0
Tải bản đầy đủ (.docx) (137 trang)

Sự thay đổi về hình thức đầu tư và các dự án mới.

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG DÒNG VỐN FDI TRÊN THẾ GIỚI NÓI CHUNG, Ở TRUNG QUỐC NÓI RIÊNGX (Trang 26 -30 )

Nguồn vốn FDI được hình thành từ 3 nguồn chủ yếu: Nguồn vốn cổ phần ,lợi nhuận tái đầu tư và các nguồn vốn khác.Một phân tích về các thành phần của nguồn vốn FDI thông qua 35 nước được lựa chọn cho thấy từ Q2-Q4 năm 2009 dòng vốn FDI ở một mức rất thấp tuy nhiên ở hai quí cuối cùng cho thấy có một sự gia tăng ở thành phần lợi nhuận tái đầu tư, còn nguồn vốn cổ phần,một thành phần liên quan trực tiếp nhất tới những hoạt động đầu tư thật sự thì vẫn duy trì ở trạng thái thấp từ đầu năm 2009.

Nếu vào những năm 2007- 2008 xu hướng đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp :mua lại và sát nhập ( Mua lại và sáp nhập (M&A) là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư) hoạt động hết sức sôi nổi thì đến năm 2009 đầu tư theo hướng này giảm 66% so với cùng kỳ năm 2008. Hình thức M&A diễn ra phổ biến trong các TNCs lớn ở các ngành công nghiệp ôtô, dược phẩm, viễn thông và tài chính. Theo Báo cáo mới nhất của OECD (8/12/2009), hoạt động mua bán và sáp nhập quốc tế giảm 56% năm 2009 so với năm 2008. Đây là mức giảm được coi là mạnh nhất kể từ năm 1995. Nguyên nhân của sự suy giảm mạnh hoạt động M&A là vì các công ty xuyên quốc gia TNCs không muốn mạo hiểm đầu tư ra bên ngoài trong giai đoạn này, thay vào đó, họ tập trung nguồn vốn để cải tổ hoạt động các công ty và doanh nghiệp trong nước.

Việc đầu tư vào các dự án mới nhất là dự án môi trường xanh (Greenfield projects) cũng cho thấy sự sụt giảm đáng kể từ quí 2 2008,giảm khoảng 23 %, tuy là có tăng nhẹ ở cuối quí 4 2009. Lí do của sự sụt giảm này chính là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã ngày càng tác động mạnh đến kế hoạch đầu tư của các công ty xuyên quốc gia TNCs (Transnational Corporations). Lợi nhuận suy giảm do khối lượng

buôn bán giảm sút đã làm hạn chế xu hướng đầu tư. Đây chính là tác động của "khủng hoảng kinh tế" (economic crisis). Mặt khác, chi phí kinh tế tăng và khả năng tiếp cận tín dụng giảm làm cho các công ty khó có khả năng tiếp cận được với nguồn tài chính bên ngoài để đầu tư cho các dự án mới. Và cũng chính từ những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nhiều công ty do dự trong việc chọn lựa xu hướng đầu tư và thường thiên về chọn lựa các chiến lược đầu tư ít rủi ro, có số lượng vốn đầu tư không nhiều.

Tuy nhiên cho đến quí đầu năm 2010 tình hình FDI cũng cho thấy những dấu hiệu lạc quan khi các TNCs bắt đầu trở lại với những chương trình đầu tư quốc tế đầy tham vọng.Số đầu tư vào những dự án môi trường xanh đã được tăng lên từ cuối quí 4- 2009,đầu quí 1-2010.hình thức đầu tư M&A cũng có sự gia tăng tuy không mạnh như thời kì trước khủng hoảng, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực bưu chính viễn thông, dược phẩm và thực phẩm.

Với những dấu hiệu đó cộng thêm” chính sách hai lưỡi” đối với FDI của một số quốc gia, một mặt tạo điều kiện thuận lợi, mặt khác đặt ra những yêu cầu những giới hạn mới đối với hoạt động FDI cho nên cũng còn quá sớm để có thể kết luận rằng hoạt động FDI sẽ bật dậy mạnh mẽ trong thời gian sắp tới.

Chương 2. TÌNH HÌNH THU HÚT FDI Ở CHÂU Á – THỰC TRẠNG, NHỮNG RỦI RO VÀ LỢI ÍCH CHẤU Á GẶP

Một phần của tài liệu XU HƯỚNG DÒNG VỐN FDI TRÊN THẾ GIỚI NÓI CHUNG, Ở TRUNG QUỐC NÓI RIÊNGX (Trang 26 -30 )

×