4. 2.Vài nét sơ lược về VN.
4.3.2. Từ phía nước sở tại (Việt Nam).
4.3.2.1. Lợi ích.
Một trong những lý do hàng đầu khi các nhà đầu tư chọn Việt Nam làm điểm đến đó là môi trường chính trị ổn định. Lý do này thuyết phục các nhà đầu tư sẽ yên tâm kinh doanh trong suốt quá trình đầu tư, không phải bận tâm về các nguy cơ bất ổn chính trị - 1 vấn đề hầu như “bất lực” khi gặp phải. “Môi trường đầu tư hấp dẫn của Việt Nam, đặc biệt là giá nhân công và tình hình chính trị ổn định, đang thuyết phục các công ty nước ngoài chọn nơi đây làm cơ sở đầu tư cho cả khu vực”, tờ Financial Times (Anh) ra ngày 26/7 viết. Xếp hạng rủi ro kinh tế, chính trị: VN xếp thứ 7/12 nền kinh tế châu Á : “Theo báo cáo so sánh độ rủi ro các quốc gia (CCRR) vừa được Tổ chức Tư vấn rủi ro kinh tế và chính trị (PERC) công bố, VN là một trong những nước châu Á có độ rủi ro về kinh tế, chính trị và xã hội ở mức thấp”.
Đây là kết quả khảo sát do PERC thực hiện trên gần 1.500 doanh nghiệp tại 12 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á, cùng với Mỹ và Úc.
Trong bối cảnh nền giáo dục nước ta ngày càng được quan tâm và coi trọng thì chất lượng nguồn lao động đang ngày càng được nâng cao là điều tất yếu. Với đội ngũ nhân công lành nghề và chuyên nghiệp ngày càng tăng cao, các MNC sẽ có nhiều lý do hơn để đẩu tư vào Việt Nam. Không những tiết kiệm được phần nào chi phí đào tạo mà còn giúp các dự án đầu tư khởi động nhanh chóng hơn và có hiệu quả hơn. Nick Jacobs, phát ngôn viên khu vực của Intel, cho biết hãng sản xuất chip đang có kế hoạch khai trương một cơ sở thử nghiệm trị giá 1 tỉ USD ở TP Hồ Chí Minh trong năm nay và sẽ tuyển dụng 4.000 lao động. Intel chọn Việt Nam bởi vị trí địa lý gần với người tiêu dùng, có nguồn điện nước ổn định và nhiều lao động lành nghề. “Việt Nam là đất nước trọng giáo dục và điều đó khiến chúng tôi tin tưởng sẽ tiếp tục thu hút được nhân tài cần thiết cho quá trình phát triển dài lâu” – ông Jacobs nói. Theo 1 bài báo trên trang tin kinh tế Bloomberg – kênh thông tin tài chính kinh tế số 1 toàn cầu - hồi tháng 4/2010, khi Tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries Aerospace (MHI) của Nhật Bản lên kế hoạch xây dựng một nhà máy lắp đặt cánh phụ máy bay cho Hãng Boeing, họ đã khảo sát nhiều nước ở Đông Nam Á trước khi đặt bút chấm một địa điểm sẽ nhanh chóng trở thành điểm đến hàng đầu của khu vực - Việt Nam. Chủ tịch Boeing ở Đông Nam Á Ralph Boyce nói: “Chúng tôi muốn tiến sâu hơn vào Việt Nam bởi họ có năng lực và nguồn nhân công”.
Ngoài ra, Việt Nam đang rất khuyến khích các nguồn vốn đầu tư nước ngoài trong nhiều lĩnh vực. Do đó, các MNC khi đầu tư FDI vào VN sẽ được hỗ trợ bởi rất nhiều các chính sách ưu đãi và sự hỗ trợ, tạo điều kiện tương đối lớn từ nhà nước VN, các MNC sẽ thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. Đặc biệt là VN khi gia nhập WTO đã ký kết nhiều hiệp ước song phương cũng như đa phương về đầu tư, thoả thuận tạo môi trường thông thoáng trong quan hệ thương mại với các nước, đó sẽ là một đảm bảo chắc chắn hơn cho cac MNC khi
đầu tư vào VN. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 12 trong xếp hạng chung Chỉ số niềm tin FDI, xếp ở vị trí thứ 93 về mức độ thông thoáng của môi trường kinh doanh, và nằm trong nhóm 11 nước ( N-11) có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong năm 2010, Việt Nam đang tạo ra nhiều cơ hội và là địa chỉ đầu tư tốt cho các nhà đầu tư thế giới. Theo một chuyên viên tư vấn thuế của Công ty TNHH Ernst & Young, một trong những lợi thế thu hút ĐTNN của Việt Nam được các nhà đầu tư đánh giá cao là thuế suất thuế TNDN hấp dẫn. Mức thuế suất thuế TNDN đối với các DN đầu tư nước ngoài (ĐTNN) tại Việt Nam hiện nay là 28%, thấp hơn nhiều nước khác như Trung Quốc (33%), Indonesia (30%), Philippines (32%)... Việt Nam đã ký các hiệp định song phương và đa phương về đầu tư nước ngoài như: Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên quan đến thương mại (TRIMS), hiệp định đầu tư Việt Nam - Nhật Bản, hiệp định khung về khu vực đầu tư ASEAN, hiệp định giữa Việt Nam và Bulgaria về khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định khung về quan hệ Việt Nam - Uỷ ban Châu Âu (EC), hiệp định về chương trình ưu đãi thuế quan (CEPT), Hiệp định chung về thương mại và dịch vụ (GAT), hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ….. Các hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư được dựa trên các nguyên tắc:
• Tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích đầu tư của bên ký kết bằng việc chấp nhận đầu tư đó trên nguyên tắc công bằng, thoả đáng, không gây phương hại bằng biện pháp bất hợp lý và phân biệt đối xử.
• Không trưng thu, trưng dụng tài sản của nhà đầu tư bằng các biện pháp hành chính, trừ trường hợp vì mục đích công cộng thì tuân thủ phương châm không phân biệt đối xẻ và bồi thường nhanh chóng, đầy đủ theo đúng giá thị trường, phù hợp với thủ tục luật định.
• Đảm bảo quyền chuyển vốn, lợi nhuận và các khoản thu nhập hợp pháp khác của nhà đầu tư về nước theo nguyên tắc “không chậm trễ và bằng đồng tiền tự do chuyển đổi”.
• Công nhận quyền của nhà đầu tư trong việc đưa vụ tranh chấp với cơ quan nhà nước ra toà hành chính, trọng tài hoặc bất kỳ cơ chế giải quyết tranh chấp nào do nhà đầu tư lựa chọn.
Hệ thống cơ sở hạ tầng nước ta cũng đã được nâng cấp và sửa sang nhiều, hệ thống thông tin liện lạc, giao thông vận tải cũng khá phát triển, tạo điều kiện cho việc đầu tư và kinh doanh, phân phối sản phẩm… Báo cáo về Khả năng Cạnh tranh Toàn cầu 2010-2011 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) công bố ngày 9/9 cho biết, Việt Nam đã vượt 16 bậc trong bảng xếp hạng về chỉ số cạnh tranh toàn cầu.Việt Nam đứng vị trí 59 trong số 131 nền kinh tế thế giới, xếp hạng của Việt Nam năm ngoái là thứ 75 trong số 133 quốc gia. Theo các chuyên gia của WEF, đây tín hiệu tốt lành cho nền kinh tế Việt Nam bởi báo cáo dựa trên bốn yếu tố cơ bản hàng đầu được coi có ảnh hưởng tới chỉ số cạnh tranh của quốc gia gồm lạm phát, cơ sở hạ tầng, lao động có trình độ và mức độ tham nhũng. Xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nền kinh tế thế giới dựa trên số liệu kinh tế được chính các nước tham gia khảo sát công bố và kết quả khảo sát ý kiến các doanh nhân và chuyên gia kinh tế. Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu sản xuất sản phẩm cũng là 1 trong những vấn đề đáng lưu ý. Trong khi các MNC có thể có những ưu thế về tài chính hoặc công nghệ thì tài nguyên lại là 1 vấn đề mang tính quốc gia. Đầu tư FDI sang các nước có nguồn tài nguyên phong phú sẽ giúp MNCs tiếp cận với nguồn nguyên liệu dồi dào và ổn định, và đôi khi lại là với mức giá rẻ hơn. Việt Nam cũng được đánh giá là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên khá phong phú, 1 số tài nguyên còn có trữ lượng rất lớn, có sức hấp dẫn cao đối với các nhà đầu tư nước ngoài. VN nằm giữa 2 vành đai tạo khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, có nhiều loại kháng sản quý như thiếc, kẽm, bạc, vàng, than đá… ở thềm lục địa thì có nhiều dầu mỏ, khí đốt. Một số loại khoáng sản có quy mô lớn như than (chủ yếu ở Quảng Ninh), Boxit, Thiếc (ở Tĩnh Túc – Cao Bằng), Apatit, đồng, dầu mỏ… gần đây đang tạo ra sự quan tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Một lợi ích khác khi đầu tư vào Việt Nam đó là mở rộng thị trường, tiếp cận khách hàng mục tiêu, gia tăng doanh số. Mức tiêu dùng của người dân VN – 1 đất nước với dân số trên 85 triệu người, được đánh giá là đang ngày càng gia tăng và tương đối khả quan cho các nhà sản xuất cũng nhưc ung cấp dịch vụ. Tính đến tháng 8/2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 26,1% so với cùng kỳ năm trước. Ông Alain Cany - Chủ tịch Eurocham (Hiệp hội doanh nghiệp châu Âu tại VN) nhận định: “Điểm hấp dẫn đầu tư, kinh doanh của Việt Nam là Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, có thị trường lớn, dân số đông và tốc độ phát triển kinh tế rất nhanh”.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá thực tế qua 1 số năm gần đây (Nguồn: Tổng cục thống kê).
4.3.2.2. Rủi ro.
Vấn đề nổi cộm được đặt ra là các thủ tục hành chính. Đa số các nhà đầu tư khi đầu tư ra nước ngoài đều rất e sợ vấn đề này. Thủ tục hành chính rườm rà, gây phiền hà và kéo dài thời gian sẽ gây ra những tổn thất to lớn cho các MNC. Trong những thập kỷ vừa qua, Nhà nước đã đạt được những kết quả đáng kể trong việc xây dựng hệ thống pháp luật. Tuy vậy, hệ thống luật pháp của Việt Nam vẫn còn tồn tại một số nhược điểm sau:
• Tính minh bạch, nhất quán và ổn định của của luật pháp là nhược điểm lớn nhất, đồng thời cũng là đòi hỏi của nhà đầu tư nước ngoài. Chính sự thiều minh bạch của luật pháp đã tạo ra những kẽ hở cho tệ nạn nhũng nhiễu, lộng quyền và gây phiền hà với các nhà đầu tư. Tình trạng không nhất quán và không ổn định của luật pháp kéo theo những thay đổi khó lường trước đối với doanh nghiệp và làm cho một số nhà đầu tư không thể thực hiện được những dự tính ban đầu của mình.
• Các văn bản quy phạm pháp luật thiếu tính nhất quán về nội dung và thời hiệu thi hành. Nhiều nội dung còn dừng lại ở mức chung chung chưa có thông tư hướng dẫn cụ thể. Sự mâu thuẫn và chồng chéo giữa các luật với nhau, giữa luật và pháp lệnh, nghị định, thông tư đã làm cho các đối tượng thi hành luật gặp nhiều khó khăn, đồng thời cũng chính là kẽ hở để các tổ chức và cá nhân lách luật trong các hoạt động không hợp pháp.
• Tình trạng phép vua thua lệ làng là khá phổ biến trong việc một số cơ quan trung ương và chính quỳên địa phương tự ý ban hành các văn bản trái với luật hoặc không thi hành luật.
- Sự cạnh tranh từ các doanh nghiệp ở nước tiếp nhận đầu tư vốn đã rất am hiểu thị trường trong nước cũng như sự cạnh tranh từ số đông các nhà đầu tư nước ngoài khác ( đặc biệt như SWF) cũng gây ra không ít khó khăn cho các MNC khi đầu tư vào nước ngoài.
4.4. Thực trạng dòng vốn FDI tại VN những năm vừa qua .