4. 2.Vài nét sơ lược về VN.
4.4.2. Thực trạng đăng ký vốn và giải ngân.
Tình hình tăng vốn đầu tư (1988-2007):
Cùng với việc thu hút các dự án đầu tư mới, nhiều dự án sau khi hoạt động có hiệu quả đã mở rộng quy mô sản xuất-kinh doanh, tăng thêm vốn đầu tư, nhất là từ năm 2001 trở lại đây. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong 3 tháng đầu năm 2010, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 2,13 tỷ USD, bằng 29% so với cùng kỳ năm trước.
Thời kỳ 1988-1990 việc tăng vốn đầu tư hầu như chưa có do số lượng doanh nghiệp ĐTNN còn ít. Từ số vốn đầu tư tăng thêm đạt 2,13 tỷ USD trong 5 năm 1991-1995 thì ở giai đoạn 1996-2000 đã tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước (4,17 tỷ USD). Giai đoạn 2001-2005 vốn đầu tư tăng thêm đạt 7,08 tỷ USD (vượt 18% so dự kiến là 6 tỷ USD) tăng 69% so với 5 năm trước. Trong đó, lượng vốn đầu tư tăng thêm vượt con số 1 tỷ USD bắt đầu từ năm 2002 và từ năm 2004 đến 2007 vốn tăng thêm mỗi năm đạt trên 2 tỷ USD, mỗi năm trung bình tăng 35%. Vốn tăng thêm chủ yếu tập trung vào các dự án thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp và xây dựng, đạt khoảng 40,6% trong giai đoạn 1991-1995 ; 65,7% trong giai đoạn 1996-2000, khoảng 77,3% trong thời kỳ 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 80,17% và 79,1% tổng vốn tăng thêm.
Do vốn đầu tư chủ yếu từ các nhà đầu tư châu Á (59%) nên trong số vốn tăng thêm, vốn mở rộng của các nhà đầu tư châu Á cũng chiếm tỷ trọng cao nhất 66,8% trong giai đoạn 1991-1995, đạt 67% trong giai đoạn 1996-2000, đạt 70,3% trong thời kỳ 2001-2005.
Việc tăng vốn đầu tư mở rộng sản xuất thực hiện chủ yếu tại các vùng kinh tế trọng điểm nơi tập trung nhiều dự án có vốn ĐTNN: Vùng trọng điểm phía Nam chiếm
55,5% trong giai đoạn 1991-1995 ; đạt 68,1% trong thời kỳ 1996-2000 và 71,5% trong giai đoạn 2001-2005. Trong 2 năm 2006 và 2007 tỷ lệ tương ứng là 71% và 65%. Vùng trọng điểm phía Bắc có tỷ lệ tương ứng là 36,7%; 20,4% ; 21,1% ; 24% và 20%.
Qua khảo sát của Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản -JETRO tại Việt Nam có trên 70% doanh nghiệp ĐTNN được điều tra có kế hoạch tăng vốn, mở rộng sản xuất tại Việt Nam. Điều này chứng tỏ sự tin tưởng và an tâm của nhà ĐTNN vào môi trường đầu tư-kinh doanh tại Việt Nam.
b) Quy mô dự án.
Qua các thời kỳ, quy mô dự án ĐTNN có sự biến động thể hiện khả năng tài chính cũng như sự quan tâm của các nhà ĐTNN đối với môi trường đầu tư Việt Nam. Quy mô vốn đầu tư bình quân của một dự án ĐTNN tăng dần qua các giai đoạn, tuy có “trầm lắng” trong vài năm sau khủng hoảng tài chính khu vực 1997. Thời kỳ 1988-1990 quy mô vốn đầu tư đăng ký bình quân đạt 7,5 triệu USD/dự án/năm. Từ mức quy mô vốn đăng ký bình quân của một dự án đạt 11,6 triệu USD trong giai đoạn 1991-1995 đã tăng lên 12,3 triệu USD/dự án trong 5 năm 1996-2000. Điều này thể hiện số lượng các dự án quy mô lớn được cấp phép trong giai đoạn 1996- 2000 nhiều hơn trong 5 năm trước. Tuy nhiên, quy mô vốn đăng ký trên giảm xuống 3,4 triệu USD/dự án trong thời kỳ 2001-2005. Điều này cho thấy đa phần các dự án cấp mới trong giai đoạn 2001-2005 thuộc dự án có quy mô vừa và nhỏ. Trong 2 năm 2006 và 2007, quy mô vốn đầu tư trung bình của một dự án đều ở mức 14,4 triệu USD, cho thấy số dự án có quy mô lớn đã tăng lên so với thời kỳ trước, thể hiện qua sự quan tâm của một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vào một số dự án lớn (Intel, Panasonic, Honhai, Compal, Piaggio....). Quy mô dòng vốn tiếp tục tăng mạnh năm 2008 ( 71.726 triệu USD) theo đà tăng của năm 2007 ( 21.347
triệu USD) và có xu hướng giảm vào năm 2009 do tình hình kinh tế ảm đạm chung sau khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng mức giảm này không đáng kể và vẫn xấp xỉ với năm 2007 ( 21480 triệu USD).
c) Tỷ lệ vốn FDI giải ngân so với mức vốn đăng ký. Năm Vốn đăng ký mới và
tăng thêm(Triệu USD) Vốn thực hiện (Triệu USD) Tỷ lệ phần trăm 88 – 90 1.582 399 25.22% 1991 1.388 221 15.92% 1992 2.271 398 17.53% 1993 2.652 1.106 41.7% 1994 4.071 1.952 47.95% 1995 6.616 2.652 40.08% 1996 8.640 3.250 37.62% 1997 4.524 2.950 65.21% 1998 3.897 2.364 60.66% 1999 4.667 2.197 47.08% 2000 2.016 1.519 75.35% 2001 3.036 2.300 75.76% 2002 2.790 2.345 84.05% 2003 3.100 2.500 80.65% 2004 4.200 2.850 67.86% 2005 6.100 3.500 57.38%
2006 12.004 4.100,1 34%
2007 21.347,8 8.030 38%
2008 71.726 11.500 16.03%
2009 21.480 10.000 46.55%
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động tăng mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991-1995 vốn thực hiện mới đạt 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới
( bao gồm phần vốn góp của Bên Việt Nam trên 1 tỷ USD - chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất và vốn nước ngoài đưa vào khoảng 6,1 tỷ USD) thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế khu vực, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam là 1,4 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12 tỷ USD) và tăng 90% so với 5 năm trước. Trong 5 năm 2001- 2005 vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 64,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và vượt 30% dự báo ban đầu (11 tỷ USD) nêu tại Nghị quyết 09/2001/NQ-CP, trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt trên 1,1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 12,6 tỷ USD. Riêng hai năm 2006 và 2007 tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD (trong đó, vốn góp của Bên Việt Nam đạt gần 1 tỷ USD và vốn từ nước ngoài đạt 7,7 tỷ USD), tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006. Năm 2008 tốc độ giải ngân còn chậm nhưng sang 2009 tình hình đã khả quan hơn.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy tổng số vốn đăng ký tăng mạnh qua các năm.Tuy nhiên mức độ giải ngân nguồn vốn này còn rất thấp so với vốn đăng ký. Cụ thể tỷ lệ giải ngân năm 2006 chỉ đạt 34%, đến năm 2008 chỉ còn 16%. Việc giải ngân vốn FDI còn thấp có thể kể đến những nguyên nhân sau:
• Môi trường kinh tế vĩ mô Việt Nam đang có nhiều vấn đề như lạm phát cao, hơn nữa họ nhìn thấy Việt Nam chưa khắc phục được những hạn chế cố hữu về thể chế, luật lệ, tính dự báo của luật lệ...
• Sự yếu kém về quy hoạch, hạ tầng, đường đi thì thiếu, điện yếu, thiếu nhân lực chất lượng cao và sự chậm chễ trong sự giải quyết công việc... Điển hình như khu vực Cái Mép - Thị Vải có ba cảng đang thi công, nhưng không có đường vào. Đường vào không có thì dự án không thể thực hiện việc thi công điện, nước và những công trình thành phần khác…
• Công tác quy hoạch lại có những bất hợp lý, nhất là quy hoạch ngành còn nặng về bảo hộ sản xuất trong nước… Chỉ đến khi nào khắc phục được những hạn chế này thì lượng FDI giải ngân mới tốt hơn được.
4.5. So sánh với Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho việc thu hút FDI của Việt Nam.