0
Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

Định hướng xuất khẩu: đóng vai trò quyết định trong thu hút FDI ởTrung Quốc.

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG DÒNG VỐN FDI TRÊN THẾ GIỚI NÓI CHUNG, Ở TRUNG QUỐC NÓI RIÊNGX (Trang 70 -73 )

Chương 3 TÌNH HÌNH FDI TẠI TRUNG QUỐC, THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ TRUNG QUỐC.

3.6. Định hướng xuất khẩu: đóng vai trò quyết định trong thu hút FDI ởTrung Quốc.

Xác định các nhân tố quyết định của FDI ở Trung Quốc là một vấn đề lớn và phức tạp. Thị trường tiềm năng của TQ là rất lớn, qui mô FDI là yếu tố quan trọng nhất đối với dòng FDI vào Trung Quốc. Dân số lớn của Trung Quốc, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, cùng với thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, là một sự kết hợp đầu tư cho các công ty nước ngoài. Chính sách khuyến khích của chính phủ là một lý do quan trọng, yếu tố quan trọng khác bao gồm chi phí lao động, và tái đầu tư cao. Một trong những phát hiện mới là Hội nhập toàn cầu là một trong những yếu tố quan trọng đối với một số công ty nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc. Điều này cho thấy rằng Trung Quốc là một thị trường rất quan trọng và đầu tư ở Trung Quốc là một phần trong chiến lược toàn cầu củacác công ty.

3.6. Định hướng xuất khẩu: đóng vai trò quyết định trong thu hút FDI ở Trung Quốc. Quốc.

Trước khi là thành viên WTO, chính sách FDI về xuất khẩu của Trung Quốc được chia ra làm 3 yếu tố: bắt buộc, trung lập và tự nguyện.

Chính sách bắt buộc yêu cầu các FIEs ở Trung Quốc phải đạt được 1 tỷ lệ xuất khẩu theo đúng quy định của Chính Phủ, hoặc thị phần sản phẩm trong nước phải đủ nhỏ để đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp nội địa. Tuy nhiên, quy định này đã được bãi bỏ.

Chính sách trung lập ở đây chủ yếu khuyến khích các hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Cụ thể, các doanh nghiệp này sẽ được hưởng các khoản miễn giảm thuế quan và thuế VAT trong quá trình tái xuất khẩu các mặt hàng được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu. Ngoài ra chính sách xuất khẩu tự nguyện quy định nếu như doanh nghiệp xuất khẩu hơn 70% sản lượng thì sẽ được nhận ưu đãi thuế của chính phủ ở mức thuế giảm 50% so với quy định.

Tiếp theo, một trong những chính sách tác động lớn đến thu hút đầu tư FDI ở Trung Quốc đó là chính sách định hướng xuất khẩu (export-oriented policy).

Khi MNCs đầu tư vào Trung Quốc theo 2 hướng: tìm kiếm thị trường nội địa tiềm năng, hoặc đầu tư sản xuất ở Trung Quốc nhưng lại xuất khẩu phần lớn sản phẩm ra thị trường thế giới. Tuy nhiên chính phủ Trung Quốc nhận dạng được lợi thế về nhân công giá rẻ, tài nguyên dồi dào nên đã định hướng thu hút FDI theo con đường tập trung xuất khẩu. Thật vậy, Trung Quốc là địa điểm xó chi phí sản xuất rẻ trên thế giới phục vụ cho sản xuất để xuất khẩu. Mức lương ở TRung Quốc rẻ hơn so với Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan tương ứng 47,8 lần; 29,9 lần; 12,9 lần; 20,6 lần.

Lượng vốn FDI đầu vào ở Trung Quốc đã gia tăng theo số lượng và chiều sâu hướng đến sản xuất nhằm mục đích xuất khẩu. Hiệu ứng domino xuất hiện là điều không thể tránh khỏi khi đồng thời có nhiều FIEs đầu tư vào cùng một lĩnh vực ở cùng những khu vực giống nhau, điều này sẽ tạo nên môi trường cạnh tranh lớn. Tuy nhiên nó lại góp phần vào việc xuất hiện của những ngành công nghiệp hỗ trợ khác nhằm cắt giảm chi phí để có thể cạnh tranh tốt hơn, hoặc hình thành các khu công nghiệp quan trọng, nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh ở Trung Quốc. Theo 1 thống kê cho thấy, 56% đầu tư vào TRung Quốc chủ yếu là bàn đạp để xuất khẩu sang thị trường thế giới bên ngoài.

Các yếu tố góp phần thành công chính sách định hướng xuất khẩu.

Chính sách thuế định hướng xuất khẩu.

Vị trí địa lý thuận lợi.

Nguồn nhân công giá rẻ, tài nguyên thiên nhiên dồi dào.

Đặc biệt chính sách tỷ giá ủng hộ việc đẩy mạnh xuất khẩu. Chính phủ đã giữ đồng CNY ở mức thấp trong suốt giai đoạn từ 1/1994 đến 10/2009, điều này sẽ góp phần vào đẩy mạnh xuất khẩu ở nước này, một chính sách rất hấp dẫn cho các MNCs muốn đầu tư vào TRung Quốc theo hướng xuất khẩu.

Bên cạnh những thuận lợi từ chính sách ưu đãi của chính phủ và môi trường đầu tư, thì khi đầu tư vào Trung Quốc các MNCs vẫn phải gặp những rủi ro sau:

Cơ sở hạ tầng tín dụng chưa phát triển.

Rất nhiều nhà đầu tư phàn nàn về việc chậm trễ trong việc nhận thanh toán hợp đồng. Trung Quốc chưa có hệ thống ngân hàng đủ phát triển để có thể đem lại niềm tin cho các nhà đầu tư.

Các nhà đầu tư nước ngoài cần quan nhiều nhiều đến việc giảm thiểu những rủi ro phát sinh từ những chậm trễ thanh toán này. Việc bỏ ra thời gian và tiền bạc để nhờ bên thứ 3 tìm hiểu xác nhận 1 đối tác đáng tin cậy trong qua trình giao thương là điều hết sức quan trọng và cần thiết.

Và các FIEs nên xem xét kỹ lưỡng các điều khoản hợp đồng khi ký kết giao thương và phải đảm bảo rằng nó sẽ không bị giao động mạnh bởi những thay đổi trong chính sách của chính phủ.

Môi trường pháp luật nghèo nàn.

Hệ thống pháp luật hiện tại chưa đưa ra đầy đủ và rõ ràng những bảo vệ cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt những điều khoản trong luật không nhất quán ở những khu vực khác nhau, rất khó để có thể tuân theo. Chi phí kiện tụng thì rất cao, trong khi đó chế tại thì lại thấp.

Các nhà đầu tư ở từng khu vực nên tìm hiểu rõ ràng những quy định của chính quyền xin đầu tư. Cần có sự tư vấn riêng cho từng nhà đầu tư để hiểu rõ những quy định ngay từ ban đầu.

Thiếu nguồn cung cấp điện.

Nhiều năm trở lại đây, hơn 2/3 bộ phận ở Trung Quốc phải đối mặt với tình trạng thiếu điện xảy ra, đây là một điều tồi tệ đối với 1 đất nước có nền công nghiệp phát triển như Trung Quốc.

Mặc dù chính phủ đã ra sức thu hút nhiều đầu tư vào lĩnh vực này, nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn e ngại về tình hình trên khi mà nó chỉ được chú trọng vào những khu vực duyên hải phía Đông, còn các tỉnh nghèo vẫn phải chịu tình hình trên. Tuy nhiên chính phủ sẽ có xu hướng cải cách chuyển đổi cơ chế từ tự quản lý sang cơ chế thị trường, điều này sẽ làm cho giá điện có xu hướng giảm, phù hợp với xu hướng nhu cầu thị trường.

Tính thị trường bảo thủ.

Điều này sẽ gây khó khăn cho các nhà đầu tư nước ngoài hướng đến thị trường tiềm năng của Trung Quốc. Văn hóa, phong tục, thậm chí là ngôn ngữ ở từng địa phương là hoàn toàn khác nhau. Thêm nữa, tốc độ phát triển kinh tế chung của cả nước cũng hoàn toàn khác với từng vùng từng miền.

Trung Quốc nổi tiếng chính sách bảo vệ hàng hóa của từng địa phương riêng biệt, điều này gây cản trở cho các FIEs muốn tiếp cận mở rộng thị trường trên cả nước. Các FIEs cần tỉm hiểu rõ ràng từng chính sách, từng nhu cầu của từng vùng để thực hiện các chính sách marketing thị trường hiệu quả.

Đặc biệt là sự khác nhau về văn hóa, phong cách điều hành.

Các FIEs cần phải quen dần với những phong tục khác biệt ở Trung Quốc. Và giải pháp hay nhất đó là thuê những người sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc nhưng có kinh nghiệm học tập và làm việc ở môi trường tiên tiến ở nước ngoài.

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG DÒNG VỐN FDI TRÊN THẾ GIỚI NÓI CHUNG, Ở TRUNG QUỐC NÓI RIÊNGX (Trang 70 -73 )

×