tp HCM, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương.
Quy mô về dân số, thị trường, tài nguyên thiên nhiên: Diện tích lớn, dân số đông, tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo nên 1 thì trường đầy hứa hẹn.Trung Quốc có lợi thế hơn do thị trường rộng hơn nên tuy không sản xuất những mặt hàng hoàn toàn trùng lặp, nhưng cơ cấu chi phí trong sản xuất hàng hoá của 2 nước là tương tự nhau do đó dẫn đến chi phí sản xuất thấp hơn cho các nhà sản xuất Trung Quốc. Một lợi thế khác của Trung Quốc đó là chính bản thân Trung Quốc đã là một thị trường tiêu thụ nội địa rộng lớn của các công ty đa quốc gia. Đây là lợi thế tự nhiên mà Việt Nam không bao giờ có thể so sánh được.
Các chính sách quản lý, thủ tục hành chính, pháp lý ( có cách quản lý các sản phẩm từ FDI, thủ tục thông thoáng dễ dàng hơn VN....)
• Hạn chế đối với loại hình công ty và lĩnh vực hoạt động:
Trung quốc: doanh nghịêp 100% vốn FDI phải xin phép, chỉ ở trong lĩnh vực định hướng xuất khẩu, một số lĩnh vực qui định mức đầu tư tối thiểu trong nước được chuyển đổi hình thức đầu tư, nhà đầu tư lựa chọn hình thức đầu tư.
Việt nam: mở rộng quyền cho doanh nghịêp tự lựa chọn hình thức đầu tư, cho phép doanh nghiệp 100% vốn trừ một số lĩnh vực quan trọng được chuyển đổi sang CTCP, được tự do lựa chọn đối tác đầu tư.
• Quy định về cấp phép đầu tư: Việt nam: LĨNH VỰC QUY MÔ DỰ ÁN Dưới 15 tỷ đồng ViệtNam 15 tỷ đồng Việt Namđến dưới 300 tỷ đồng ViệtNam 300 tỷ đồng ViệtNam trở lên Không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và không thuộc Dự án do Thủ tướng Chính phủ Trong nước Không phải đăng ký Đăng ký đầu tư Thẩm tra đầu tư
chấp thuận chủ trương đầu tư
ngoài đầu tư tư tư
Thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện và thuộcDự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Trong nước và nước ngoài Thẩm tra đầu tư Thẩm tra đầu tư Thẩm tra đầu tư
Trung quốc: yêu cầu có giấy phép đầu tư, phân cấp cho địa phương xét dự án qui mô nhỏ và vừa.
• TQ sử dụng FDI cho mục tiêu xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thực hiện tốt CNH, chỉ những dự án quy mô lớp, kỹ thuật tiên tiến và phù hợp với chính sách nghề mới đc chấp nhận chứ ko tràn lan như VN.
• CS ưu đãi thuế hấp dẫn : 15% với thuế TNDN ( thông thường là 30%), và thuế chuyển LN về nc là 0% so với bình thường là 10%. Còn VN thuế TNDN khá cao 25%.
• Chính sách tỷ giá và quản lý ngoại tệ
Việt nam: kiểm soát tài khoản vãng lai; áp dụng phí thuế chuyển tiền ra nước ngoài, yêu cầu xin phép khi chuyển tiền ra nước ngoài.
Trung quốc: không hạn chế mức chuyển ngoại tệ, vẫn duy trì chính sách kiểm soát tài khoản vãng lai; chuyển tiền ra nước ngoài phải được phép.
• TQ: có chính sách cụ thể rõ ràng về thị trường tiêu thụ VN: chủ yếu do nhà đầu tư tự quyết định, nhà nước chưa thực sự can thiệp để điều tiết.